5. Cấu trúc luận văn
1.1.3.2 Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
- Phân tích cơ cấu tài sản:
Phân tích tìmhiểu sự thay đổi về giá trị, tỷtrọng của tài sản qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị hay không. Ngoài ra, việc phân tích này còn cung cấp những dữ liệu quá khứ cho nhà phân tích biết được xuhướng,bảnchấtsựbiếnđộngtàisảncủađơn vị.
Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh sự biến động trên tổng số tài sản (tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn…) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn so sánh được tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số.
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ. Sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay tiêu cực trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hay không cũng như có phù hợp với chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của tổ chức khoa học công nghệ công lập hay không? Phân tích cơ cấu nguồn vốn cung cấp thông tin cho người phân tích sự thay đổi nguồn vốn, một xu hướng cơ cấu
nguồnvốn hợp lý trong tương lai.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng được tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Cùng với việc so sánh tổng nguồn vốn cũng như từng loại vốn giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, các nhà phân tích còn tính ra và so sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn, từ đó thấy được xu hướng biến động, mức độ hợplý.
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về giá trị tài sản và cơ cấu vốn của đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mối quan hệ này giúp nhà phân tích phần nào nhận thức được sự hợp lý giữa nguồn vốn đơn vị huy động và sử dụng cùng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, và sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không.
Khi phân tích mối quan hệ tài sản và nguồn vốn nhà phân tích cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này cho biết sử dụng một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng nợ vay. Thông thường các chủ nợ thích hệ số này vì hệ số an toàn cao. Trong khi đó, các chủsở hữu của tổ chức khoa học công nghệ công lập ưa thích hệ số nợ cao vì họ chỉ cần bỏ ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng lớn tài sản. Hệ số nợ cao, mức độ an toàn tài chính giảm đi, mức độ rủi ro cao hơn và có thể đơn vị sẽ bị lỗ nặng nếu hoạt động sản xuất kinh doanh không ổn định, nhưng đơn vịcũng có khả năng thu lợi nhuận cao khi điều kiện kinh tế thuận lợi. Dù vậy, nếu hệ số này quá cao thì đơn vị sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và không thể kiểm soát được hoạt động của mình. Vì vậy, để vừa đảm bảo khả năng gia tăng lợi nhuận cao vừa giảm thiểu rủi ro khi đưa ra các quyết định tài chính, đơn vịcần xem xét và phân tích kĩ rủi ro và lợinhuận. [3]
1.1.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của tổ chức khoa học công nghệ công lập
Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Các chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
- Chỉ số thanh toán ngắn hạn:
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Tỷ lệ này càng cao thì đơn vịcàng chiếm được sự tin tưởng của các chủ nợ và nhà đầu tư.
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn –Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn
+ Chỉ số thanh toán nhanh:
Do hàng tồn kho là khoản mục có tính thanh khoản thấp nhất trong các tài sản ngắn hạn nên để đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn, đơn vị cần phải bỏ ra một khoảng thời gian và khoản chi phí nhất định để bán hàng tồn kho trong khi rất khó đạt được mức giá bằng giá trị ghi sổ. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán của đơn vịcàng tốt và ngược lại.[6]
1.1.3.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh của tổ chức khoa học công nghệcông lập
+ Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí, tổng chi phí sản xuất kinh doanh:
Tỷ số giữa GVHB/ Doanh thu = GVHB/ DT Tỷ số giữa CPBH/ Doanh thu = CPBH/ DT Tỷ số giữa CPQL/ Doanh thu = CPQL/ DT Tỷ số giữa Tổng CPSX/ Doanh thu = CPQL/ DT
Việc nắm bắt được tỷ trọng các khoản mục chi phí trong tổng doanh thu giúp cho đơn vị có được những phương án chi tiêu và phân bổ chi phí một cách hợp lí nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Nếu đơn vị sử dụng một cách tiết kiệm có hiệu quả các khoản mục chi phí thì sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh tốt.[3]
1.1.3.5 Phân tích tình hình luân chuyển hàng hóa tồn kho của tổ chức khoa học
công nghệcông lập
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho: là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đánh giá càng tốt, bởi lẽ đơn vịchỉ đầu tư cho hàng hoá tồn kho thấp nhưng vẫn đạt doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng hóa tồn kho bình quân
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Được xác định theo công thức sau:
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho Với sốngày trong kỳthường tính là 360 ngày [3]
1.1.3.6 Phân tích tỷ suất sinh lời của tổ chức khoa học công nghệcông lập
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu
(ROS) thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hệ số chi trả lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận của đơn vị đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thếnào. Việc đơn vị không trảđược các khoản nợ thể hiện khảnăng đơn vịcó nguy cơ bị phá sản.
Nếu hệ sốnày nhỏ hơn 1, nghĩa là tử số nhỏhơn mẫu sốthì khi đó, lợi nhuận trước thuế nhỏ hơn 0, đơn vị kinh doanh bị lỗ, lợi nhuận thu được không đủ chi trả lãi vay.
