1.3.1.1. Những thay đổi trong cơ cấu, thủ tục, chính sách
Để áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bước của quy trình
chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà Nước ban hành. Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rỗng rãi và đồng bộ.
1.3.1.2. Do những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng chưa đầy
đủ và độ tin cậy chưa cao
Nhất là đối với khách hàng doanh nghiệp chưa xây dựng được báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó thiếu thông tin để chấm điểm theo chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ và cán bộ tín dụng sẽ không chấm điểm chỉ tiêu này. Nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính định kỳ và trong nhiều trường hợp thông tin do doanh nghiệp cung cấp sai lệch với tình hình thực tại của doanh nghiệp dẫn đến sự sai lệch trong đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
Đây là nhân tố có ảnh hưởng tới thông tin mà CBTD thu thập. Khi tiến hành thu thập thông tin, CBTD vấp phải nhiều khó khăn từ phía doanh nghiệp do đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vấn đề bảo mật thông tin mang tính quan trọng hàng đầu. Họ không muốn tiết lộ nhiều thông tin mang tính cạnh tranh với các doanh nghiệp khác hoặc những thông tin mật về phương thức và bí quyết kinh doanh. Vì thế những tài liệu họ cung cấp cho ngân hàng thường không thực sự chính xác và đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp của CBTD gặp nhiều khó khăn.
Nếu như có quy định rõ ràng về chính sách, công khai thông tin hoạt động doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện để CBTD thu thập thông tin dễ dang và chính xác hơn, nâng cao chất lượng nguồn thông tin từ đó nâng cao hiệu quả công tác XHTD.
1.3.1.3. Do thông tin khai thác khách hàng còn hạn chế
Mặc dù CIC được thiết lập nhằm tạo ra một nguồn dữ liệu về khách hàng cho các tổ chức thành viên cùng khai thác sử dụng phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng tín dụng, nhưng trên thực tế CIC chưa đáp ứng được nhu cầu đó cho các ngân hàng thương mại. Vì thông tin từ trung tâm tín dụng cũng chỉ mới khai thác hồ sơ của khách hàng trong thời gian từ 2 đến 3 năm trở lại đây và chủ yếu là khách hàng vay từ 50 triệu đồng trở lên.
Thông tin từ nhiều nguồn khác như báo, tạp chí chuyên ngành, từ các doanh nghiệp tổ chức khác... còn rất hạn chế. Hơn nữa sự chia sẻ thông tin giữa các ngân
hàng thương mại là rất hạn chế do việc các ngân hàng sợ mất khách hàng, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín dụng với khách hàng.
1.3.1.3. Do sự biến động của nền kinh tế
Nen kinh tế biến động quá nhanh có thể khiến các ngành sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn do không dự báo được thị trường. Các báo cáo, chỉ số ngành, chính sách về ngành có thể sai lệch lớn so với các bộ chỉ tiêu trung bình do các ngân hàng xây dựng để phục vụ chấm điểm. Vì vậy, trong khi hệ thống XHTD có độ trễ nhất định so với sự biến đổi nhanh chóng của nền kinh tế cũng có thể dẫn đến sai lệch trong kết quả xếp hạng tín dụng.