Từ năm 2008, Agribank Thanh Hoá đã triển khai thành công dự án hiện đại hoá công tác thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng nội bộ (thường gọi là chương trình IPCAS) đến tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch trực thuộc, theo đó hệ thống giao dịch với khách hàng được nối mạng trực tuyến trên phạm vi cả nước, dữ liệu giao dịch được truyền về Trụ sở chính của Agribank và kết nối với hơn 2.200 chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank trên phạm vi toàn quốc, ngoài ra còn thanh toán ra ngoài hệ thống theo các chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng; Hệ thống công nghệ mới cho phép cung cấp số liệu chi tiết để ngân hàng có thể quản lý các SPDV, giúp cho công tác đánh giá thị trường, phân tích phát triển sản phẩm, đánh giá hiệu quả từng sản phẩm hết sức thuận lợi: Với việc đưa chương trình IPCAS vào ứng dụng, Agribank Thanh Hoá đã triển khai hàng loạt các SPDV mới như các nhóm dịch vụ thẻ, dịch vụ quản lý dòng tiền, thu hộ, chi hộ, gửi một nơi rút nhiều nơi... tạo thêm được nhiều tiện ích để thu hút khách hàng.
Tại Agribank Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đầy đủ các nhóm SPDV do Agribank triển khai - Trừ dịch vụ kinh doanh chứng khoán, bất động sản và vàng. Đến nay hầu hết các nghiệp vụ trong quá trình cung ứng dịch vụ đã được tự động hoá trên hệ thống. Kết quả doanh thu phí dịch vụ ngoài tín dụng (2008 - 2011) như sau:
Bảng 2.5: Kết quả thu dịch vụ ngoài tín dụng theo từng nhóm sản phẩm
Doanh số bảo lãnh 165 106.3 313 89.7 255 -18.5 415 62. 7 Thu phí bảo lãnh 3.375 112.8 6.39 4 89.5 5.998 -6.2 8.974 649. Tỷ trọng/Tông DV (%) 12, 6 18,2 14,1 14, 7
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tài chính thường niên của Agribank Thanh Hoá)
2.2.2.1. Nhóm sản phẩm cấp tín dụng (Bảo lãnh)
Hiện nay Agribank nói riêng và các TCTD tại Việt Nam nói chung vẫn xem đây là một sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng với lý do là không phải một sản phẩm thu lãi cho vay (Trường hợp phải cho vay bắt buộc khi hết thời hạn bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì số tiền lãi thu được từ khoản cho vay bắt buộc đó mới chuyển thành thu từ tín dụng).
Tại Agribank Thanh Hoá, nhóm dịch vụ bảo lãnh bao gồm nhiều hình thức đa dạng: Bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh chất lượng sản phẩm...Kết quả như sau:
Bảng 2.6: Kết quả thu phí dịch vụ bảo lãnh 2008 - 2011
- Số món thanh toán . 296.5. . ...24.3... "438. 7... .. 47.9.... . 590.2. . .. 34.7.... . 708.2. . . 20.0... - Số tiền thanh toán .
56,87. ....20.7... . 75,12... 32.1.....98,20. ...30.7.... .. 118,3.... 20.5'. . - Số thu phí dịch vụ ...9,5... ...67,7... . . 13.2......39.8..... .15.6..... .17.8......20.6.....32.0... - T.trọng/tổng DV(%) .. 35.5........1,6.... ..37.8.......2.3... ..36.7..... .'-Ĩ.Ĩ... ..33,8..... -2.9...
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thường niên của Agribank Thanh Hoấ)
Biểu đồ 2.7: Kết quả thu dịch vụ bảo lãnh 2008 — 2011: * Những mặt làm được.
Dịch vụ bảo lãnh của Agribank Thanh Hoá trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và bước đầu đã được mở rộng đối với cả đối tượng hộ kinh doanh, đặc biệt là trong những thời điểm nguồn vốn cho vay hạn chế, hầu hết các chi nhánh loại 3 trực thuộc đã quan tâm chú trọng đến việc phát triển dịch vụ này; Tỷ trọng thu phí dịch vụ bảo lãnh chiếm từ 12,6% đến 18,2% trên tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng, năm 2009 và 2010 số tiền thu được từ phí dịch vụ bảo lãnh được xấp xỉ trên dưới 6 tỷ VNĐ/năm, năm 2011 lên gần 9 tỷ đã góp phần đáng kể làm tăng khả năng tài chính hàng năm của Agribank Thanh Hoá.
