T óm tắt chương 2
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
Hoạt động tài trợ XNK chỉ phát triển được trong điều kiện hoạt động XNK của đất nước được đẩy mạnh, số lượng các doanh nghiệp tham gia XNK ngày càng gia tăng với mặt hàng ngày càng đa dạng.
- Trong thời gian tới, Chính phủ cần nghiên cứu ban hành thêm Luật giám sát an toàn hoạt động NH, Luật bảo hiểm TD và các luật, quy định khác nhằm khuyến
khích và mở rộng hoạt động XNK nói chung và hoạt động tài trợ XNK của các
NHTM do đây là một hoạt động TD mang tính đặc thù. Đặc biệt, Chính phủ cần
sớm nghiên cứu và ban hành Luật bảo hiểm TD xuất khẩu, đây là một trong những
hình thức hỗ trợ xuất khẩu đã được áp dụng và phát triển mạnh ở Châu Âu từ những thập kỷ 70, các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Ân Độ
cũng đã áp dụng rất thành công. Chính sách này đã mang lại nhiều hiệu quả
và rất
phù hợp với điều kiện hội nhập nền kinh tế của nước ta hiện nay.
- Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM và cả NH nước ngoài tại Việt Nam cũng là tạo điều kiện cho các NH Việt Nam nâng cao
động lực
hoạt động và có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, phát triển lành mạnh. Tạo điều kiện
cho các NHTM Việt Nam mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường
quốc tế,
mở chi nhánh ở nước ngoài, liên doanh liên kết với các NH nước ngoài để thực
suất phạt quá hạn mà không trả nợ, điều này sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần sửa đổi điều khoản liên quan đến vấn đề này cho phù hợp với thực tế hoạt động của các NHTM, thậm chí có thể xem xét bỏ quy định về lãi suất phạt quá hạn.
- Quy định về mức phí tối đa (đối với phí mở L/C và kiểm tra L/C trả chậm, phí
thanh toán L/C trả chậm) trong Điều 15 Quy chế mở thư TD trả chậm là chưa xác
thực và mâu thuẫn với Điều 16 trong Quy chế bảo lãnh NH (Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN) quy định mức phí bảo lãnh. Thực tế, phí bảo lãnh phải
do các
NHTM xây dựng trên cơ sở nghiệp vụ, hao phí về tài lực vật lực của mình,
mức độ
rủi ro phương án, đồng thời trong điều kiện cạnh tranh về dịch vụ hiện nay
thì các
NHTM đều phải chủ động điều chỉnh về quy định mức phí dịch vụ mà NH cung
cấp. Vì vậy, NHNN nên để cho các NHTM chủ động và linh hoạt quy định
mức phí
dịch vụ.
- Hoạt động bao thanh toán được xem là mới đối với các NHTM và các doanh nghiệp nhưng lại được xem là tâm điểm phát triển trong hoạt động tài trợ
XNK của
các NHTM. Trong Điều 7 của quy định này, NHNN chỉ cho phép các TCTD
có tỷ
lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối tháng của 3 tháng gần
Bên cạnh đó, NHNN hỗ trợ và giúp đỡ các NHTM trong việc mở rộng quan hệ với các NH và tổ chức tài chính nước ngoài (quan hệ đại lý, tài trợ TD...) để tạo điều kiện phát triển các hoạt động tài trợ XNK và thanh toán quốc tế cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong nước.
Ngoài ra, các quy định về ngoại hối, cơ chế điều hành tỷ giá, chính sách tiền tệ,
....cũng tác động rất lớn đến hoạt động XNK của các doanh nghiệp và hoạt động tài trợ XNK của các NHTM. Bởi vậy, khi hoạch định các chính sách này, NHNN cần lưu tâm đến sự phát triển của hoạt động tài trợ XNK của các TCTD và đồng thời khi
ban hành các chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái.... cần ổn định trong một thời gian phù hợp, tránh sự thay đổi liên tục và đột biến.
3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, Ban ngành liên quan
- Hoàn thiện môi trường pháp lý ổn định đồng bộ và nhất quán. Trách nhiệm về
hành chính và kinh tế cần được quy định rõ ràng đối với các cơ quan, cá nhân ban hành văn bản, ra quyết định như quyết định thành lập doanh nghiệp, cấy giấy phép kinh doanh, thẩm định phê duyệt các dự án đầu tư ký xét duyệt các hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn, cấp vốn... Từng bước đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật vào thực tiễn sản xuất xã hội bằng việc triển khai nghiệm minh và đồng bộ giữa các cơ quan hành pháp, bắt đầu từ công an, hải quan, biên phòng, thuế vụ. Triệt để ngăn chặn các hoạt động buôn lậu trốn thuế, làm hàng giả gây hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến TD NH.
