Tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0507 Giải pháp tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 39)

1.2.2.1. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

Xuất phát từ các đặc điểm riêng của DNNVV , nên ngoài đặc điểm chung của tín dụng ngân hàng, tín dụng ngân hàng đối với DNNVV có những đặc điểm riêng sau:

- Tâm lý ngân hàng cấp tín dụng dè dặt, thiếu lòng tin: Tình trạng

chung của các DNNVV là tình trạng không minh bạch về tài chính, vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế, thiếu tài sản thế chấp, khả năng chống đỡ rủi ro còn thấp,... nên các ngân hàng thường có tâm lý thận trọng khi cho vay các DNNVV.

- Quy mô tín dụng không lớn, kỳ hạn không dài. Các DNNVV là

doanh nghiệp có quy mô không lớn, chu kỳ sản xuất kinh doanh thường ngắn, do vậy thường có nhu cầu vay vốn ngân hàng để bổ sung vốn lưu động, đầu tư các dự án nhỏ, chứ tiềm lực tài chính, cũng như khả năng quản lý không đủ để đảm nhiệm các dự án có quy mô lớn.

- Rủi ro được phân tán. DNNVV với số lượng đông đảo, hoạt động

trong nhiều lĩnh vực, lại có nhu cầu vốn không cao như các doanh nghiệp lớn, do vậy rủi ro trong tín dụng DNNVV được phân tán, giúp cho ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro do tập trung vốn quá lớn vào một khách hàng . Đây là một trong những yếu tố khiến ngân hàng rất quan tâm đến tín dụng DNNVV.

- Đối tượng được cấp tín dụng đa dạng, không đồng đều. DNNVV

DNTN,... hoạt động trên nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực khác nhau, cách thức tổ chức hoạt động , trình độ quản lý doanh nghiệp cũng rất khác nhau. Do vậy mà việc cấp tín dụng của ngân hàng đối với các đối tượng gặp không ít khó khăn .

- Doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện để được cấp tín dụng.

Đây là tình trạng di ễ n ra khá phổ biến trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do DN không đáp ứng đủ điều kiện ngân hàng đưa ra, chủ yếu là: doanh nghiệp không có ho c không đủ tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính không đầy đủ, không minh bạch, vốn tự có thấp, viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan, không phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng. iều này gây cản tr cho việc m rộng cấp tín dụng của ngân hàng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

1.2.2.2. Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Khái niệm mở rộng tín dụng đối với DNN W

Mở rộng là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng từ ít đến nhiều , từ nhỏ đến lớn , từ hẹ p đến rộng , từ thấp đến cao .

Mở rộng tín dụng đối với DNNVV bao gồm cả sự mở rộng về quy mô, thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV .

Mở rộng quy mô tín dụng là sự gia tăng về số lượng khách hàng và dư nợ của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định .

Thay đổi cơ cấu theo hướng hợp lý là sự thay đổi của tỷ trọng tín dụng ng ắn hạn và tín dụng trung dài hạn hay tỷ trọng tín dụng của các ngành nghề lĩnh vực kinh oanh trong tổng ư nợ tín ụng theo hướng ngày càng p hù hợp hơn với mục tiêu và điều kiện phát triển trong từng

thời kỳ nhất định .

Nâng cao chất lượng tín dụng là làm cho các khoản cấp tín dụng an toàn hơn và có hiệu quả hơn .

