THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.1. Sơ lược quá trì nh hì nh thành và phát triển
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước.
Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được chính phủ lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) chính thức hoạt động ngày 2/6/2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 101 chi nhánh và 395 phòng giao dịch trên toàn quốc, 03 công ty con tại Việt Nam, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, 02 công ty con tại nước ngoài và 04 công ty liên doanh, liên kết. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2.1.2. Tì nh hì nh hoạt động của Vietcombank
2.1.2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1. Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank từ 2015 - 2017
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9.598 9.915 14.098 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (1.121) (1.337) (2.757)
Lợi nhuận trước thuế 8.477 8.578 11.341
Thuế Thu nhập doanh nghiệp (1.695,4) (1.715,6) (2.268,2)
Lợi nhuận sau thuế 6.781,6 6.862,4 9.072,8
Số lượng chi nhánh (chi nhánh) 75 90 101
Tổng số nhân viên (người) 12.952 14.576 15.365 Cổ phiếu phổ thông (triệu cp) 2.346 2.453 2.665
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%/năm) 10% ữ% 11%
ROAE 29,11% 19,23% 19,74%
ROAA 1,88% 1,21% 1,29%
Tỷ lệ nợ xấu 1,68% 1,46% 1,11%
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (8.610) (8.087) (8.113)
Tỷ lệ nợ xấu 1,68% 1,46% 1,11%
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam)
Với phương châm hành động Chuyển đổi - Hiệu quả - Ben vững và quan điểm chỉ đạo điều hành Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm, trong năm 2017 toàn hệ thống Vietcombank đã nỗ lực hoàn thành xuất sắc kế hoạch đề ra.
Tổng tài sản đạt 1.035.293 tỷ đồng, tăng 31,39% so với năm 2016. Vốn chủ sở hữu đạt 52.558 tỷ đồng, tăng 9,16% so với năm 2016, trong đó lợi nhuận chưa phân phối đạt 8.715 tỷ đồng.
Tỷ suất sinh lời tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ, lợi nhuận trước thuế vượt mức 10.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2016. Hiệu suất sinh lời trên tổng tài
sản bình quân ROAA và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân ROAE: đạt tuơng ứng là 1,29% và 19,74%, tang nhẹ so với năm truớc (năm 2016, ROAA đạt 1,21%, ROAE đạt 19,23%). Thu nhập thuần từ lãi tăng 18,37% so với năm 2016; thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 20,51% so với năm 2016. Tỷ lệ chi phí quản lý/tổng thu nhập xấp sỉ 40,35%; Tỷ trọng thu ngoài lãi/ tổng thu nhập đạt ~25,44%; Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) duy trì ở mức 2,66%. Lợi nhuận truớc thuế năm 2017 đạt 11.341 tỷ đồng, tăng 32,21% so với năm 2016.
Vietcombank tiếp tục là TCTD có mức vốn hóa lớn nhất thị truờng, hệ số an toàn vốn trong giới hạn an toàn. Cổ phiếu Vietcombank tiếp tục có mức giá cao nhất ngành, tiếp tục nằm trong top 3 doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn nhất thị truờng. Hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 11,13% đáp ứng quy định của NHNN.
2.1.2.2. Tình hình hoạt động tín dụng
Bảng 2.2. Ti nh hì nh hoạt động tín dụng của Vietcomb ank từ 2015 - 2017
tăng tín dụng bán lẻ tại các phòng giao dịch. Do vậy, du nợ cho vay khách hàng tăng truởng tốt, đạt 543.434 tỷ đồng, tăng truởng tín dụng 17,93% so với năm 2016, hoàn thành kế hoạch năm 2017 và nằm trong mức kiểm soát của NHNN. Chất luợng tín dụng đuợc cải thiện đáng kể. Du nợ nhóm 2 tại thời điểm 31/12/2017 ở mức 4.783 tỷ đồng, giảm 2.637 tỷ đồng tuơng đuơng 35,54% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ nợ nhóm 2: 0,86%, giảm 0,7 điểm % so với năm 2016. Du nợ xấu nội bảng tại 31/12/2017 ở mức 6.208 tỷ đồng, giảm 714,4 tỷ đồng so với năm 2016 (giảm ~10,32%). Tỷ lệ nợ xấu: 1,11%, giảm 0,34 điểm % so với cuối năm 2016, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (1,5%). Du quỹ dự phòng rủi ro 8.113 tỷ đồng, tỷ lệ quĩ DPRR/nợ xấu duy trì ở mức cao (~130,69%). Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.180 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra.
2.1.3. Chính sách tín dụng của Vietcomb ank
Vietcombank xây dựng chính sách tín dụng theo hướng đảm bảo tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động thực tế nhằm nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo hướng mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ, đảm bảo mục tiêu quản trị rủi ro theo hướng không tập trung quá cao cho một nhóm khách hàng, những lĩnh vực ngành nghề có liên quan với nhau hay đối với một loại tiền tệ.
