Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0878 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như Bộ Tài chính, các cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư... trong việc thu thập và xử lý thông tin về các doanh nghiệp cũng như các chính sách, cơ chế cho vay trong các lĩnh vực có liên quan; đồng thời, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần về doanh nghiệp như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với những DN có các khoản nợ xấu phát sinh. Những thông tin này cần được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Ngân hàng nhà nước cần xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để có sự phối hợp hỗ

trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

- Chính sách thắt chặt hay mở rộng của Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng thương mại, các thành phần trong nền kinh tế nói chung và các DNXL nói riêng. Vì vậy, NHNN cần phân tích diễn biến thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ để có thể có những dự báo vĩ mô các diễn biến tiền tệ, tín dụng từ đó có những chính sách tiền tệ cho phù hợp.

- Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quá trình tác nghiệp.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam

- Ưu tiên, tạo điều kiện về vốn cho Chi nhánh phục vụ đầu tư cho vay phát triển KTXH nói chung, cho vay DNXL trên địa bàn tỉnh nói riêng.

- Tích cực ủng hộ, hỗ trợ về thông tin, đặc biệt là thông tin tín dụng để toàn hệ thống hoàn thiện quy trình cho vay, thực hiện tốt công tác thẩm định, phân tích doanh nghiệp, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng.

- Khai thác các nguồn thông tin tín dụng ưu đãi, ủy thác từ Chính phủ, NHNN và các tổ chức khác, phân bổ hợp lý để tăng thêm nguồn vốn cho chi nhánh, tạo điều kiện mở rộng cho vay DNXL.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo về cho vay các DNXL.

- Nghiên cứu và đưa ra sản phẩm tín dụng đặc thù cho vay DNXL.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy trình cho vay các DNXL để có những chỉ đạo kịp thời.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, Luận văn trình bày định hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung, các doanh nghiệp xây lắp nói riêng tại tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2012 và định hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Ninh Bình, trong đó chú trọng hoạt động cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ, mô hình tổ chức mạng lưới trong thời gian tới. Qua đó, trình bày các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp xây lắp có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng để đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh ổn định và bền vững.

KẾT LUẬN

Việc phát triển các DNXL là chiến lược quan trọng của Chính phủ, các Bộ, các cơ quan, ban ngành bởi hoạt động của ngành xây dựng góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển. Để phát triển hoạt động của các DNXL, vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi hầu hết các dự án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành đều có quy mô lớn. Do đó, vai trò của các NHTM trong việc tài trợ vốn cho hoạt động của các DNXL là hết sức quan trọng. Mở rộng cho vay DNXL không chỉ góp phần giúp các NHTM mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế .

Trong thời gian nghiên cứu về thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNXL tại chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình, luận văn đã hệ thống hóa những luận điểm cơ bản về DNXL, cũng như các vấn đề cơ bản về vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNXL. Luận văn đã phân tích tổng quát thực trạng hoạt động cấp tín dụng đối với DNXL của chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình, từ đó đánh giá những tồn tại, hạn chết và nguyên nhân trong quá trình thực hiện . Trên cơ sở phân tích đó, luận văn đưa ra một số giải pháp tăng cường đầu tư tín dụng, kiến nghị nhằm phát triển đối với DNXL tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình. Các giải pháp đề ra nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế từ phía ngân hàng, đồng thời cũng gián tiếp giải quyết một số vấn đề yếu kém từ phía các DNXL và những bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực này.

Những giải pháp và kiến nghị của Luận văn có tính khả thi vì đã được xem xét, phân tích trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên đề tài mang tính chiến lược lâu dài, nội dung nghiên cứu của Luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp và do thời gian, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nhất định. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những

ý kiến đóng góp, chỉ dẫn của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp quan tâm đến lĩnh vực này.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của Ban lãnh đạo Học viện Ngân hàng, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của TS. Đinh Ngọc Thạch và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành Luận văn này.

2. Học Viện Ngân hàng (2005), Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học ngành Ngân hàng.

3. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Kim Anh, (1999), Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng nâng cao, tập bài giảng của Học Viện Ngân hàng, Nxb thống kê, Hà Nội.

4. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương, Lê Thị Hiệp Thương, Phạm Phú Quốc, Hồ Trung Bửu, Bùi Diệu Anh (2001), Giáo trình tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội

5. Lê Văn Te ( 2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Quy ( 2005), Năng lực cạnh tranh của các NHTM trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản Lý luận Chính trị, Hà Nội

7. Đặng Ngọc Ba (2004), Khách hàng và chiến lược khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, Tạp chí ngân hàng, Số 10/2004

8. Nguyễn Thị Mùi (2005), Lý thuyết tiền tệ và Ngân hàng, NXB Thống kê

9. Ngân hàng nhà nước (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi.

10. TS. Nguyễn Đình Nguộc (2005), Một số thách thức của Ngân hàng thương mại nhà nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

11. Peters.Rose (2004), Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

12. Vũ Văn Hóa, Lê Xuân Nghĩa (2005), Một số vấn đề cơ bản về tài chính - Tiền tệ Việt Nam giai đoạn 2006- 2010, Bộ KH và CN.

14. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005, Hà Nội.

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ- NHNNngày 25/04/2007, Hà Nội.

Một phần của tài liệu 0878 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w