Tiêu ch íphản ánh mở rộng tín dụng đối với DNNVV

> Tiêu chí định lượng

- Tăng trưởng khách hàng: Một trong những tiêu chí cơ bản để p hản ánh tăng trưởng quy mô tín dụng là tăng trưởng khách hàng . Số lượng khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng tăng nghĩa là số khách hàng kỳ này nhiều hơn số khách hàng kỳ trước , chứng t ỏ hoạt động tín dụng ngày càng đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của nhiều khách hàng , giúp ngân hàng có điều kiện tăng dư nợ tín dụng , đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng , đa dạng hóa nền khách hàng . Chỉ tiêu tăng trưởng khách hàng DNNVV được xác định b ằng công thức: Số tuyệt đối = KH1 - KH0 Số tương đối = ---x 100% KH0 Trong đò: KH1: Là số khách hàng DNNVV có quan hệ tín d ng kỳ nàyụ KH0: Là số khách hàng DNNVV có quan hệ tín dụng kỳ trước - Tăng trưởng dư nợ: dư nợ tín dụng DNNVV là số tiền mà DNNVV còn nợ ngân hàng trong quan hệ vay vốn hay còn gọi là dư nợ vay , hoặc số tiền DNNVV được ngân hàng cấp bảo lãnh hay còn gọi là dư nợ bảo lãnh tại một th i điểm nhất định ây là ch tiêu uan trọng thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng . Dư nợ tín dụng DNNVV được gọi là tăng trưởng khi số dư kỳ này lớn hơn số dư kỳ trước , thể hiện ngân hàng đã đẩy mạnh phát

triển tín dụng , hay còn gọi là tăng trưởng quy mô tín dụng . Để đánh giá sự tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với DNNVV của một ngân hàng qua các thời kỳ ta dùng công thức sau:

Số tuyệt đối = DN1 - DN0

Số .■ đối = - DN0 x 100%

DN0

Trong đó: DN1: Dư nợ tín dụng khách hàng DNNVV kỳ này DN0: Dư nợ tín dụng khách hàng DNNVV kỳ trước

- C hất lượng tín dụng: C hất lượng tín dụng phản ánh khoản tín dụng được cấp ra có an toàn hay không , vì vậy nó được định lượng thông qua chỉ tiêu tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ . Nợ xấu các ngân hàng nước ta được xác định theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, là nợ được phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5 gồm: nợ dưới tiêu chuẩn , nợ nghi ngờ mất vốn và nợ có khả năng mất vốn . T ỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ càng giảm chứng t ỏ khả năng mất vốn càng nh hay chất lượng tín ụng càng cao ông thức đánh giá tiêu chí nâng cao chất lượng tín ụng như sau:

Tỉ lệ nợ xấu = Dư nợ xlu x 100% Tổng ư nợ

Mức độ giảm tỉ lệ nợ xấu = tỉ lệ nợ xấu kỳ trước - tỉ lệ nợ xấu kỳ này

> Tiêu chí định tính

Khác với tiêu chí định lượng , tiêu chí định tính không thể đánh giá rõ ràng , chính xác b ằng công thức toán học mà chỉ là thông qua sự quan sát , cảm nhận, qua những đánh giá tổng quan để p hản ánh kết quả mở rộng tín ụng đối với hát triển DNNVV của ngân hàng ó thể hán ánh kết quả mở rộng tín dụng đối với DNNVV qua các tiêu chí sau:

- Sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng , tăng năng lực cạnh tranh, khuếch trương uy tín và nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường .

- Sự phát triển lớn mạnh của DNNVV , tăng năng lực sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn .

- Tạo thêm nhiều sản p hẩm , công ăn việc làm cho x ã hội , thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , xóa đói giảm nghèo và đảm bảo ổn định chính trị xã hội

1.2.2.3. Sự cần thiết phải mở rộng tín dụng đối với DNNVV

Tín dụng luôn là lĩnh vực đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động của mỗi một ngân hàng thương mại, xét trên cả hai phương diện: quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. DNNVV lại chiếm số lượng áp đảo trong tổng số doanh nghiệp trong nền kinh tế, và đang g khó khăn rất lớn về huy động nguồn vốn p hục vụ đầu tư phát triển . D o vậy việc mở rộng tín dụng đối với DNNVV có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với DNNVV và còn cho cả chính bản thân m i ngân hàng và cả nền kinh tế.

Ta có thể thấy rõ h ơn sự cần thiết phải mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV qua vai trò của tín dụng DNNVV đối với t ng đối tượng cụ thể sau:

Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

- Thúc đẩy sự phát triển, tăng năng lực cạnh tranh cho DNNVV.