Chính sách tín dụng chú trọng tuân thủ các quy định của luật pháp có liên quan quan điểm bình đẳng tới khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế hay hình thức sở hữu, các ưu đãi tín dụng chỉ áp dụng căn cứ vào năng lực tài chính và mức độ rủi ro cũng như thiện chí trả nợ của từng khách hàng. Chính sách tín dụng cũng chú trọng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Trọng tâm chính trong chính sách tín dụng của Vietcombank như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh tín dụng bán lẻ và huy động vốn giá rẻ, đa dạng hóa danh mục và rút giảm dư nợ đối với doanh nghiệp hiệu quả thấp, tăng cường bán tín dụng gắn với sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Cụ thể:
- Rà soát các khách hàng mục tiêu, các khách hàng Vietcombank có thị phần thấp để có giải pháp nâng cao thị phần và hiệu quả kinh doanh từ khách hàng.
- Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng: rút giảm dư nợ doanh nghiệp có tình hình tài chính suy giảm, khách hàng có lãi suất thấp và hiệu quả tổng thể không cao, các nhóm khách hàng có tính chất tư nhân, gia đình với tỷ lệ tài sản bảo đảm thấp.
- Kiểm soát tốc độ tăng trưởng dư nợ trung dài hạn, đặc biệt đối với khách hàng chỉ vay trung dài hạn; phát triển khách hàng theo chuỗi, tăng cường bán chéo; tăng cường bán tín dụng gắn với sử dụng các dịch vụ ngân hàng đối với nhóm khách hàng hiệu quả.
- Hoàn thiện các dòng sản phẩm tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống; phát triển dòng sản phẩm kinh doanh; xây dựng dòng sản phẩm chuỗi hợp tác giữa bán buôn - bán lẻ; triển khai hợp tác có chọn lọc với các dự án bất động sản, hãng sản xuất kinh doanh chuỗi nhằm đẩy mạnh cho vay bán lẻ.
- Chú trọng nguồn vốn huy động giá rẻ: Huy động vốn không kỳ hạn thông qua công cụ quản lý vốn tập trung, cung cấp các dịch vụ thanh toán; hạn chế tối đa huy động vốn doanh nghiệp giá cao. Huy động vốn ngoại tệ thông qua chương trình
Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất khẩu (các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ lớn).
Thứ hai, triển khai chuyển đổi mô hình tín dụng bán buôn.
Tại Trụ sở chính: triển khai mô hình bán và quy trình bán cho từng phân khúc khách hàng; đầu tu hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) hỗ trợ công tác bán hàng và chăm sóc khách hàng; đánh giá kết quả triển khai theo các giai đoạn và lập kế hoạch áp dụng chuyển đổi mô hình cho toàn bộ các Chi nhánh trong hệ thống; chuyển đổi mô hình CRC để giảm tải cho cán bộ tín dụng.
Tại Chi nhánh: truyền thông chuơng trình dự án chuyển đổi tới tất cả các bộ phận có liên quan tại Chi nhánh; tích cực ứng dụng kết quả dự án để thay đổi về chất hoạt động kinh doanh.
Thứ ba, tăng cuờng công tác kiểm tra, kiểm soát, xếp hạng tín dụng truớc và sau khi cấp tín dụng, đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý dự phòng rủi ro.
Tiếp tục thực hiện chuyển đổi hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ theo định huớng của Ban Điều hành, phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu Basel II. Khẩn truơng triển khai dự án đầu tu hệ thống phần mềm quản lý hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Tăng cuờng kiểm tra, giám sát các đơn vị và quy trình hoạt động của Vietcombank, đặc biệt là các đơn vị và quy trình có độ rủi ro cao, rủi ro có tính hệ thống để kịp thời cảnh báo, phát hiện, và hạn chế các rủi ro; tăng cuờng giám sát, theo dõi từ xa đối với các hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện kiến nghị kiểm tra, kiểm toán.
Xây dựng phuơng án xử lý thu hồi nợ đối với từng khoản nợ và phân công cụ thể trách nhiệm thu hồi nợ đối với từng thành viên Ban Giám đốc chi nhánh, lãnh đạo phòng và cán bộ.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ CỦA VIETCOMBANK
Hệ thống XHTD năm 2018 của Vietcombank đuợc xây dựng dựa trên cơ sở thông lệ quốc tế Basel II, chuẩn mực quốc tế IAS 39, Thông tu 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nuớc và hệ thống XHTD năm 2014. Mục tiêu xây dựng hệ thống mới nhằm đánh giá, luợng hóa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục sản phẩm, xây
dựng kế hoạch dự phòng, cung cấp thông tin.