Nếu hệ số này bằng 1, tuy đơn vị chỉ trả được lãi vay nhưng không còn để nộp Ngân sách.
Cuối cùng, nếu hệ số này lớn hơn 1, đơn vị kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được bù đắp được lãi vay, vừa còn để nộp ngân sách, có thểcòn dôi ra đểtích luỹ.[6]
* Phân tích khảnăng sinh lời của tài sản
- Hệ số suất sinh lời của tài sản - ROA:
Chỉ số này là thước đo cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng để tạo ra tài sản. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Suất sinh lời của tài sản:
ROA = Lợi nhuấn sau thuế Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này rất quan trọng đối với người cho vay bởi vì đây là một trong những chỉ tiêu để các cổ đông và các nhà tài trợ ra các quyết định nên hay không đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức khoa học công nghệcông lập.[6]
* Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Thông qua chỉtiêu phân tích khảnăng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, giúp cho người phân tích có thể đánh giá được khảnăng sinh lợi và hiệu quả kinh doanh của tổ chức khoa học công nghệcông lập.
Vì đây là một trong những nội dung phân tích được nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt, nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khảnăng sinh lợi của vốn chủ sở hữu cần tính ra và so sánh chỉ tiêu. Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của chủ sở hữu.
Hệ số doanh lợi của VCSH= Lợi nhuấn trước thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Trong đó vốn chủ sở hữu bình quân được tính theo phương pháp bình quân giản đơn, ngoài ra người ta còn xem xét thêm các chỉtiêu sau:
Hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu: là chỉ tiêu phản ánh vốn chủ sở hữu trong kỳkinh doanh quay được bao nhiêu vòng.
Hệ số vòng quay của VCSH= Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số doanh lợi doanh thu thuần: phản ánh một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Hệ số doanh lợi doanh thu thuấn=
Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần
* Phân tích đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính hay đòn cân nợlà mối quan hệ giữa vốn mắc nợ và tổng số vốn hiện có. Hệ số này phản ánh trong một đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay. Khi hệ số này càng lớn thì chủ sở hữu càng có lợi, vì khi đó chủ sở hữu chỉ phải đóng một lượng vốn ít, nhưng được sử dụng một tài sản lớn. Đặc biệt khi đơn vị tạo ra lợi nhuận trên tiền vay lớn hơn tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận giành cho chủ sở hữu càng gia tăng.
Đòn bẩy tài chính (Hệ số nợ vay)= Tổng số nợ vay
Tổng tài sản
1.1.3.7 Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
Công tác sử dụng vốn kinh doanh trong các tổ chức khoa học công nghệ công lập chịu tác động của nhiều nhân tốbên trong và bên ngoài đơn vị. Các nhân tố này tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và tác động đến hoạt động sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hoạt động quản lý sản xuất nói chung. Các tác động này có
thểlà tác động tích cực, nhưng cũng có thể là tác động tiêu cực làm hạn chếvà ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó các nhà quản trị trong đơn vị phải luôn nắm bắt và quan tâm tới các nhân tốnày.
* Con người
Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Con người đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong đơn vị. Quyết định sử dụng đồng vốn kinh doanh của các nhà quản lý mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của đơn vịthì đồng vốn sẽđược sinh sôi, nảy nở, được sử dụng tiết kiệm và mang đến hiệu quảcao. Ngược lại, nếu quyết định sai lầm sẽ gây hậu quảkhó lường cho đơn vị.
* Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các đơn vị hiện có mặt trong ngành và các đơn vị tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Sốlượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủcó quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các đơn vịkhác nhau nhằm đứng vững được trên thịtrường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình vềgiá trị sử dụng của sản phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các đơn vịcó chi phí cao bằng các hình thức như loại đơn vịđó ra khỏi thịtrường hoặc đơn vị chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các đơn vị có chi phí thấp bằng cách đơn vị càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các đơn vị phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quảkinh doanh. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành.
* Thịtrường
Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị
trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từđó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của đơn vị. Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ của đơn vị, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm,…Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tổ chức khoa học công nghệcông lập.[7]
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính của tổ chức khoa học công nghệcông lập
* Phương pháp so sánh
Dùng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và số bình quân để so sánh, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian, nội dung phân tích, phương pháp tính toán và đơn vị tính.
Nội dung so sánh gồm:
So sánh giữa các số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính củatổ chức khoa học công nghệ công lập. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉtiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp [4]
* Phương pháp sốchênh lệch
Phương pháp này dùng để lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện phương pháp này tác giả thực hiện các nội dung sau:
Xác định sốlượng các nhân tốảnh hưởng, mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích từ đó xác định công thức để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
Tình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa là nhân tố lượng sắp xếp trước, nhân tố chất sắp xếp sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố lượng và nhiều nhân tố chất thì nhân tố chủ yếu