Nh có vốn tín dụng ngân hàng các DNNVV có điều kiện thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, chớp lấy được những cơ hội, hoặc mở rộng đ u tư t đó th c đẩy phát triển doanh nghiệp. M t khác, tín dụng ngân hàng giúp DNNVV có thể đổi mới trang thiết bị, dây chuyền sản

xuất, cải tiến phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động... làm tăng năng lực cạnh tranh cho DN.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tối ưu hóa cơ cấu vốn của DNNVV. Để đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng , có điều

kiện để được cấp thêm những khoản vay mới, DN phải chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, trong quá trình cấp tín dụng, ngân hàng thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bu ộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có lợi nhuận. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy tài chính giúp DN tối ưu hóa cơ cấu vốn.

Vai trò của tín dụng DNNVV đối với ngân hàng

- Tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng. Trong hoạt động của

ngân hàng, tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu, nên với số lượng chiếm tỷ lệ áp đảo trong số doanh nghiệp vay vốn, DNNVV đã mang lại nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập của ngân hàng.

- Tăng quy mô hoạt động cho ngân hàng. Hoạt động ngân hàng cũng

không năm ngoài quy luật chung của thị trường , đó là muốn tồn tại và phát triển tất yếu phải m rộng quy mô. Trong khi doanh nghiệp lớn có tốc độ phát triển chậm h n DNNVV khả năng ngân hàng tiếp cận doanh nghiệp lớn c ng khó h n đôi khi còn vướng phải giới hạn tỷ lệ cấp tín dụng đối với một khách hàng/vốn tự có của ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng . Đối với phát triển tín dụng bán lẽ thì thường có quy mô nhỏ lẻ. Do vậy, mở rộng tín dụng đối với DNNVV là vấn đề cốt yếu cho việc tăng quy mô hoạt động của ngân hàng.

- Giúp ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý. DNNVV có quy mô nh , có thể thích ứng nhanh với thị trư ng, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề ,... do vậy ngân hàng có thể linh hoạt cơ cấu danh

mục đầu tư tín dụng theo mục tiêu riêng của mình nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, cũng như đảm bảo thực thi các chủ trương , chính sách theo chỉ đạo từng thời kỳ của các cấp Chính quyền.

- Giúp ngân hàng phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, tăng lợi thế cạnh tranh. DNNVV có mặt hầu khắp mọi nơi , lĩnh vực kinh doanh đa

dạng , có tác động lên hầu hết các mặt trong đ ời sống của xã hội , đây chính là mãnh đất màu mở để ngân hàng có thể cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ từ tín dụng đến phi tín dụng , cũng từ đó giúp ngân hàng quảng bá thương hiệu , tăng lợi thế cạnh tranh . Đây cũng là xu hướng phát triển của các ngân hàng trong hiện tại và tư ng lai

- Giúp ngân hàng phân tán rủi ro. Rủi ro nói chung và rủi ro tín

dụng nói riêng luôn là v ấn đề được các ngân hàng hết sức quan tâm, bởi nó ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như bảo toàn nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình ho ạt động. Việc cho vay đối với doanh nghiệp lớn tuy tỷ lệ rủi ro thấ h n nhưng lại có nguy c ảnh hư ng lớn đến lợi nhuận và nguồn vốn của ngân hàng khi ch ẳng may khách hàng gặp rủi ro.

Vai trò của tín dụng DNNVV đối với nền kinh tế

Tín dụng DNNVV không ch ỉ mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp và ngân hàng, mà nó còn có ý nghĩa lớn lao hơn là đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội. Cấp tín dụng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, DNNVV sử dụng vốn tín dụng sẽ tạo ra lợi nhuận, tạo thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới làm tăng giá trị th ng ư cho x hội, tạo thêm công ăn việc làm cho ngư ời lao động. Tựu trung lại, tín dụng DNNVV đã góp ph ần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế , xóa đói giảm nghèo và đảm bảo ổn định chính trị xã hội.

