5. Kết cấu của luận văn
1.3. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng tíndụng ngân hàng đối với doanh
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trong từ thời kỳ phát triển của nền kinh tế, Nhà nước Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNXL.
- Trợ giúp vốn nhằm phát triển và đổi mới công nghệ: Để hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như kích cầu đối với các sản phẩm nội địa, các Ngân hàng thường cung ứng tín dụng cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, mua sắm máy móc thiết bị trong nước với nhiều cơ chế ưu đãi như lãi suất, bảo đảm tiền vay.... Và có những quy chế cho vay rõ ràng đối với từng đối tượng.
Như vậy ở Nhật Bản vốn tín dụng Ngân hàng có vai trò hỗ trợ và thực hiện chức năng, là một kênh chuyển vốn đến những đơn vị có nhu cầu.
- Xúc tiến quảng bá DNXL: Chính phủ Nhật Bản hướng dẫn và cung cấp những dịch vụ thông tin cho DNXL nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Hoạt động của ngân hàng và hoạt động của DNXL có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi các DNXL hoạt động có vấn đề thì ngành kinh doanh ngân hàng cũng không thể hoạt động tốt được. Nếu như phần lớn các khoản cho vay của ngân hàng cấp cho các doanh nghiệp không khỏe mạnh, thì khơng chỉ ngân hàng hoạt động không hiệu quả, mà nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Nhật Bản cho thấy việc cho vay không chặt chẽ cùng với chính sách mở rộng quá tham vọng càng được kích thích thêm do cạnh tranh trên thị trường là kết quả gây ra thua lỗ của ngân hàng. Mặt khác, do khơng có kinh nghiệm với những khoản vay bị thất thoát nghiêm trọng trước đây nên các ngân hàng Nhật không biết cách quản lý khi có phát sinh lãi lỗ tín dụng và hậu quả nghiêm trọng của việc trì hỗn những biện pháp dứt khoát đối với các khách hàng vay có rủi ro, do đó mức lỗ lãi của ngân hàng khơng thể được giải quyết nhanh chóng và với phí tổn thấp hơn .
Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài đóng vai trị quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.1.2.Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hoạt động tín dụng tại Trung Quốc cho thấy các khoản Nợ xấu của ngân hàng thương mại tại nước này thường xuất phát từ:
- Dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, trong khi cho vay những lĩnh vực ngoài thị trường truyền thống và dựa vào thế chấp, người bảo lãnh, danh tiếng - là những nguồn trả nợ thứ yếu - mà không đánh giá nguồn trả nợ chính.
- Coi nhẹ các tiêu chuẩn an tồn tín dụng, như: cho vay với kỳ vọng tài sản hình thành từ vốn vay sẽ có giá trị cao (tuy nhiên tình trạng sốt và giảm giá nhà đất nghiêm trọng ở Thượng Hải gần đây đã làm cho sự kỳ vọng vô nghĩa, giá bất động sản sụt giảm, trị giá thế chấp không đủ bù đắp khoản vay, thanh khoản kém, nguy cơ không trả được nợ là rất lớn); Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản thế chấp quá cao; Cho vay đảm bảo bằng chính cổ phiếu ngân hàng mình; Cơ cấu khoản vay kém hiệu quả, cho vay quá khả năng chi trả; Khơng văn bản hóa thỏa thuận cụ thể về mục đích và cách sử dụng khoản vay, kế hoạch nguồn trả nợ.
- Giám sát sau giải ngân kém; không giám sát thỏa đáng các khoản cho vay xây dựng, như đi thực địa, tiến độ rút vốn vay, thanh tra,... Khơng có chứng từ địa chỉ giao dịch với khách hàng vay, hồ sơ pháp lý không đầy đủ; Không thu thập, xác minh và phân tích các báo cáo trong suốt kỳ hạn hiệu lực khoản vay; Không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo như chu kỳ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm lại, chu kỳ các khoản phải trả dài ra và phát sinh lỗ ròng trong kinh doanh.
1.3.1.3.Kinh nghiệm của Mỹ
- Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ khơng đáng nếu tính đến khối lượng cơng việc
phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là câu nệ vào các phương pháp và công thức tự động, ví dụ như chấm điểm tín dụng. Chấm điểm tín dụng, căn cứ vào cơng thức có sẵn để đo lường và tiên đoán về mức độ rủi ro của các khách hàng tiềm năng, được thiết kế để cải tạo quy trình thẩm định khoản vay. Hơn thế nữa, chấm điểm tín dụng có thể loại trừ mất các khách hàng tiềm năng tốt, những khách hàng khơng có đủ số lượng năm có lãi, số năm có lãi tối thiểu là một tiêu chí để xác định dự án khả thi trong tương lai.