Theo điều 12 NĐ 178 về việc giữ tài sản và giấy tờ của tài sản cầm cố thế chấp
có quy định "Nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu... tổ chức TD phải giữ bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản". Thực tế hiện nay, các tổ chức TD chưa nắm
Để đảm bảo TD tài trợ XNK của NHTM có hiệu quả, trước hết chính sách XNK cần được hoàn thiện đồng bộ với chiến lược phát triển và kế hoạch của nền kinh tế quốc dân. Rà soát lại khả năng của các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh XNK và cho phép các doanh nghiệp có hàng XNK ổn định được phép XNK trực tiếp. Bộ thương mại cần quy định trách nhiệm cho các cơ quan cấp giấy phép đối với chất lượng và giá cả hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là thiết bị công nghệ.
- Đưa ra các hình thức bảo hiểm XNK hợp lý. Có thể nói, một số hàng xuất khẩu của ta hiện nay chịu thua thiệt nhiều do thiếu vốn và cơ chế chính sách, đặc biệt là mặt hàng nông sản: gạo, cà phê, hạt điều... Những dự án nhập khẩu thiết bị đòi hỏi phải được đầu tư đồng bộ tránh tình trạng như nhiều dự án do Chi nhánh cho
vay đều chậm tiến độ thi công, các nguồn đầu vào (nguyên liệu, nhân lực, cán bộ chuyên gia lành nghề) chưa được quy hoạch hợp lý trong khi hạn vay của các khoản
TD trong nước đã hết hạn, gây khó khăn cho NH.
Nhằm bảo hiểm và khuyến khích hoá XNK Việt Nam, nhất là đối với hàng nông sản, cần nhanh chóng thành lập tổ chức bảo hiểm xuất khẩu với các thành viên
chủ yếu từ Chính phủ, các NH, Bộ Thương mại và các bộ ngành liên quan thực hiện hai chức năng cơ bản sau:
(i) Tư vấn và thông tin tiếp thị cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK (ii)Cấp TD người mua và bảo hiểm hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam
3.3.4. Kiến nghị với các doanh nghiệp XNK
Ở nước ta hiện nay, để nâng cao hiệu quả TD NH cho hoạt động XNK thì bên cạnh những kiến nghị đưa ra đối với cơ quan quản lý vĩ mô, NHNT Việt Nam thì nhất thiết phải đưa ra những kiến nghị đối với những doanh nghiệp XNK - một tác nhân quan trọng trong mối quan hệ TD đối với các NHTM.
Do trình độ còn non kém trong lĩnh vực ngoại thương của các cán bộ tại doanh nghiệp XNK nên đã tạo những bất lợi cho chính doanh nghiệp và NH. Để khắc
+ Các nhà kinh doanh XNK phải có trình độ về ngoại thương và thanh toán quốc tế.
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cao, trình độ ngoại
ngữ tốt để có thể tiếp cận với những phương tiện TD quốc tế hiện đại.
+ Cử cán bộ di dự các lớp nâng cao trình độ nghiệp vụ do các trường đại học hoặc tổ chức trong và ngoài nước đào tạo. Mời chuyên gia về giảng dạy, tư vấn trong lĩnh vực ngoại thương.
+ Cần có chế độ thưởng phạt và kích thích tinh thần làm việc của các thành viên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XNK cần đẩy mạnh hoạt động Marketing XNK
để hạn chế rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán với NH. Những diễn biến trên thị
trường thế giới phức tạp khó có thể lường trước, hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật của
các doanh nghiệp chưa đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Do vậy, có được một chiến lược marketing hiệu quả, hợp lý là cần thiết. Trên cơ sở nắm bắt thông
tín, doanh nghiệp sẽ có phương thức, chiến lược thâm nhập vào thị trường XNK, sẽ có
những quyết định về sản phẩm, giá cả đúng đắn góp phần mở rộng và đẩy mạnh hoạt
động kinh doanh XNK của mình.
Hoạt động TD của NH cho doanh nghiệp XNK sẽ có hiệu quả cao nếu các
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Eximbank trong thời gian tới, chương 3 của Luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động TD tài trợ XNK tại các Chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội. Các giải pháp hướng vào các vấn đề về : Xây dựng chính sách TD phù hợp; Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động tài trợ XNK hợp lý; Nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm tài trợ XNK; Hoàn thiện công tác quản lý rủi ro; Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo; Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế và chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật.
