xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp để có cơ sở cấp tín dụng là một hoạt động thường xuyên của các NHTM. Dù ở mỗi NHTM khác nhau, các tiêu chí chấm điểm, phân loại khách hàng có thể không giống nhau hoàn toàn nhưng về bản chất là như nhau. Mục đích cuối cùng các NHTM mong muốn là cấp tín dụng đúng đối tượng và thu hồi được vốn và lãi khi đến hạn.
1.2.3.1. Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân
xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc đánh giá, chấm điểm khách hàng để đưa ra nhận định hiện tại của một ngân hàng hay tổ chức xếp hạng về mức độ tín nhiệm tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với khả năng mất vốn của ngân hàng được thể hiện thông qua một hệ thống các ký hiệu xếp hạng.
xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân chỉ là quan điểm về mức độ rủi ro tín dụng, không phải là sự bảo đảm cho chất lượng tín dụng hay rủi ro tương lai của khoản tín dụng. xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân giúp ngân hàng đánh giá và dự báo rủi ro tín dụng trên cơ sở đó để ngân hàng cấp tín dụng.
Theo FICO: “xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân là việc xác định một điểm số tổng hợp các rủi ro tín dụng dựa trên một bức tranh về báo cáo tín dụng khách hàng tại một thời điểm cụ thể.”
Theo Merrill: “xếp hạng tín dụng là sự đánh giá hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng người đi vay có thể thanh toán trả gốc và lãi đúng hạn.”
Từ các khái niệm trên cho thấy hệ thống xếp hạng tín dụng dùng để đánh giá năng lực và thiện chí trả nợ đúng hạn của khách hàng theo những điều khoản đã cam kết khi NHTM giải quyết cho vay.
a) Quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân
Thông thường, để có một kết quả xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân với chất lượng cao, công tác đánh giá phân tích xếp hạng của các NHTM phải qua các bước theo một trình tự nhất định. Một quy trình xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là bước hết sức quan trọng trong quá trình xếp hạng tín dụng, thậm chí quyết định đến chất lượng xếp hạng. Trước khi xếp hạng tín dụng, người thực hiện xếp hạng cần phải thu thập các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong mô hình đánh giá, xếp hạng tín dụng của ngân hàng. Thông tin sử dụng trong quá trình xếp hạng, ngoài những thông do chính khách hàng cung cấp, cần phải thu thập các thông tin từ nhiều nguồn khác như: từ các phương tiện trên thông tin đại chúng, nội bộ ngân hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng của của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan thuế... Đối với khách hàng cá nhân, thông tin từ nơi cư trú rất quan trọng, như thông qua chính quyền địa phương, tổ khu phố, hàng xóm láng giềng của họ. Có thể đây không phải là thông tin tài chính nhưng những thông tin liên quan đến tư cách, đạo đức của khách hàng, có khả năng ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ cho ngân hàng.
Bước 2: Phân tích thông tin, đánh giá và xếp hạng tín dụng khách hàng
Mỗi NHTM có thể sử dụng mô hình khác nhau đã được thiết lập của ngân hàng, nhập thông tin đã thu thập được để đánh giá khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân thường được giữ bí mật cho riêng ngân hàng.
Bước 3: Giám sát sau xếp hạng
Ngân hàng sẽ thực hiện theo dõi tình trạng tín dụng, sự thay đổi của các chỉ tiêu ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng định kỳ để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin liên quan đến trước và sau khi điều chỉnh đều được ngân hàng lưu trữ trong hệ thống để làm căn cứ tiếp tục cấp tín dụng, giảm mức tín dụng đã cấp hoặc thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng cá nhân. NHTM dựa trên các kết quả xếp hạng, so sánh với thực tế rủi ro phát sinh tại ngân hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng nếu cần thiết.
b) Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng cá nhân
Hiện tại, các NHTM có nhiều phương pháp xếp hạng tín dụng cá nhân, tùy vào đối tượng xếp hạng mà tổ chức đó lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết các NHTM đều đánh giá dựa trên hai nhóm chỉ tiêu chính là chỉ tiêu về nhân thân và chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Cụ thể:
Nhóm chỉ tiêu về nhân thân: là các thông tin cơ bản của cá nhân vay vốn như tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số năm công tác trong lĩnh vực hiện tại, tình trạng nhà ở, số người phụ thuộc về tài chính,... Nhóm chỉ tiêu này có thể được xác định và kiểm chứng dựa trên giấy tờ tùy thân và thông tin thu thập từ người thân, chính quyền địa phương của người vay vốn. Nhóm chỉ tiêu về nhân thân thường chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nhóm chỉ tiêu khả năng trả nợ, các khách hàng đang trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn cao, sở hữu nhà ở, lĩnh vực công tác lâu năm, ổn định là các yếu tố đạt mức điểm tốt nhất, ngân hàng đánh giá các đối tượng này mang tính ổn định cao, có khả năng trả nợ tốt.
Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ: là nhóm chỉ tiêu có trọng số cao hơn, có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định cho vay. Đối với từng ngân hàng, các yếu tố để đánh giá
khả năng trả nợ của khách hàng có thể khác nhau, do đối với khách hàng cá nhân không có các chỉ tiêu tài chính mang nhiều ý nghĩa đánh giá như đối với khách hàng doanh nghiệp, cũng như mức độ tin cậy của số liệu cũng cần phải xem xét kỹ. Tuy nhiên, tựu chung lại thì hướng đánh giá xếp hạng đối với cá nhân sẽ chủ yếu dựa trên uy tín, lịch sử trả nợ và ước lượng khả năng trả nợ dựa trên thông tin về thu nhập.
Hiện tại, mô hình chấm điểm XHTD cá nhân đang được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới và được nhiều NHTM vận dụng là mô hình điểm số tín dụng của FICO. Điểm số tín dụng của FICO được tính toán dựa trên một phương pháp toán học, đánh giá nhiều thông tin tín dụng của khách hàng từ các báo cáo tín dụng do các tổ chức cung cấp. Sau đó, FICO so sánh những thông tin trên với những mâu thuẫn được đúc kết từ hàng trăm ngàn báo cáo tín dụng trong quá khứ để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong tương lai của khách hàng. Các tiêu chí đánh giá tín nhiệm của FICO đối với cá nhân như sau:Bảng 1.1: Cấu trúc mô hì nh điểm số tín dụng cá nhân của FICO
chức tín dụng (Amounts
Owned)
là đối tượng thẻ tín dụng sẽ làm giảm điểm
Số lần vay nợ mới (New Credit)
Vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng càng thấp
10% Các loại tín dụng
sử dụng (Types of Credit in use)
Các loại nợ khác nhau sẽ được tính điểm số
nghiệp trong việc cam kết và khả năng thực hiện các cam kết về tín dụng đối với ngân hàng. Khả năng và năng lực của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính.
a) Các chỉ tiêu tài chính
Các chỉ tiêu tài chính được phản ánh trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích các tỷ số tài chính, cán bộ đánh giá có thể xác định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Đồng thời các tỷ số tài chính cũng tạo điều kiện cho việc so sánh “sức khỏe” của các doanh nghiệp giữa các thời kỳ và so sánh với các doanh nghiệp khác hay các giá trị trung bình của ngành. Các chỉ số tài chính doanh nghiệp bao gồm các chỉ số như sau:
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đáp ứng việc thanh toán nợ ngắn hạn, do đó đánh giá hệ số này có thể đo lường được khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp giảm, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng và ngược lại. Tuy nhiên nếu hệ số này tăng quá cao có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động, sử dụng không hiệu quả tài sản lưu động do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi... Mặt khác, trong nhiều trường hợp hệ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh
khoản bởi nếu hàng hóa tồn kho là những hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ.
