Định hướng hoạt động tíndụng nói chung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu 0878 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Định hướng hoạt động tíndụng nói chung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng nói chung tại Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Ninh Bình Phát triển Ninh Bình

Quán triệt chủ trương định hướng của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam, đối với hoạt động tín dụng Chi nhánh Ngân hàng TMCP ĐT&PT Ninh Bình đã có những định hướng cho giai đoạn 2010 - 2015 như sau:

- Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát nằm trong giới hạn tăng trưởng cho phép của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam (dự kiến tăng trưởng hang năm khoảng 15-18%). Gắn hoạt động tín dụng với các mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.

- Ưu tiên cho vay những khách hàng, lĩnh vực theo định hướng của BIDV, tập trung vào khách hàng truyền thống xếp hạng A trở lên, các khách hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ thông qua mở rộng qui mô khách hàng là tư nhân cá thể...

- Nghiêm túc thực hiện đầy đủ các điều kiện theo chính sách tín dụng hiện hành, các điều kiện tín dụng theo yêu cầu của Hội sở chính BIDV. Tuyệt đối không giải ngân đối với khách hàng vay vốn chưa hoặc không đáp ứng được các điều kiện tín dụng.

- Tuân thủ kỷ cương, điều hành, chấp hành chính sách, quy trình tín dụng, đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp tại Chi nhánh. Xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động Chi nhánh

- Đánh giá thực trạng các khách hàng dư nợ nhóm 2 để có biện pháp phù hợp nhằm mục tiêu giảm dần tỷ trọng nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu phát sinh, giảm dư lãi treo (tỷ lệ giảm hàng năm 20%), giảm gánh nặng trích dự phòng rủi ro góp phần gia tăng lợi nhuận.

- Nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục và phát triển.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh: thực hiện quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, khách hàng và kiểm soát giới hạn tín dụng đối với một số ngành nghề, lĩnh vực; nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, xếp loại khách hàng chính xác hơn, trên cơ sở đó phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro; nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh...

- Rà soát, đánh giá thực trạng tài sản đảm bảo về tính pháp lý, giá trị tính khả mại của tài sản, hiệu quả, biện pháp quản lý. Phấn đấu tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm 75-80% tổng dư nợ.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ xấu hạch toán ngoại bảng, tách bạch số nợ tồn đọng hạch toán ngoại bảng theo tính chất của các khỏan nợ để có biện pháp xử lý phù hợp; phân giao trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ trước yêu cầu mới; yêu cầu mỗi cán bộ trong hoạt động tín dụng luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm.

3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắptại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình

Cho vay đối với DNXL là hoạt động mang lại lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro cho Ngân hàng. Tiếp tục phát huy truyền thống trong việc cung ứng vốn phục vụ thi công các công trình, chi nhánh NH TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình luôn xác định DNXL vẫn là các DN truyền thống và quan hệ lâu dài. Để đáp ứng mục tiêu trong cho vay DNXL là chất lượng, an toàn và hiệuq ủa, chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Ninh Bình đã đề ra định hướng trong hoạt động cho vay DNXL như sau:

- Chiến lược khách hàng là củng cố và giữ vững KH truyền thống có năng lực tài chính tốt, lựa chọn để tăng thêm KH mới có tình hình tài chính lành mạnh, có khả năng mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

- Gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng và đảm bảo tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực xây lắp phù hợp với định hướng chung của NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như của Nhà nước nhằm phục vụ đắc lực cho TMCP Đầu tư và Phát triển kinh tế xã hội.

- Xây dựng quy trình tín dụng cụ thể đối với hoạt động cho vay DNXL.

- Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các DNXL. Đây là những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNXL xét trên giác độ ngân hàng. Tại thời điểm hiện nay, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của DNXL vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với DNXL sẽ góp phần giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu nói chung.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng, không chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống mà phải nghiên cứu, phát triển sản phẩm mà các Ngân hàng hiện đại đã thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đẩy mạnh phát triển công nghệ để nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động, giảm thiểu rủi ro đồng thời tạo mạng lưới hoạt động lớn, không chỉ dừng lại và tập trung vào đối tượng khách hàng lớn mà còn bao trùm cả đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Chỉ thiết lập quan hệ khách hàng đối với DNXL có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, dòng tiền tốt.

- Cho vay đối với các công trình có nguồn vốn thanh toán rõ ràng, có cam kết của Chủ đầu tư chuyển tiền về tài khoản tiền gửi thanh toán của Doanh nghiệp tại Sở giao dịch, Doanh nghiệp có đủ vốn tự có tham gia vào công trình. Đồng thời chỉ cho vay đối với các dự án phát huy hiệu quả, đáp ứng đủ điều kiện tín dụng (kết quả kinh doanh có lãi, có đủ vốn tự có tham gia dự án, có tài sản bảo đảm theo qui định hiện hành...).

Một phần của tài liệu 0878 nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w