Đây là những giải pháp tổng hợp cần thiết phải thực hiện đồng bộ nhằm giải quyết triệt để những hạn chế trong hoạt động TD XNK tại Vietnam Eximbank và trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra những kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và NHNN xuất phát từ những vướng mắc của các NHTM và rào cản đối với hoạt động tài trợ XNK tại các NHTM với mong muốn góp phần xây dựng ngành Tài chính - NH vững mạnh, đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập hiện nay.
Để các giải pháp được thực thi hiệu quả, chương 3 đã đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và NHNN, các ban ngành có liên quan và các doanh nghiệp XNK.
KẾT LUẬN
Những năm qua, trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa và đặc biệt là nhu cầu vốn ngày càng tăng của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu, các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước đi tích cực trong việc mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Ngân hàng quốc tế nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó.
Nắm bắt được xu hướng và cơ hội kinh doanh, Vietnam Eximbank đã có nhiều biện pháp để ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động TD tài trợ XNK của mình. Trong thời gian qua, với chiến lược kinh doanh đúng đắn cùng những nỗ lực của toàn hệ thống, hoạt động TD tài trợ XNK của Vietnam Eximbank đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hoạt động này tại Vietnam Eximbank nói chung và trên địa bàn Hà Nội nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế. Nếu không có những thay đổi thì sẽ kìm hãm hoạt động tài trợ XNK của NH. Để đạt được mục tiêu của Vietnam Eximbank là phấn đấu trở thành một Tập đoàn Tài chính - NH vững mạnh vươn ra tầm quốc tế, một nhiệm vụ quan trọng là đẩy mạnh hoạt động tài trợ XNK. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để thúc đẩy hoạt động này trên cả hệ thống Eximbank và trên địa bàn Hà Nội.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung được đề cập giải quyết trong Luận văn là:
1. Phân tích cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tín dụng XNK.
2. Đánh giá tổng hợp về thực trạng tổ chức hoạt động TD tài trợ XNK tại Vietnam Eximbank trên địa bàn Hà Nội thời gian qua, từ đó đưa ra những tồn tại
và nguyên nhân chính gây ra những hạn chế trong hoạt động TD tài trợ XNK. 3. Đề xuất một số giải pháp đối với Vietnam Eximbank nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TD tài trợ XNK trên địa bàn Hà Nội, một số kiến nghị95
với Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu để phát triển hoạt động TD tài trợ XNK.
Trên cơ sở tìm ra những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành tựu và hạn chế trong vấn đề chất lượng TD tài trợ XNK ta có thể tin tưởng rằng Eximbank nói chung và các Chi nhánh Eximbank trên địa bàn Hà Nội nói riêng sẽ luôn đi đúng hướng với phương châm của mình, khắc phục được những khó khăn và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu và sự phát triển kinh tế của đất nước.
Bản luận văn được trình bày ở trên là quá trình nghiên cứu nghiêm túc và công
phu của tác giả, từ những tài liệu lý luận cơ sở, những thông lệ quốc tế đến thực tiễn
xử lý nghiệp vụ TD hàng ngày tại Vietnam Eximbank - Chi nhánh Long Biên.
Do trình độ của tác giả và thời gian hoàn thiện hạn chế nên Bản luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả hy vọng rằng những đề xuất được nêu trong Luận văn sẽ góp phần đẩy mạnh và phát triển hoạt động TD tài trợ XNK của Vietnam Eximbank trên địa bàn Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Federic S.Mishkin (1995), tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính —
1. Học viện tài chính (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính
2005.
2. Hồ Xuân Phương, Phan Duy Minh (2002), Giáo trình tài chính quốc tế, Nhà xuất bản
tài chính.
3. Lê Văn Tư - Lê Tùng Vân (2005), Tín dụng xuất nhập khẩu - thanh toán quốc tế và kinh
doanh ngoại tệ, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phan Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Thu Thảo (2002): “Quản trị và nghiệp vụ” NXB Thống
Kê, Hà Nội)
5. NHNNVN Luật NHNN VN và Luật các TCTD. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội) 6. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo thường niên các năm 2007,
2008, 2009
7. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, Báo cáo tình hình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, số dư bảo lãnh, thanh toán quốc
tế và
kinh doanh ngoại tệ các năm 2007, 2008, 2009.
8. Báo cáo chi tiết tình hình cho vay tài trợ XNK của Ngân hàng ngoại thương - Chi nhánh
Chương Dương và Ngân hàng đầu tư Chi nhánh Bắc Hà Nội năm 2009.
9. Nguyễn Thị Mùi(1999), Quản lý và kinh doanh tiền tệ, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.