* Những hạn chế tồn tại:
Tuy nhiên, một bộ phận CBTD trực tiếp chưa chủ động quan tâm khai thác nhằm mở rộng và phát triển dịch vụ bảo lãnh, nhất là đối với các hộ đại lý kinh doanh trên địa bàn thị trấn, thị tứ làm hạn chế khả năng thu phí bảo lãnh và gây sức ép về cân đối nguồn vốn cho vay.
2.2.2.2. Nhóm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước
Bảng 2.7: Kết quả tăng trưởng dịch vụ thanh toán trong nước 2008 — 2011:
Biểu đồ 2.8: Kết quả tăng trưởng số lượng tài khoản tiền gửi 2008 — 2011 Đơn vị: Ngàn TK
15.597
Biểu đồ 2.9: Kết quả thu phí dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước Đơn vị: Tỷ VNĐ
* Những mặt làm được.
Nhóm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước là nhóm dịch vụ truyền thống chiếm tỷ trọng thu chủ yếu trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng của các
tiền tiền % tiền tiền %
NHTM Việt Nam nói chung và Agribank Thanh Hoá nói riêng thường xuyên chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng của Agribank Thanh Hoá (trên 35%).
Hoạt động thanh toán là một kênh vừa tạo ra nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong thanh toán, vừa tạo ra lợi nhuận và tăng khả năng bán chéo các SPDV; hoạt động thanh toán trong hệ thống NH nói chung và Agribank Thanh Hoá nói riêng ngày càng phát triển, số lượng tài khoản tiền gửi tại Agribank Thanh Hoá có tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm tạo tiền đề thuận lợi để tăng nhanh tốc độ cả về số món và số tiền thanh toán hàng năm nhằm không ngừng mở rộng và tăng thu phí dịch vụ.
Nền kinh tế thị trường với hoạt động đa dạng, sôi động của các thành phần kinh tế số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các SPDV ngân hàng, trong đó dịch vụ thanh toán tăng lên nhanh chóng. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã dần hạn chế, đặc biệt là từ khi thực hiện Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/08/2007của Thủ tướng Chính phủ “V/v trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN”. Đời sống của các tầng lớp dân cư tăng nên nhu cầu sử dụng tăng. Các SPDV thanh toán của NH ngày càng hoàn thiện, tính tiện ích cao đáp ứng được yêu cầu của khách hàng: an toàn, nhanh chóng, chính xác, thuận lợi cũng đã thu hút và hấp dẫn đựơc khách hàng sử dụng thanh toán qua ngân hàng.
Việc thực hiện thành công dự án hiện đại hóa về hệ thống thanh toán của Agribank dẫn đến các giao dịch được thực hiện trực tuyến trên toàn hệ thống, với công nghệ hiện đại ngân hàng đã cung cấp được nhiều hình thức thanh toán trong nước. Trước hết xoá bỏ toàn bộ hệ thống thanh toán đơn lẻ như chuyển tiền nội ngoại tỉnh để chuyển sang sử dụng và cung cấp cho khách hàng duy nhất trên hệ thống IPCAS, tạo cơ sở cho việc phát triển các SPDV ngân hàng, đặc biệt là thanh toán chuyển tiền, dịch vụ gửi nhiều nới và rút bất cứ nơi nào, và dịch vụ quản lý dòng tiền của doanh nghiệp được kết nối trực tiếp trên toàn quốc đến 64 tỉnh thành; Việc kết nối thanh toán song phương với các NHTM khác, với Kho bạc và với lợi thế
về màng lưới hơn 2.200 chi nhánh Agribank có mặt rộng khắp ở tất cả các tỉnh, thành,
tất cả các vùng miền trong nước... đã tạo điều kiện cho các chi nhánh trong hệ thống Agribank nói chung, Agribank Thanh Hoá nói riêng thu hút khách hàng sử dụng các SPDV thanh toán, dịch vụ thanh toán trong 3 năm qua có mức và tốc độ tăng trưởng nhanh góp phần đáng kể tạo nên kết quả tài chính hàng năm.
* Những hạn chế, tồn tại.
Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước tại Agribank Thanh Hoá trong những năm vừa qua còn những vấn đề cần quan tâm như hiện tượng khách hàng vay tại Agribank nhưng lại chuyển tiền thanh toán qua TCTD khác, các khoản thu - chi hộ còn chiếm tỷ trọng thấp, công tác tuyên truyền, quảng bá
tiếp thị chưa thật sự chuyên nghiệp; thái độ, tác phong giao dịch, khả năng tác nghiệp,
thời gian giải phóng khách hàng của một bộ phận cán bộ giao dịch viên còn nhiều hạn
chế; Cơ sở máy móc thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin và chất lượng đường truyền
có nhiều thời điểm chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ thanh toán kịp thời...
2.2.2.3. Nhóm dịch vụ thanh toán quốc tế
Bảng 2.8: Kết quả thu dịch vụ thanh toán quốc tế2008 - 2011:
- D. số chi trả kiều hối ... 31,0... ...23,0... .. 2670'... . .- 16,1...31,5..... . .21,2... .. 40.5... .. 28,6... - Phí dịch vụ thu được .. 2.450.... ...58.3... ""2.5 3'0... ....3.3.... . 3.6'5 . .44.5... 4.316 . . 18,1... - Tỷ trọng/Tổng DV(%) ....9.2. . . ....1.6.... ...7.2... ...-2.0.... ...8- 6. ....1.4... ...7.1... . .-1.3...
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số
tiền %± tiềnSố ±% tiềnSố ±% tiềnSố ±%
- Dsố mua, bán ngoại tệ 110,8 37, 3 74,9 - 32,3 152,9 104,1 212, 0 38,7 + Doanh số mua 55,6 36, 37,6 - 32,4 75,7 101,3 105, 39,4 + Doanh số bán... 55,2 37, 9 37,2 - 32,6 77,2 107,5 5106, 38,0 - Phí dịch vụ thu được . . 10.577.... . 1.101... . 8.823... - 16,6 . 8.927... ....1,2... .. 14.010... . 56,9... -Tỷ trọng/Tỗng DV(%) ...39,6... ....1.6... . .25,2. . . - T4,4'.... . .21,0. . . .-4,2... ...23,0... . .2,0. .
Biểu đồ 2.10: Kết quả thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế2008 — 2011
3.656 (44.5%)
* Những mặt làm được:
Hoạt động TTQT trong những năm vừa qua có tốc độ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lĩnh vực thanh toán XNK, bất chấp những tác động bất lợi của suy thoái kinh tế
toàn cầu: Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán XNK bình quân đạt 70,8%/năm, số
tiền thanh toán qua Agribank Thanh Hoá năm 2011 gấp gần 3 lần năm 2008; Tốc độ tăng trưởng doanh số chi trả kiều hối chậm hơn do ảnh hưởng trực tiếp của suy thoái kinh tế thế giới và thu nhập của người Việt Nam ở nước ngoài.
Nguyên nhân cơ bản là do chi nhánh đã tái thành lập phòng Kinh doanh ngoại
hối vào tháng 6/2005 và bố trí một lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo đúng chuyên ngành từ các trường đại học kinh tế, đại học ngoại thương thực hiện nghiệp vụ KDNT
và TTQT nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực và tính chuyên nghiệp trong lĩnh
vực hoạt động này; mặt khác, trong những năm gần đây Agribank nói chung và Agribank Thanh Hoá nói riêng đã có nhiều chính sách thông thoáng phù hợp hơn nhằm
thu hút khách hàng; đặc biệt là việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO và hoạt động XNK của tỉnh Thanh
Hoá đã có những bước phát triển khá nhanh; nhất là trong việc thực hiện chủ trương XKLĐ đã được chi nhánh vận dụng kết hợp giữa việc cho vay XKLĐ đối với người đi
lao động có thời hạn tại nước ngoài với lĩnh vực thanh toán kiều hối, mở rộng thanh toán W.U. đến 53 điểm trên phạm vi toàn tỉnh để thu hút chuyển tiền từ nước ngoài về
đã làm cho doanh số thanh toán trong 4 năm qua có mức và tốc độ tăng trưởng nhanh, mở rộng được thị phần và khách hàng.
* Những hạn chế, tồn tại:
- Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu mới chỉ được thực hiện tại Hội sở chính, các chi nhánh trực thuộc mới chỉ thực hiện được dịch vụ chi trả kiều hối qua hệ thống chuyển tiền qua tài khoản và chuyển tiền nhanh W.U.
- Khách hàng của Agribank Thanh Hoá chủ yếu là các DNVVN đa số không ký được đơn hàng xuất khẩu trực tiếp, buộc phải xuất uỷ thác làm giảm đáng kể đến doanh số thanh toán qua hệ thống Agribank Thanh Hoá.
