Dự báo phát triển ngành du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 83)

3.1.1.1 Dự báo phát triển du lịch trên thế giới

Theo UNWTO, ngành kinh tế du lịch thật sự phát triển từ năm 1955 của thế kỷ XX. So với nhiều ngành công nghiệp khác, ngành du lịch ra đời muộn hơn, nhưng lại phát triển với tốc độ nhanh hơn. Hiện nay, nhiều nước lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, lôi kéo và tạo điều kiện cho nhiều ngành khác phát triển theo, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội. Số lượng khách du lịch trên thế giới ngày càng tăng. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), số lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu năm 2018 đã vượt mốc 1,4 tỷ lượt, tăng 74 triệu lượt so với năm 2017, đạt mức tăng trưởng gần 6%. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong giai đoạn từ 2010 đến nay (chỉ sau mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7% của năm 2017). Năm 2018, châu Á - Thái Bình Dương đón 342,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng 6,1% so với năm 2017, chiếm gần 1/4 tổng lượng khách quốc tế toàn cầu, trong đó, Đông Nam Á là khu vực dẫn đầu về tăng trưởng khách quốc tế đến với 7,4%. Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh và có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội trên toàn cầu. Du lịch trở thành một trong những trụ cột chính của thương mại quốc tế, là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều nước đang phát triển. UNWTO dự báo, hoạt động du lịch toàn cầu sẽ tăng trưởng khoảng 3-4% trong năm 2019. Dự báo đến năm 2030, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu đạt 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách quốc tế lớn thứ 4 trên thế giới. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới. [6]

Thực tế cho thấy, sự phát triển du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hướng sau đây:

Một là, du lịch thế giới đã trở thành một hiện tượng KT-XH phổ biến. Điều này là do

các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội; (2) Mạng lưới và phương tiện giao thông ngày càng được hoàn thiện, nhất là phương tiện hàng không ngày càng phát triển đã tạo cho khách du lịch có nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham quan; (3) Xu hướng hòa bình thế giới ngày càng được củng cố, sự liên kết, hợp tác song phương, đa phương giữa

các quốc gia trên thế giới ngày càng được mở rộng; (4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan… đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình.

Hai là, có sự thay đổi hướng đi của khách du lịch quốc tế. Nếu như trong những năm

cuối thế kỷ XX nguồn khách du lịch tập trung vào các nước thuộc Châu Âu và Mỹ thì sang những năm đầu thế kỷ XXI khách du lịch lại tìm đến những nước đang phát triển thuộc Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có các nước thuộc khối ASEAN. Điều này mở ra cho các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương triển vọng to lớn cho việc phát triển du lịch. Theo dự báo của UNWTO, thời gian tới, nhu cầu du lịch sẽ tăng 4% hằng năm trong giai đoạn 2018-2028, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ đón 535 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2030, đứng đầu thế giới [7].

Ba là, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế có sự thay đổi. Những năm trước đây,

phần chi tiêu của khách du lịch chủ yếu dành cho việc ăn, ở, đi lại,… thì nay việc chi tiêu của du khách phần lớn tập trung cho việc mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm, tham quan, giải trí,…

Bốn là, việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hướng lựa chọn các loại hình như: (1) Du lịch bằng máy bay tư nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thương mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; (2) Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khách nhau trong một gia đình; (3) Du lịch không mang theo con cái; (4) Du lịch cùng với đoàn tùy tùng (những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sư, đầu bếp… của các nhân vật nổi tiếng); (5) Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.

- Định hướng phát triển du lịch ở nước ta:

Văn kiện Đại hội VIII của Đảng ghi rõ: “Phát triển nhanh du lịch, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực” [2]. Đại hội IX của Đảng

tiếp tục khẳng định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.

Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của Đảng, Nhà nước ta xác định du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có những nét đặc thù riêng, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao.

Phát triển du lịch có thể kéo theo phát triển các ngành kinh tế khác có liên quan như tài chính, ngân hàng, hải quan, văn hóa, thông tin, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng… thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng, miền, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa phát triển kinh tế cả nước thực hiện xóa đói giảm nghèo… Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của du lịch, đặt du lịch vào vị trí rất quan trọng.

3.1.1.2 Dự báo phát triển du lịch ở Việt Nam

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta xác định: phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển KT-XH của Đảng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. HĐDL phải đồng thời đạt hiệu quả cao trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội.

Nội dung quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước ta được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau đây:

Một là, phát triển du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào HĐDL và sự quản lý của Nhà nước đối với HĐDL là hai mặt thống nhất của một vấn đề: vừa huy động được nhiều nguồn lực,

vừa làm cho du lịch nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Hai là, phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt.

Du lịch là ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta, bởi vì phân công lao động trong nước chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho người lao động.

Ba là, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa.

Quan điểm phát triển du lịch quốc tế bắt nguồn từ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, phù hợp với xu thế phát triển của du lịch thế giới và đón trước thời cơ của làn song du lịch thế giới đang đổ dồn về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Có thể thấy, phát triển du lịch quốc tế và nội địa đều là những động lực quan trọng thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Muốn đạt được điều đó, cần tránh tư tưởng xem nhẹ mặt này hay mặt khác.

Bốn là, phát triển du lịch nhanh và bền vững.

Việc phát triển du lịch ở nước ta đang nằm trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Phát triển du lịch nhanh là để tránh rơi vào nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực. Song mặt khác, ngành du lịch cũng nư nhiều ngành kinh tế khách ở nước ta đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa du lịch là ngành định hướng tài nguyên nên phát triển du lịch phải đảm bảo yếu tố bền vững, đảm bảo sức cạnh tranh với du lịch bên ngoài.

Năm là, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó cho thấy, kinh doanh du lịch cũng như

các ngành kinh doanh khác, ngoài việc đảm bảo lợi nhuận nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước, còn phải bảo đảm an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch bền vững và lâu dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hữu lũng, tỉnh lạng sơn (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)