tư phát triển du lịch
Tập trung hoàn thành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Hữu Lũng từ nay đến năm 2023 phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới, trên cơ sở
đó tiếp tục xây dựng và bổ sung điều chỉnh kịp thời quy hoạch cụ thể các khu, điểm du lịch trọng điểm, đảm bảo chất lượng và tính khả thi cao để thu hút đầu tư.
Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1278/QĐ-UBND ngày 21/8/2010 của UBND tỉnh về phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, cụ thể:
- Phát triển du lịch huyện Hữu Lũng phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, định hướng phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch các ngành kinh tế khác của huyện.
- Phát triển du lịch huyện Hữu Lũng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng bền vững; gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ vững an ninh, quốc phòng, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường; tạo môi trường an toàn lành mạnh, thu hút khách du lịch và đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
- Phát triển du lịch huyện Hữu Lũng đặt trong mối liên hệ vùng, cả nước và quốc tế để khai thác khách du lịch nội địa, đồng thời mở rộng thu hút khách du lịch quốc tế. Phát triển du lịch văn hoá và sinh thái với việc lấy du lịch văn hoá làm trọng tâm để phát huy có hiệu quả tài nguyên du lịch của huyện; kết hợp giữa truyền thống với hiện đại nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là giá trị bản sắc văn hóa truyền thống, gắn với kết hợp liên kết hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài huyện, các thành phần kinh tế đầu tư vào các cơ sở, các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; phát triển mạnh du lịch cộng đồng.
- Đối với công tác xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đi lại và phát triển du lịch tại huyện cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa, đặc biệt tuyến đường Tỉnh lộ 243 nối từ Quốc lộ 1A đi qua Yên Vượng đến Yên Thịnh bị tàn phá nặng nề do các phương tiện vận chuyển đá quá tải thường xuyên đi lại. Theo văn bản báo cáo số
09/BC-CT về việc tổng hợp kết quả đếm xe trên tuyến tỉnh lộ 243, bình quân 1 tháng thì có đến 960 chiếc xe tải hạng nặng; xe tải hạng trung và xe tải nhẹ là trên 700 chiếc và trên 3.000 phương tiện khác tham gia lưu thông, hoạt động đi lại trên tuyến đường này. Nguyên nhân chính là do có nhiều doanh nghiệp khai thác đá thường xuyên vận chuyển qua tuyến đường, vì vậy cần làm tốt công tác vận động, yêu cầu các chủ mỏ, các công ty khai thác, kinh doanh đá vôi trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp để khắc phục, nâng cấp tuyến đường này.
- Có thể thấy rằng, Hữu Lũng là địa phương có nhiều điểm tín ngưỡng, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu. Đây là một trong những lợi thế để huyện phát triển sản phẩm du lịch; xây dựng tour tuyến du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái gắn kết với các điểm du lịch lân cận tại huyện Bắc Sơn và huyện Bình Gia… Ngoài ra, cần tiến hành thực hiện phục dựng lễ hội đền Bắc Lệ nhằm phát huy hơn nữa giá trị về du lịch văn hóa lễ hội gắn với di tích đền Bắc Lệ, đền Đèo Kẻng, xã Tân Thành, làm tốt công tác xã hội hóa nhằm đầu tư nâng cấp, sửa chữa và xây mới một số hạng mục tại các đền: Bắc Lệ (xã Tân Thành), Phú Vị (xã Hồ Sơn), Quan giám sát, Chầu Lục (xã Hòa Lạc), Đình Bơi (xã Sơn Hà) góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch tâm linh. các cấp chính quyền, ngành chức năng cần nghiên cứu, tập trung tạo lập môi trường hoạt động du lịch bền vững theo tinh thần Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; tổ chức tốt lễ hội và phát huy giá trị di tích, gắn với công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh tại các điểm du lịch, điểm di tích trên địa bàn huyện.
- Đầu tư, nâng cấp, mở rộng quy mô và công năng sử dụng các hệ thống điểm dừng nghỉ du lịch trên quốc lộ 1A. Xây dựng nội dung đểin và trưng bày các ấn phẩm, vật phẩm tại các điểm dừng nghỉ, nhằm giới thiệu, hình thành và định hướng nhu cầu của du khách đối với các sản phẩm du lịch của địa phương.
- Khắc phục triệt để tình trạng lấn chiếm khu vực khoanh vùng bảo vệ của các di tích, người dân và chính quyền địa phương cần ý thức được việc bảo vệ các giá trị di sản văn hóa. Mặt khác, đẩy mạnh việc xử lý rác thải, chất thải, vấn đề an ninh, trật tự, bảo
vệ môi trường văn hóa, truyền thống của địa phương, sức khỏe cộng đồng dân cư vùng du lịch. Đây là những vấn đề có tính cấp bách cần được ưu tiên khắc phục sớm.
- Công tác nghiên cứu thị trường chưa được thực hiện, vì vậy còn thiếu cơ sở cho việc định hình thị trường để xúc tiến quảng bá cũng như việc phát triển thương hiệu du lịch huyện Hữu Lũng. Việc triển khai các hoạt động xúc tiến du lịch thiếu chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm và chưa đáp ứng được yêu cầu theo đuổi thị trường mục tiêu. Vì vậy, cần phải có các cuộc tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường khách du lịch thường xuyên, sâu rộng để nắm bắt được nhu cầu của khách du lịch, phát huy được thế mạnh về văn hóa lễ hội, du lịch xanh để thu hút du khách. Nhất là cần đầu tư nghiên cứu phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (loại hình homestay) đang được du khách nước ngoài rất ưu chuộng. Phải có khảo sát, quy hoạch, hỗ trợ, hướng dẫn cư dân địa phương có vùng, khu du lịch trọng diểm tham gia loại hình du lịch này, để vừa phát triển du lịch, vừa giúp người dân có việc làm, tăng thu nhập, gắn bó với hoạt động du lịch địa phương. Nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch vùng núi phía bắc cũng như chất lượng các dịch vụ như giá cả, mua sắm, ăn uống, đi lại sao cho phù hợp với khách du lịch trong và ngoài nước.