2.2.2.4. Nhóm dịch vụ mua, bán kinh doanh ngoại hối
Bảng 2.9: Kết quả thu dịch vụ kinh doanh ngoại hối 2008 - 2011
8.927 (1.2%)
tiền tiền tiền tiền
* Những mặt làm được:
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối tại Agribank Thanh Hoá những năm gần đây phát triển khá nhanh, bất chấp những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; Tỷ trọng thu phí từ hoạt động dịch vụ này thường xuyên chỉ đứng sau nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán trong nước (riêng năm 2008 còn vượt lên đứng đầu về tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng; Các năm 2009 - 2010 đạt xấp xỉ 10 tỷ, nhưng Agribank giữ lại 10% phí dịch vụ thu được kinh doanh ngoại hối để điều tiết chung nên chỉ còn lại xấp xỉ 9 tỷ/năm), năm 2011 đạt hơn 14 tỷ góp phần đáng kể để cải thiện tình hình tài chính hàng năm, ngoài việc chủ động cân đối nhu cầu ngoại tệ tại chỗ hàng năm đã dành một khối lượng đáng kể bán lại cho Agribank để góp phần cân đối ngoại tệ toàn hệ thống; Trong những năm qua Agribank Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp để tăng doanh số mua bán ngoại tệ, làm cho khách hàng quen dần với việc mua bán ngoại tệ tại Agrbank, các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch trực thuộc đều đã quan tâm chú trọng phát triển dịch vụ này, thường xuyên xác định biên độ mua bán phù hợp; doanh số mua vào bán ra tương ứng với nhau, số dư trạng thái ngoại tệ chênh lệch không nhiều, hạn chế được rủi ro về tỷ giá.
* Những hạn chế, tồn tại.
- Ngoại trừ Hội sở, các chi nhánh trên địa bàn thành thị và một số chi nhánh ở khu vực có các dự án đầu tư nước ngoài dịch vụ kinh doanh ngoại hối bước đầu đã nâng cao được tính chuyên nghiệp, các chi nhánh hoạt động trên địa bàn nông thôn nhìn chung tính chuyên nghiệp trong dịch vụ này còn thấp, đặc biệt là các chi nhánh miền núi tỷ trọng thu phí từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối không đáng kể, công tác tuyên truyền tiếp thị còn nhiều hạn chế nên nhiều người dân có nhu cầu vẫn còn xa lạ với dịch vụ này.
- Thông tin để kinh doanh mua bán ngoại tệ còn hạn chế, tỷ giá mua bán không được cập nhật thường xuyên, đặt biên độ tỷ giá mua bán không hợp lý, trình độ hiểu biết về kinh doanh ngoại tệ của cán bộ còn bất cập, nên rủi ro về tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn tiềm ẩn tại một số chi nhánh loại 3.
2.2.2.5. Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử
Nhóm dịch vụ ngân hàng điện tử là nhóm SPDV được dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và chỉ được phát triển mạnh mẽ sau khi Agribank triển khai thành công dự án hiện đại hoá công tác thanh toán vào năm 2008; Trung tâm của nhóm SPDV này là dịch vụ thẻ và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internett cùng với hệ thống máy móc thiết bị ngân hàng điện tử.
Các dịch vụ mới triển khai bước đầu đã có tín hiệu khởi sắc đáng khích lệ như: Dịch vụ Mobile Banking đến 31/12/2011 có 54.042 khách hàng đăng ký sử dụng, tăng 20 ngàn khách hàng so với năm 2010, tốc độ tăng 58,8%, phí dịch vụ thu được 674 triệu đồng, tăng 299 triệu đồng, tốc độ tăng 84,9%; Dịch vụ trả lương qua tài khoản được tiếp tục đẩy mạnh, nhất là tại các chi nhánh đã có ATM. đến 31/12/2011 đã thực hiện chi trả qua thẻ ATM cho 54.400 người, tăng 20.200 người, tốc độ tăng 59%. Doanh số chi trả 1.500 tỷ đồng, tăng 450 tỷ đồng so với năm 2010. Phí dịch vụ hơn 2 tỷ đồng, tăng hơn 1 tỷ đồng so với năm 2010. Đây là dịch vụ gắn liền với bán chéo SPDV khác...
Kết quả phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Agribank Thanh Hoá trong những năm 2008 - 2011 cụ thể như sau:
Bảng 2.10: Kết quả thu dịch vụ ngân hàng điện tử 2008 - 2011:
7
S T T Tên