Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia, một vùng, một địa phương như địa hình, rừng, biển, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên thực vật, động vật… có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hình thành các trung tâm, khu, điểm đến du lịch và tính bền vững của các sản phẩm du lịch. Thực tiễn cho thấy, một quốc gia, một vùng, một địa phương nếu có nhiều cảnh đẹp tự nhiên, có khí hậu ấm áp, có rừng, biển, động vật, thực vật phong phú,… cộng với nằm ở vị trí có hệ thống giao thông thuận lợi thì ở đó chắc chắn sẽ có sức hấp dẫn lớn thu hút du khách du lịch đến tham quan, nghiên cứu. Đồng thời, nơi đó cũng có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các đối tượng khác nhau, góp phần thúc đẩy mạnh hoạt động du lịch phát triển.

Điều kiện kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các ngành kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con người thành hiện thực. Không thể nói tới nhu cầu hoặc hoạt động du lịch của xã hội nếu như lực lượng sản xuất xã hội còn ở trong tình trạng thấp kém. Thực tế cho thấy ở các nước có nền kinh tế chậm phát triển, nhìn chung nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch còn rất hạn chế. Ngược lại, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch ở các nước kinh tế phát triển rất đa dạng. Sự phát triển của du lịch bị chi phối bởi nền sản xuất xã hội. Để giải quyết nhu cầu ăn, ở, đi lại nghỉ ngơi du lịch của con người, những điều thiết yếu nhất đối với du lịch như mạng lưới giao thông, phương tiện giao thông, khách sạn nhà hàng… khó có thể trông cậy vào một nền kinh tế yếu kém.

Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi kinh tế phát triển ổn định cộng với môi trường chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách tham gia và các hoạt động du lịch, đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý Nhà nước. Trong thực tế, sự ổn định chính trị và xã hội được một số nghiên cứu coi như là một đặc điểm của sản phẩm du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến cầu của nhiều phân đoạn thị trường du lịch. Khi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của một điểm du lịch biến

động nhiều hơn khả năng dự trữ nguồn tài nguyên thì chúng có thể là nguyên nhân khiến cho đóng góp của ngành du lịch trong GDP không ổn định.

Cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sang đón tiếp cũng như chất lượng dịch vụ du lịch. Có hai loại cơ sở vật chất kỹ thuật đó là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng xã hội.

Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch nhằm góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.

Xét về cơ cấu, tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Các tài nguyên thiên nhiên bao gồm: địa hình, khí hậu, suối nước khoáng, biển, sông, hồ, thực vật, động vật, rừng núi,… Tài nguyên nhân văn: các tượng đài kiến trúc, công trình văn hóa (viện bảo tàng, triển lãm, trưng bày nghệ thuật, nhà hát, thư viện,…), các di tích văn hóa, lịch sử, các loại hình văn hóa phi vật thể (lễ hội, âm nhạc cổ truyền, nghệ thuật,…)

Điều kiện này thuận lợi cho hoạch định phát triển du lịch và đưa ra thực thi các quyết định quản lý nhà nước về du lịch. Đây là cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển sản phẩm du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Các thành tựu kinh tế, chính trị có sức hút đối với nhiều khách du lịch. Các cuộc triển lãm thành tựu kinh tế, kỹ thuật là một ví dụ cho việc thu hút du khách. Các thương nhân tìm đến để thiết lập quan hệ, quảng bá sản phẩm. Khách tham quan tìm đến để thỏa mãn những mối quan tâm, hiếu kỳ. Các nhà nghiên cứu tìm đến để quan sát, xem xét và học hỏi,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)