1.2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng đối với DNNVV

Nhân tố khách quan

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ, không minh bạch. Đa số các DNNVV hoạt động theo kiểu gia đình, thiếu chuẩn mực

trong quản lý, quản trị tài chính, các báo cáo c ủa họ thường chỉ mang tính chất đối phó với cơ quan thuế . Đặc biệt là tình trạng hoạt động ngoài sổ sách diễ n ra hết sức phổ biến, khiến báo cáo tài chính của doanh nghiệp không phản ánh được đ ầy đủ, chính xác tình hình ho ạt động thực tế của doanh nghiệp . Do đó , ngân hàng khó có cơ sở để đánh giá và ra quyết định cho vay.

- Dự án được lập không rõ ràng, thiếu tính thuyết phục. Do hạn chế

về trình độ quản lý, nguồn lực, lại hoạt động không chuyên nghiệp nên dự án của DNNVV thường được lập một cách thô s ơ , thiếu sự phân tích các chỉ tiêu kinh tế một cách bài bản, d ẫn đến thiếu tính thuyết phục.

- Vốn tự có thấp. Phần lớn các DNNVV đều có vốn tự có rất ít, do

vậy vốn tham gia vào dự án nh , khiến rủi ro cho ngân hàng khi cấp tín dụng cho những dự án này là rất lớn. Ngoài ra, còn có trường hợp DN không đáp ứng tỷ lệ vốn tự có tối thiểu tham gia dự án do ngân hàng đưa ra nên ngân hàng đã không thể xét cấp tín dụng, mất cơ hội đầu tư .

- Không đủ tài sản đảm bảo. Với tâm lý dè d ặt do các yếu kém còn

tồn tại trong doanh nghiệ các ngân hàng thư ng ngại cho vay tín chấp đối với DNNVV mà thường yêu cầu DN có tài sản đảm bảo . Điều này là một tr lực khá phổ biến cho DNNVV khi tiếp cận vốn ngân hàng.

- Dự án vay vốn không phù hợp với chính sách của ngân hàng. Các

ngân hàng thư ờng có những chiến lược đầu tư nhất định trong từng thời kỳ nh m đạt được những mục tiêu riêng, ho c phải thực thi những chủ

trương , chính sách của Nhà nước nên chính sách cấp tín dụng , lĩnh vực ưu tiên cấp tín dụng cũng thay đổi theo từng thời kỳ. Điều này d ẫn đến có trường hợp DNNVV không được cấp tín dụng do dự án thuộc lĩnh vực hạn chế cấp tín dụng của ngân hàng.

- Không chịu được chi phí lãi. Điều mà bất cứ người đi vay nào

cũng quan tâm đầu tiên đó là chi phí lãi vay . Nếu mức lãi suất ngân hàng đưa ra (thường là do cung cầu thị trường quyết định) quá mức chịu đựng của DNNVV thì việc cấp tín dụng sẽ coi như không thành .

Nhân tố chủ quan

Bên cạnh những nhân tố khách quan thì ngay trong nội tại của ngân hàng v ẫn còn tồn tại những nhân tố chủ quan khiến cho việc cấp tín dụng đối với DNNVV bị hạn chế.

- Quy trình, thủ tục cấp tín dụng quá chặt chẽ. Trái ngược với đặc

tính c động, linh hoạt trong hoạt động của DNNVV, thủ tục cấp tín dụng cho doanh nghiệ được ngân hàng đ t ra hết sức ch t chẽ, khiến doanh nghiệp g ặp nhiều khó khăn , đôi lúc là không đáp ứng được điều kiện để được ngân hàng cấp tín dụng.

- Nguồn vốn huy động bị hạn chế. Thông thường, nguồn vốn huy

động phục vụ cho hoạt động tín dụng ngân hàng thư ng mại khá dồi dào, tuy nhiên trong một số thời điểm, đặc biệt là trong bối cảnh khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, ngân hàng g ặp khó khăn trong huy động vốn

Một phần của tài liệu 0507 Giải pháp tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đông Hà tỉnh Quảng Trị Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w