Về công tác định hướng phát triển du lịch trên địa bàn huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Căn cứ để xây dựng chiến lược còn chưa đầy đủ và chuẩn xác. Cụ thể, còn thiếu các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài liệu phân tích đối thủ cạnh tranh… Các tài liệu đánh giá lợi thế phát triển chưa cụ thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, tiêu chuẩn định mức tính toán chưa thật sát với điều kiện cụ thể của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, chưa lường hết được các biến động và những khó khăn sẽ nảy sinh.
- Phương pháp xây dựng chủ yếu là dự báo, cân đối. Cách lựa chọn mang nhiều yếu tố chủ quan, thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ.
- Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của huyện
Về công tác xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch, xây dựng đội ngũ Cán bộ quản lý cho phát triển du lịch ở địa phương
- Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho người dân và việc nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư địa phương về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tê – xã hội, mặc dù được chính quyền huyện thực hiện khá tích cực, song hiệu quả còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.
- Việc cụ thể hóa và thực hiện các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để quản lý, điều hành HĐDL từng lúc còn chậm, nội dung chưa sát, chưa hợp với điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch ở huyện và chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói
chung và HĐDL nói riêng mặc dù được cải thiện nhưng nhìn chung còn phức tạp, gây phiền hà cho các nhà đầu tư.
- Công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nói chung, trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch nói riêng, từng lúc, từng nơi chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số quy hoạch đã có dấu hiệu lạc hậu, bất cập, chồng chéo, có nguy cơ tác động tiêu cực đến môi trường và hủy hoại tài nguyên du lịch.
- Công tác quản lý các khu, điểm du lịch trên địa bàn còn chồng chéo.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch của huyện mặc dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra và hiệu quả thấp.
- Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương khác trong nước tuy được thực hiện nhưng nhìn chung mới dừng ở khâu ký kết và hoàn thiện các văn bản về hợp tác.
- Công tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho HĐDL còn nhiều hạn chế, chưa khắc phục được những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ du lịch trước yêu cầu phát triển ngành hiện nay cũng như tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu đội ngũ lao động tay nghề cao, chất lượng phục vụ chưa đồng đều và thiếu tính chuyên nghiệp.
- Công tác thanh, kiểm tra HĐDL và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch mặc dù được chính quyền huyện quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập, hiệu quả mang lại không cao, công tác xử lý sau kiểm tra, tranh tra từng lúc, từng nơi chưa dứt khoát, còn kéo dài; việc tố cáo, khiếu nại trong lĩnh vực du lịch còn diễn biến phức tạp.
- Tình trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du lịch vẫn thường xuyên xảy ra; taxi dù, hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép khách du lịch vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều địa phương, nhất là vào mùa cao điểm.
- Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả; mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Kinh phí Nhà nước đầu tư còn hạn chế, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu.
- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng tiếp cận điểm đến còn thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách sản phẩm du lịch nhỏ lẻ, vận hành chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch với thương hiệu nổi bật. Nguồn nhân lực du lịch cũng là điểm yếu kém lớn của HĐDL.
Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan:
+ Nền kinh tế nước ta phát triển chưa cao, trình độ khoa học – công nghệ còn hạn chế. Đây là một thách thức đặc biệt lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước về kinh tế nói chung và HĐDL nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. + Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chưa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động QLNN về du lịch ở các địa phương. Mặt khác, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. QLNN trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Một số cấp ủy đảng và chính quyền trong huyện chưa coi trọng và quan tâm đúng mức đến công tác quản lý nhà nước đối với HĐDL trên địa bàn. Nhận thức về vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện còn hạn chế, nên nhiều nơi, nhiều đơn vị trong huyện còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa năng động, sáng tạo, chưa
quan tâm tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển, chưa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.
+ Nội dung, phương thức và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cư trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở huyện.
+ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của huyện chưa được xây dựng. Mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong huyện còn thiếu chặt chẽ.
