Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 19

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của trung tâm khoa học lâm nghiệp bắc trung bộ (Trang 35)

5. Cấu trúc luận văn

1.1.3.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 19

Công tác sử dụng vốn kinh doanh trong các tổ chức khoa học công nghệ công lập chịu tác động của nhiều nhân tốbên trong và bên ngoài đơn vị. Các nhân tố này tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và tác động đến hoạt động sử dụng vốn kinh doanh nói riêng và hoạt động quản lý sản xuất nói chung. Các tác động này có

thểlà tác động tích cực, nhưng cũng có thể là tác động tiêu cực làm hạn chếvà ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó các nhà quản trị trong đơn vị phải luôn nắm bắt và quan tâm tới các nhân tốnày.

* Con người

Con người là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Con người đề cập ở đây là bộ máy quản lý và lực lượng lao động trong đơn vị. Quyết định sử dụng đồng vốn kinh doanh của các nhà quản lý mà đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của đơn vịthì đồng vốn sẽđược sinh sôi, nảy nở, được sử dụng tiết kiệm và mang đến hiệu quảcao. Ngược lại, nếu quyết định sai lầm sẽ gây hậu quảkhó lường cho đơn vị.

* Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các đơn vị hiện có mặt trong ngành và các đơn vị tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tương lai. Sốlượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủcó quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các đơn vịkhác nhau nhằm đứng vững được trên thịtrường và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình vềgiá trị sử dụng của sản phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các đơn vịcó chi phí cao bằng các hình thức như loại đơn vịđó ra khỏi thịtrường hoặc đơn vị chỉ thu được lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các đơn vị có chi phí thấp bằng cách đơn vị càng có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các đơn vị phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quảkinh doanh. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành.

* Thịtrường

Thị trường ở đây bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của tổ chức khoa học công nghệ công lập. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD như thị trường cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị

trường đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từđó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của đơn vị. Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến người tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ của đơn vị, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm,…Như vậy, thị trường đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tổ chức khoa học công nghệcông lập.[7]

1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính ca t chc khoa học công nghệcông lập

* Phương pháp so sánh

Dùng các chỉ tiêu tương đối, tuyệt đối và số bình quân để so sánh, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu phân tích khi có sự thống nhất về thời gian, không gian, nội dung phân tích, phương pháp tính toán và đơn vị tính.

Nội dung so sánh gồm:

So sánh giữa các số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính củatổ chức khoa học công nghệ công lập. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.

So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉtiêu so với tổng thể. So sánh theo chiều ngang với nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một số chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp [4]

* Phương pháp sốchênh lệch

Phương pháp này dùng để lượng hoá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Để thực hiện phương pháp này tác giả thực hiện các nội dung sau:

Xác định sốlượng các nhân tốảnh hưởng, mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích từ đó xác định công thức để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.

Tình tự xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. Nghĩa là nhân tố lượng sắp xếp trước, nhân tố chất sắp xếp sau. Trong trường hợp có nhiều nhân tố lượng và nhiều nhân tố chất thì nhân tố chủ yếu

* Phương pháp kết hợp

Là phương pháp khi sử dụng, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số phương pháp phân tích với nhau: kết hợp so sánh với phương pháp đồ thị, kết hợp loại trừ với liên hệ cân đối, kết hợp so sánh với loại trừ... Việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích với nhau sẽ làm nỗi bật đặc trưng của đối tượng phân tích.[4]

Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp khác.

1.1.5H thống thông tin sử dụng phân tích tài chính ca t chc khoa học công

nghcông lập

Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất vềtình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệvà khảnăng sinh lời trong kỳ của đơn vị. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính của tổ chức khoa học công nghệcông lập.

Báo cáo tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập có ý nghĩa to lớn không những đối với các cơ quan, đơn vịvà cá nhân bên ngoài đơn vị mà còn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị tổ chức khoa học công nghệ công lập và đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài đơn vị. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của đơn vị tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà đơn vịđạt được trong hoàn cảnh đó. Bằng việc xem xét, phân tích báo cáo tài chính, người sử dụng thông tin có thểđánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khảnăng sinh lãi và triển vọng của đơn vị. Do đó, Báo cáo tài chính của tổ chức khoa học công nghệ công lập là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các cổđông, các chủ nợ, các khách hàng chính, những người cho vay, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý, các nhà bảo hiểm, các đại lý..., kể cảcác cơ quan Chính

phủ và bản thân người lao động. Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau và do vậy, mỗi nhóm có xu hướng tập trung vào những khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một tổ chức khoa học công nghệ công lập . Mặc dù mục đích của họkhác nhau nhưng thường liên quan với nhau, do vậy, họthường sử dụng các công cụ và kỹ thuật cơ bản giống nhau để phân tích, xem xét Báo cáo tài chính. Có thểkhái quát vai trò của Báo cáo tài chính trên các điểm sau:

- Báo cáo tài chính cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệcông lập, tình hình chấp hành các chếđộ kinh tế - tài chính của đơn vị.