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn — Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp và tính toán dựa trên tất cả tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt nhằm đáp ứng những nhu cầu thanh toán ngắn hạn. Hệ số này lớn hơn 1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là tốt. Tuy nhiên để đánh giá chính xác chỉ tiêu này thì còn phải xem xét thêm về vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp cao thì biểu hiện khả năng thanh toán thời điểm hiện tại tốt. Tuy nhiên việc để lượng vốn của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động:
Hiệu quả hoạt động là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp. Mức độ hiệu quả hoạt động sẽ ảnh hưởng tới khả năng tạo vốn của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ hoàn trả nợ. Người chủ doanh nghiệp phải đầu tư và sử dụng vốn theo cách kết hợp tối ưu các tài sản có để thu được tối đa doanh thu và lợi nhuận. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả kéo dài sẽ là nguyên nhân dẫn tới thất bại của một doanh nghiệp. Các chỉ tiêu thích hợp để đo lường về hiệu quả hoạt động bao gồm 04 chỉ tiêu sau:
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/Tài sản ngắn hạn bình quân
Hệ số cho biết cứ bình quân sử dụng một đồng vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
Đây là hệ số đánh giá doanh nghiệp sử dụng hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Hệ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, thời điểm đánh giá, mùa vụ.. .Tuy nhiên, nó cũng phản ánh những quyết định quản lý có chủ ý của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần/Các khoản phải thu bình quân
lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh, vốn của doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tu nhiều vào các khoản phải thu.
Hiệu suất sử dụng Tài sản cố định = Doanh thu thuần/Giá trị còn lại của Tài sản cố định bình quân
Đây là hệ số phản ánh khả năng sử dụng hiệu quả tài sản cố định. Hệ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của tổ chức đã tạo ra mức doanh thu thuần cao hơn so với tài sản cố định. Còn nếu nhu hệ số này quá thấp cho thấy năng lực sản xuất của doanh nghiệp bị hạn chế.
Nhóm chỉ tiêu cân nợ:
Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu đánh giá mức sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ càng cao thì rủi ro tài chính càng lớn vì tỷ lệ nợ cao sẽ ảnh huởng lớn đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp và DN sẽ phá sản ngay nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc.
Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp và qua đó đo luờng đuợc khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp không có khả năng trả nổi vốn và lãi trong tuơng lai là rất lớn.
Nhóm chỉ tiêu thu nhập:
Nhóm chỉ tiêu thu nhập dùng để đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mức lãi hàng năm ổn định chắc chắn sẽ ít rủi ro hơn một doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận thuờng hay biến động. Các hệ số về thu nhập đo luờng trực tiếp hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong việc chuyển hóa doanh thu bán hàng thành lợi nhuận. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn hay không tuỳ thuộc rất lớn vào khả năng thu nhập. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu:
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này đo luờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh này là độc lập với cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Do đó chỉ số này có mối liên hệ đến xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao và lợi nhuận có tính bền vững theo thời gian thì rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp sẽ thấp và nguợc lại.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sỡ hữu = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân
Đây là chỉ tiêu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính để nâng cao lợi nhuận của các cổ đông. Tỷ số này càng cao và ở mức hợp lý sẽ khuyến khích các cổ đông tăng cường đầu tư nhiều hơn để đổi mới công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó khả năng vỡ nợ sẽ thấp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần
Chỉ số này đo lường mức sinh lời của doanh thu sau khi thanh toán mọi chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ suất này càng cao là điều kiện cần cho việc kinh doanh thành công của doanh nghiệp.
b) Các chỉ tiêu phi tài chính
Do dữ liệu tài chính định lượng không đủ để đo lường chính xác tín nhiệm của doanh nghiệp, phân tích các chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng để thực hiện điều chỉnh cần thiết. Đây là nhân tố không biểu hiện bằng con số, nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Phân tích các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm các chỉ tiêu:
Năng lực quản trị của doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kỉnh doanh của doanh nghiệp:
Năng lực quản trị của Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể được đánh giá thông qua trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý cao cấp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, kỹ năng marketing, kỹ năng quản trị chuỗi cung ứng, môi trường kiểm soát nội bộ, nề nếp tổ chức của doanh nghiệp...Những doanh nghiệp có năng lực quản trị giỏi sẽ có khả năng chịu đựng tốt hơn trước những rủi ro biến động của môi trường kinh doanh như rủi ro trong chính sách kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp:
Các yếu tố quyết định khả năng đứng vững của doanh nghiệp trước các áp lực cạnh tranh là vị trí của doanh nghiệp trên các thị trường chính, mức độ vượt trội của sản phẩm và mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với giá sản phẩm trên thị trường. Các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thường đa dạng hóa sản phẩm, đa