+ Về xây dựng và đầu tư phát triển: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 ước đạt 14.222 tỷ đồng, bằng 104,8% kế hoạch, tăng 5,7% so với năm 2017, trong đó: vốn đầu tư qua ngân sách huyện 4.412 tỷ đồng, tăng 7,2%; vốn đầu tư bộ ngành, DNNN 3.245,2 tỷ đồng, tăng 4,3%; vốn đầu tư của tư nhân, dân cư 5.760 tỷ đồng, tăng 6,8%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 805,7 tỷ đồng, giảm 4,1% so với năm 2014. Công tác xúc tiến đầu tư từng bước được đổi mới theo hướng vận động trực tiếp các tập đoàn, tổng công ty lớn có năng lực tài chính, công nghệ và thị trường. Năm 2018, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 29 dự án, gồm 8 dự án FDI tổng vốn đầu tư 19,47 triệu USD, 21 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đầu tư 2.417 tỷ đồng; giá trị thực hiện các dự án ước đạt 967 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư nhiều dự án còn chậm; một số chủ đầu tư chưa chủ động triển khai các thủ tục đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Thu hút đầu tư còn hạn chế do hạ tầng khu, cụm công nghiệp thiếu và yếu, vị trí địa kinh tế kém lợi thế cạnh tranh. Nguồn vốn nhà nước dành cho đầu tư và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch chưa cao, trong khi đó việc phân bổ vẫn còn thiếu tập trung, dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ, các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Điều này cùng với việc thiếu cương quyết trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho hoạt động đầu tư và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh nói chung, HĐDL nói riêng, đã và đang ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến môi trường thu hút đầu tư ở huyện, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
+ Bộ máy QLNN về du lịch thiếu tính ổn định nên không đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý, nhất là bộ máy quản lý du lịch ở cấp xã, thị trấn. Quyền hạn, trách nhiệm cũng như lợi ích của các cấp, các ngành trong việc cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch; trong ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền; và trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đó chưa được làm rõ. Sự phối kết hợp trong quản lý HĐDL giữa các cơ quan chức năng của huyện chưa chặt chẽ. Trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành du lịch của huyện còn nhiều bất cập. Công tác quản lý cán bộ, quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ QLNN về du lịch huyện, nhất là đội ngủ cán bộ kế cận, tuy có được quan tâm nhưng chưa thường xuyên. Chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cán bộ, chính sách thu hút nhân tài chậm được ban hành hoặc chưa được chú trọng thực hiện.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực cho HĐDL còn chắp vá, thiếu hệ thống. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.
+ Công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch và xây dựng hệ thống đảm bảo thông tin du lịch chưa được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư đúng mức. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu; hình thức quảng bá kém hấp dẫn, diện quảng bá hẹp.
+ Phạm vi thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch chưa được xác định rõ ràng. Phương thức, trình tự thanh tra, kiểm tra bộc lộ nhiều hạn chế, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, gây ra sự chồng chéo và phiền hà cho các doanh nghiệp.
Kết luận chương 2
Trong những năm qua, cùng với đà phát triển KT-XH của huyện, kinh tế du lịch đã có bước chuyển biến tiến bộ, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài huyện đầu tư vào lĩnh vực này; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ngày càng được tăng cường, đặc biệt ở xã Hữu Liên, qua đó đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Khôi
phục và phát triển giá trị về văn hóa của các dân tộc trong huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Lượng khách, thu nhập và GDP du lịch tăng hàng năm góp phần làm tăng tỷ trọng dịch vụ trong tổng thu nhập của huyện, tạo tiền đề đưa du lịch từng bước thực sự trở thành ngành kinh tế động lực theo đúng mục tiêu đã được xác định.
Đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch đem lại hiệu quả nhất định về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường; thị trường du lịch ngày càng được mở rộng, sản phẩm du lịch đang dần được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng vùng và cả huyện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Để công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch được nâng cao, hoàn thiện, huyện Hữu Lũng cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, huy động sự tham gia, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể; Nghiên cứu, thực hiện và triển khai các Chính sách, pháp luật, văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện của địa phương; Xây dựng và công khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở huyện; Thường xuyên quan tâm, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch và tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước địa phương kinh doanh du lịch; Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực và thanh tra, kiểm tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch.
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Hữu Lũng
Giai đoạn 2014-2018, huyện Hữu Lũng đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản về phát triển du lịch từ nhằm thực hiện Nghị Quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, hằng năm Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch phát triển du lịch. Mục tiêu nhiệm vụ trọng tâm của huyện đề mục tiêu tới năm 2023 là: hoàn thành việc quy hoạch các khu, điểm du lịch; xác định các tuyến du lịch trọng điểm. Đồng thời xây dựng Đề án Phát triển du lịch cấp huyện, trong đó tập trung phát triển loại hình du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; phát triển các khu du lịch, dịch vụ mua sắm gắn với các khu sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản sạch; kết nối điểm du lịch trên địa bàn huyện với các vùng phụ cận để hình thành các tuyến du lịch trong và ngoài huyện.. Đây là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và định hướng đầu tư phát triển du lịch tâm linh và du lịch sinh thái, cộng đồng của huyện, trong đó xác định dự án trọng điểm đầu tư là Khu du lịch sinh thái Hữu Liên.
Hữu Lũng là huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, toàn huyện có 72 di tích kiến trúc nghệ thuật, trong đó có 2 di tích hiện nay đã được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch trên địa bàn tỉnh. Huyện có nhiều lẽ hội truyền thống, tiêu biểu lễ hội Trò Ngô xã Yên Thịnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia… Trên địa bàn huyện có hệ thống hang động núi đá vôi kỳ vĩ, rừng đặc dụng Hữu Liên; trong đó có 2 khu rừng nguyên sinh, với 776 loài thực vật, trên 30 loài trong số đó được xếp vào sách đỏ; có 409 loài động vật quý hiếm. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hữu Lũng phát triển du lịch.
3.1 Dự báo phát triển ngành và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở Hữu Lũng