- Báo cáo tài chính cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị, để nhận biết tình hình kinh doanh, tình hình kinh tế - tài chính nhằm đánh giá quá trình hoạt động, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của doanh nghiệp để từđó đưa ra các kết luận đúng đắn và có hiệu quả. Đồng thời, Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu về thực trạng tài chính của đơn vị trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khảnăng huy động nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Báo cáo tài chính cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi...

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các chủ doanh nghiệp, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc... về tiềm lực của đơn vị, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng thanh toán, kết quả kinh doanh..., để có quyết định về những công việc cần phải tiến hành, phương pháp tiến hành và kết quảcó thểđạt được...

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng sản xuất kinh doanh, triển vọng thu nhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của tổ chức khoa học công nghệcông lập... để quyết định hướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết

- Báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý Nhà nước để kiểm soát tình hình kinh doanh của đơn vị có đúng chính sách chếđộ, đúng luật pháp không, để thu thuếvà đềra các quyết định cho những vấn đề xã hội...

- Báo cáo tài chính cung cấp các chỉtiêu, các số liệu đáng tin cậy đểtính ra các chỉ tiêu kinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của tổ chức khoa học công lập công lập. - Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khảnăng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đềra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào đơn vị của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của tổ chức khoa học công nghệcông lập.

- Báo cáo tài chính còn là căn cứ quan trọng đểxây dựng các kế hoạch, kinh tế - kỹ thuật, tài chính của tổ chức nghiên khoa học công nghệ công lập, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường năng lực quản lý , không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho tổ chức khoa học công nghệcông lập.[6]

Theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp cũng như các tổ chức khoa học công nghệ công lập thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nam, bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:

- Bảng cân đối kếtoán (Mẫu số B01 - DN);

- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN); - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 - DN);

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN).

Đối với tổ chức khoa học công nghệ công lập cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (trừcông ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được chuyển từ doanh nghiệp nhà nước), công ty cổ phần (trừ công ty chứng khoán cổ phần và công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán), công ty

hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) áp dụng hệ thống Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BộTài chính. Về cơ bản, hệ thống báo cáo này cũng tương tự như hệ thống báo cáo theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006; tuy nhiên, số lượng báo cáo và nội dung cũng có những khác biệt nhất định. Về số lượng, các tổ chức khoa học công nghệ công lập phải lập các báo cáo tài chính sau:

1. Bảng Cân đối kếtoán - Mẫu số B01-DNN 2. Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN

3. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh- Mẫu số B02-DNN 4. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ - Mẫu số B03-DNN

5. Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số B09-DNN

1.2 Một số vấn đề thực tiễn

Trước khi đi vào phân tích tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ tác giả xin đưa ra một số kinh nghiệm trong thực tiễn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lâm sản An Thái ( gọi tắt là Công ty An Thái). Công ty An Thái là Công ty Cổ phần với hoạt động chính là thu mua gỗ và sản xuất dăm, lĩnh vực này tương đồng với một trong các hoạt động kinh doanh nổi bật của Trung tâm. Từ đó, thông qua việc phân tích những kết quả đạt được của Công ty An Thái trong hoạt động sản xuất kinh doanh ba năm trở lại đây (2016-2018), điều này sẽ giúp tác giả đưa ra được những bài học kinh nghiệm, những ưu điểm, chiến lược kinh doanh của công ty An Thái, đơn vị cùng ngành với Trung tâm, để áp dụng thực tiễn tại Trung tâm.

1.2.1 Giới thiệu những điểm chính về Công ty An Thái

Công Ty An Thái được thành lập tháng 01 năm 2016 do Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Trị theo Quyết định số: 176/QĐ-UBND, có Văn phòng và Nhà máy sản xuất tại Xã Cam Tuyền - huyện Cam Lộ- tỉnh Quảng Trị.

- Tổng số vốn: 12 tỷ đồng; trong đó: + Vốn góp của các cổ đông: 8 tỷ đồng

+ Vốn vay dùng vào vốn lưu động: 4 tỷ đồng - Số cổ đông tham gia vào Công ty: 05 người - Cơ sở vật chất và trang thiết bị máy móc: + 01 nhà văn phòng làm việc

+ 01 nhà ở và nhà ăn ca cho công nhân

+ 01 nhà xưởng, trong đó gồm hai dây chuyền, máy móc sản xuất dăm + 01 Cân điện tử: cân nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra.

1.2.2 Mô hình cơ cấu tổ chức của Công ty An Thái

* Tổng số CBCNV và LĐ công ty: 25 người

- Hội đồng quản trị: gồm có : 05 người - Ban kiểm soát: 02người( kiêm nhiệm) - Ban điều hành Công ty:02 người + Giám đốc công ty

+ Kế toán trưởng

- Phòng Tổng hợp: 07 người + 01 trưởng phòng

+ 02 người: phụ trách cung ứng nguyên liệu đầu vào và SP đầu ra

+02 Kế toán cân:( kế toán theo dỏi cân gỗ nguyên liệu và sản phẩm dăm) + 01 bảo vệ cơ quan

+ 01 Thủ quỹ kiêm hành chính - Phân xưởng sản xuất: 09 người + Quản đốc phân xưởng: 01 người

+ 02 tổ sản xuất: 08 người

Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, phân công nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của trung tâm khoa học lâm nghiệp bắc trung bộ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)