2018:
2.3.4. Thách thức (T):
Một là, môi trường pháp lý
Thông tư số 315/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 15/01/2017 quy định về việc KBNN Tỉnh chỉ được mở TK USD tại 01 chi nhánh ngân hàng trên địa bàn (tại Tỉnh BRVT là Vietcombank) khiến chi nhánh bị sụt giảm nguồn ngoại tệ một cách đáng kể.
Việc ngân hàng nhà nước quy định lãi suất ngoại tệ về 0% cũng làm ảnh hưởng đến cơ cấu loại tiền trong nguồn vốn huy động tại chi nhánh, chi phí trả lãi cũng tăng lên. Bên cạnh đó, quy định trần lãi suất các kỳ hạn dưới 06 tháng không vượt mức 5.5% có hiệu lực đến nay nhưng do cơ chế quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng chưa kịp thời nên vẫn còn tái diễn tình trạng huy động với lãi suất vượt
trần bằng cách chi ngoài hoặc mời khách hàng gửi kỳ hạn dài nhưng cam kết rút trước hạn hưởng nguyên lãi bằng cách cho khách hàng vay lại với lãi suất bằng lãi suất trên sổ. Đây cũng chính là nguyên nhân lãi suất huy động tại các ngân hàng đang có xu hướng bị đẩy lên kịch trần để giữ chân khách hàng, trong đó có
VietinBank BRVT.
Nhiều văn bản quy định liên quan đến triển khai, áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt nhưng chế tài chưa nghiêm nên vẫn còn nhiều đơn vị
trong nhóm nhóm khách hàng liên chưa hợp tác với ngân hàng để đẩy mạnh nhiệm vụ này.
Hai là, môi trường kinh tế - chính trị - xã hội:
Bà Rịa Vũng Tàu được biết đến với ngành kinh tế chủ lực là dầu khí. Từ giữa năm 2014, thị trường chứng kiến nhiều đợt giá dầu thô giảm nhanh và liên tục, từ mức bình quân 115 USD/thùng xuống mức 50 - 54 USD/thùng (2014-2015), có lúc
giảm sâu xuống 38 USD/thùng (2016) và khắc phục trở lại mức 58 USD/thùng
(2018). Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, giá dầu rất khó vượt mốc 80 USD/thùng trong thời gian tới. Giá dầu giảm, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành dầu khí mà cả nền kinh tế tại địa phương cũng bị ảnh hưởng nặng nề: nhiều dự án đầu tư bị trì hoãn, giãn tiến độ, dừng triển khai; nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phụ trợ ngành dầu khí khốn đốn, phá sản; hàng chục ngàn người lao động mất việc làm, thu nhập giảm; thu ngân sách nhà nước giảm…Ngành ngân hàng trên địa bàn trong đó có
VietinBank BRVT cũng bị ảnh hưởng không kém: nguồn vốn huy động từ nhóm
khách hàng trên giảm, nợ xấu tăng.
Thị trường bất động sản có dấu hiệu khôi phục trở lại từ giữa năm 2016, trong khi lãi suất huy động duy trì ở mức bình quân 6.5%/năm, nhiều khách hàng tiền gửi tại VietinBank BRVT chuyển sang đầu tư các căn hộ cao cấp của các thương hiệu lớn tại TpHCM như Vingroup, Novaland, Hưng Thịnh, Đất xanh…
Tội phạm công nghệ cao lĩnh vực ngân hàng có chiều hướng gia tăng và ngày càng tinh vi (hacker, gắn chip ăn cắp thông tin khách hàng khi giao dịch tại ATM,
POS sau đó làm giả thẻ để rút tiền hoặc thanh toán; giả danh lừa những khách hàng nhẹ dạ chuyển tiền). Nhiều vụ khách hàng không thực hiện giao dịch nhưng tài khoản bị mất tiền gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho khách hàng.
Ba là, đối thủ cạnh tranh:
Tính đến 31/12/2018, có tất cả 38 chi nhánh ngân hàng trong nước, 1 chi nhánh ngân hàng liên doanh Việt Nga và 7 Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, còn có các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư… cũng là đối thủ cạnh tranh của chi nhánh VietinBank BRVT trong việc huy động vốn.