- Cần yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh
doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.
- Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay. Mặc dù khơng có đơn vị nào nhấn mạnh về việc phạt các cán bộ khi có nợ khó địi, trong đa số trường hợp các cán bộ cho vay phải hỗ trợ việc thu hồi các khoản vay khó địi.
- Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Sự tích cực xác định và tìm kiếm khả năng thu hồi các khoản nợ chỉ trong vài ngày kể từ khi khoản vay bị trễ có thể làm giảm thời gian cần có tiêu tốn vào các động tác thu hồi nợ và cho phép các bên cho vay điều chỉnh thời hạn trả nợ hoặc giải quyết các vấn đề khác của b ên vay sớm. Thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển cơ sở hạ tầng với quy mô lớn, nhiều cơng trình địi hỏi công nghệ thi công hiện đại. Tuy nhiên, các DNXL trong nước có thể đứng vững và cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà hay không phụ thuộc nhiều vào công nghệ áp dụng, năng lực máy móc thiết bị thi công. Ngày nay khi mà tiến trình hội nhập diễn ra nhanh chóng, sẽ mở ra những điều kiện cần thiết để chúng ta có thể vận dụng những kinh nghiệp quý báu của các ngân hàng lớn trên thế giới vào thực tiễn hoặc động của hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó có lĩnh vực tín dụng đối với các DNXL. Cụ thể:
- Một là, cần có những chính sách ưu đãi để hỗ trợ các DNXL trong việc áp
dụng cơng nghệ tiên tiến, đổi mới máy móc thiết bị trong quá trình hoạt động.
- Hai là, đi đôi với việc hỗ trợ tài chính, tín dụng, Nhà nước cũng có các chính
sách thuế và hệ thống pháp luật đồng bộ để hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp.
- Ba là, cần có quy chế cho vay rõ ràng đối với từng đối tượng cụ thể.
- Bốn là, cung cấp những dịch vụ thông tin cho DNXL nhằm tạo thuận lợi cho
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã nêu lên khái quát về DNXL, các loại hình hoạt động của DNXL, đồng thời khái quát những đặc trưng và tình hình phát triển của các DNXL qua các thời kỳ, từ đó khẳng định sự tồn tại khách quan của các DNXL trong nền kinh tế đất nước. Trong những năm gần đây, với những chính sách cởi mở, chủ trương khuyến khích phát triển của Nhà nước, DNXL đã có những bước phát triển vượt bậc. Qua đó hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận để cung ứng vốn ngày càng nhiều với quy mô càng lớn. Luận văn cũng nêu được vai trò của tín dụng Ngân hàng trong quá trình phát triển của DNXL ở Việt Nam đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệp của một số nước trong việc hỗ trợ và cấp tín dụng cho DNXL, góp phần quan trọng trong việc phát huy thế mạnh, nâng cao vị thế của DNXL trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XÂY LẮP TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP ĐT&PT
NINH BÌNH
2.1. Sơ lược về doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và khái quát về chi nhánh Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Ninh Bình
2.1.1. Sơ lược về doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn tinh Ninh Bình
2.1.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình tác động đến các doanh nghiệp xây lắp
* Vị trí địa lý: tỉnh Ninh Bình thuộc vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nằm ở tọa độ địa lý 20o vĩ Bắc và 106o kinh Đông, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 90km. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 804 km2, chiếm 0,24% diện tích cả nước. Có 8 đơn vị hành chính gồm: 06 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Các đường giao thông quan trọng giao thoa nhau trên địa bàn như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 10, quốc lộ 59. Hệ thống sơng ngịi chính quy chạy qua như sông Đáy, sơng Hồng Long, sông Vạc...
* Về dân số: Theo kết quả điều tra ngày 01/4/2011 tỉnh Ninh Bình có khoảng 908.000 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội năm 2011 là 450.000, chiếm khoảng 50% dân số toàn tỉnh.
* Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có nhiều loại khoáng sản, đáng kể nhất là đá vơi, tồn tỉnh có 12 nghìn ha diện tích đá vơi, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 và hàng chục triệu tấn đơlơmít phục vụ cho xây dựng và sản xuất xi măng. Hiện nay tồn tỉnh có 05 nhà máy xi măng công suất trên 2 triệu tấn/ năm đó là Tam Điệp, Hướng Dương, Duyên Hà, Hệ Dưỡng, The Visai. Tồn tỉnh có 03 khu công nghiệp (đã quy hoạch và xây dựng 07 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp và làng nghề); các khu, cụm công nghiệp gần như đã được phủ đầy các doanh nghiệp.