Bảng 2.10: Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàntính đến
31/12/2018 ĐVT: Tỷ đồng STT Tên TCTD HUY ĐỘNG Số dư Thị phần Xếp hạng 1 Vietcombank 21.211 16,99% 1 2 Agribank (2 CN) 18.742 15,01% 2 3 BIDV (4 CN) 17.137 13,73% 3 4 VietinBank 6.617 5,30% 4 5 Sacombank 5.918 4,74% 5 6 SCB 5.804 4,65% 6 7 PVcombank 5.263 4,22% 7 8 ACB 4.566 3,66% 8 9 ABBank 3.586 2,87% 9 10 Các ngân hàng khác 36.005 28,84% Toàn địa bàn tỉnh 124.849 100% (Nguồn: Phòng Tổng hợp NHNN Chi nhánh Tỉnh BRVT)
Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng vẫn luôn diễn ra căng thẳng. Hầu hết các ngân hàng vẫn ngầm đua nhau lãi suất trên thị trường để thu hút tiền gửi từ dân cư và các tổ chức. Bằng chứng là biểu lãi suất huy động VNĐ ở các ngân hàng gần
như giống nhau, đồng loạt áp dụng mức lãi suất cao nhất theo qui định của NHNN, các kỳ hạn trên 6 tháng thì chênh lệch lãi suất giữa khối ngân hàng có vốn nhà nước với khối TMCP tư nhân có sự cách biệt từ 1 – 2%/năm. Các ngân hàng phát huy triệt để các lợi thế cạnh tranh để không ngừng tăng trưởng nguồn huy động hay thậm chí để giữ chân khách hàng qua việc phát triển các sản phẩm huy động tiền gửi đa dạng, kèm theo những chương trình khuyến mãi hấp dẫn và gia tăng tiện ích cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng tại các phân khúc thị trường khác nhau nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm và tăng nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ trong các dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng: Mobilebanking; Internet banking; dịch vụ khách hàng 24/7, xác thực vân tay… So với VietinBank BRVT, các ngân hàng TMCP như ACB, Sacombank, SCB, PVcombank, Tiền Phong Bank, ABBank, Techcombank… không có lợi thế về uy tín thương hiệu nhưng do mới thành lập sau này ứng dụng công nghệ hiện đại hơn, tuổi bình quân nhân sự thấp cách biệt nên năng động hơn… chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, sản phẩm vượt trội cả về chất lượng và tiện ích.
Bốn là, động cơ, thói quen của người gửi tiền:
Kinh tế càng phát triển, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện. Do vậy, yêu cầu của họ đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng cao, đòi hỏi VietinBank phải không ngừng hoàn thiện để đáp ứng những yêu cầu đó.
Thói quen tiêu dùng tiền mặt, ngại sử dụng công nghệ thanh toán mới, sợ thanh toán điện tử không an toàn, không kiểm soát được phí phát sinh thẻ tín dụng khi để nợ quá hạn (vì phí thẻ cao)... của người dân cũng gây hạn chế đến sự phát triển của sản phẩm tiền gửi Mặc dù, các ngân hàng đang cung cấp nhiều phương tiện thanh toán như chuyển khoản qua ngân hàng, dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, dịch vụ online rồi các ứng dụng khác dùng cho ví điện tử, thế nhưng những phương tiện này vẫn chưa được phổ biến và dùng một cách rộng rãi. Việc sử dụng tiền mặt chiếm đến 90% chi tiêu, 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng, gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền.
Trước đây, đa số người gửi tiền có xu hướng chọn ngân hàng có thương hiệu lớn, của nhà nước để giao dịch cho an toàn và VietinBank BRVT cũng nhận được lợi thế này. Nhưng hiện tại, nhiều khách hàng không còn tâm lý lo sợ như trước, họ có thể giao dịch bất cứ ngân hàng nào có lãi suất cao nhất bởi thời gian qua, mặc dù có khá nhiều ngân hàng thua lỗ phải sát nhập, thậm chí được NHNN mua lại với giá 0 đồng nhưng quyền lợi của người gửi tiền vẫn được đảm bảo.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Sau khi phân tích thực trạng công tác quản trị nguồn vốn tại VietinBank BRVT qua các số liệu thu thập kết hợp với những gì quan sát được, tác giả đã ứng dụng mô hình SWOT liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank
BRVT nói chung và công tác quản trị nguồn vốn huy động nói riêng. Đây chính là
cơ sở để đưa ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nguồn vốn huy động nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho VietinBank BRVT ở chương 3.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI VIETINBANK BÀ RỊA –VŨNG TÀU