* Về tài nguyên du lịch: Ninh Bình có tiềm năng lớn về phát triển du lịch. Sự kỳ thú của thiên nhiên, với những danh lam thắng cảnh đa dạng, nổi tiếng tạo điều
doanh doanh
kiện cho Ninh Bình phát triển những tuyến du lịch hấp dẫn. Ninh Bình xác định dịch vụ du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, năm 2011 có 3,6 triệu khách về tham quan Ninh Bình, từ năm 2012 là thời kỳ bắt đầu tăng tốc của du lịch Ninh Bình, ngành du lịch sẽ chiếm khoảng 45% GDP của tỉnh.
Điều kiện tự nhiên của tỉnh Ninh Bình như một đất nước thu nhỏ, cơ bản thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 16,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp tăng trưởng mạnh, nông nghiệp ổn định, các ngành dịch vụ từng bước nâng cao chất lượng.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng còn những hạn chế: Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, công tác xúc tiến đầu tư chưa được quan tâm đẩy mạnh, phương pháp xúc tiến chưa đa dạng, phong phú; chưa có nhiều giải pháp giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển công nghiệp với bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển du lịch, đời sống của nhân dân nhất là nơng dân cịn khó khăn, chưa có tích lũy.
Với những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, có thể nói Ninh Bình là địa phương có nhiều tiềm năng và thế mạnh về KTXH, có nhiều lợi thế về các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế và tác động tích cực đến quá trình hoạt động của các DNXL. Với những lợi thế đó, nếu có hạ tầng giao thơng, thơng tin liên lạc, dịch vụ kỹ thuật hấp dẫn, chính sách thơng thống sẽ có điều kiện thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nhiều hơn, KTXH phát triển mạnh hơn, các DNXL phát triển nhanh hơn.
2.1.1.2. Tình hình chung các doanh nghiệp xây lắp
Ninh Bình có 572 DNXL, chiếm 19% tổng số DN của tỉnh (572/2.960 DN). Các DNXL phong phú và đa dạng song tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng dân dụng và giao thông thủy lợi.
- Phân chia DNXL theo loại hình DN đến thời điểm 31/12/2012 ta có: + Doanh nghiệp nhà nước (DNNN): 17 doanh nghiệp
+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DN NQD): 555 doanh nghiệp - Phân chia DNXL theo vốn kinh doanh ta có:
Bảng 2.1: Quy mô về vốn của các DNXL
NQD 5" 8" % ÕT % Tổng 57 2 9 8" 40 9" 65 Chỉ tiêu Tổng số DNX L Lao động dưới 100 Lao động từ 100 - 500 Lao động trên 500 Số DN % Số DN % Số DN % DNNN 1 7" 0" 0 % 15" 63% 2" 29% DN NQD 55 5" 54 1 100 % 9" 38% 5" 71% Tổng 57 2" 54 T 24 7"
(Nguồn: Sở KH & ĐT tỉnh Ninh Bình) - Theo lao động có thể phân chia các DNXL như sau:
Bảng 2.2: Quy mô về lao động của các DNXL
Tổng nguồn VLĐ 83 4 100% 88 5^ 100% 86 0" 100% Trong đó: - Vốn tự có - Vốn vay 8 3 75 1 10 % 90 % 10 6 77 9 12 % 88 % 12 9 73 1 15 % 85 % Vốn vay gồm: - Vay NH - Vay khác 68 4 6 7 82 % 8% 68 1 97 77 % 11 % 67 9 52 79 % 6%
(Nguồn: Sở LĐ & TBXH, Sở KH & ĐT tỉnh Ninh Bình)
Theo Bảng 2.2, trong lĩnh vực xây lắp, đa số DNNN có số lao động từ 100- 500 người (541 DNXL), chiếm tỷ trọng 88%. Cịn DNXL ngồi quốc doanh chủ yếu có số lao động dưới 100 người (541 DN), chiếm tỷ trọng 97,5%.
Các DNXL ngoài quốc doanh mới thành lập, chức năng và phạm vi hoạt động hạn chế, chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề khơng địi hỏi lao động có tay nghề cao cũng như kỹ thuật phức tạp.
2.1.1.3. Tình hình hoạt động các DNXL trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
* Tình hình tài chính của các DNXL - Vốn lưu động
Bảng 2.3: Tình hình vốn lưu động của các DNXL
3 DNXL NQD 1.78 0 926^ 833 Tổng 2.54 3 1.346 1.232
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
DNXL NN 2.57 6 2.86 7 2.98 9 DNXL NQD 2.44 7 3.457 3.968 Tổng 5.02 3 6.32 4 6.95 7
(Nguồn: Cục quản lý vốn và tài sản)
Trong tổng nguồn vốn lưu động của DNXL, vốn tự có chiếm tỷ trọng thấp,