5. Cấu trúc luận văn
2.1.4.5 Sản phẩm và thị trường của Trung tâm 39
+ Sản phẩm của Trung tâm
Sản phẩm chủ yếu trong SXKD của Trung tâm bao gồm các loại sau: * Giống cây Lâm nghiệp
Hàng năm, thực hiện theo kế hoạch trồng rừng của Trung tâm và rừng trồng liên doanh với các Tổ chức, cá nhân trong vùng Trung tâm đã tổ chức triển khai sản xuất hàng chục vạn các loại giống cây lâm nghiệp (chủ yếu là cây Keo lai, các loài hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô, giâm hom).
* Gỗ rừng trồng
Song song với nhiệm vụ sản xuất cây con, Trung tâm còn đẩy mạnh công tác liên doanh trồng rừng với các Tổ chức, hộgia đình, phía Trung tâm đầu tư vốn, phía các tổ chức, cá nhân đầu tư bằng đất, sau 6-7 năm đến chu kỳkhai thác với tỷ lệăn chia 50% mỗi bên. Đây là định hướng phát triển bền vững trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Trung tâm, bởi vì nguồn tài nguyên đất rừng thì hữu hạn nhưng nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy thì vô cùng lớn. Hơn nữa, Trung tâm tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rổi hiện có của đơn vịđểđầu tư vào công tác trồng rừng sản xuất, mặt khác Trung tâm có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trong sản xuất kinh doanh.
* Dăm gỗ
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sản phẩm chủ yếu của Trung tâm là nguyên liệu dăm giấy từ liên doanh với 3 công ty: Vijachip, Công ty Pisico Huế, Công ty CP xuất khẩu lâm sản Quảng Đông. Đặc biệt đối với công ty Vijachip, hàng năm Trung tâm cùng với các thành viên liên doanh phía Việt Nam phải có nghĩa vụ cung cấp hàng chục ngàn tấn gỗlóng để sản xuất nguyên liệu dăm, tỷ lệbình quân 2 tấn gỗlóng sản xuất được 1 tấn BDT (dăm).
+ Thịtrường tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm
* Thịtrường dăm gỗ cho sản xuất giấy:
- Đối với Công ty Liên doanh giấy Việt – Nhật: Sản phẩm dăm gỗđược xuất sang thịtrường Nhật Bản (do phía Nhật bao tiêu sản phẩm đầu ra. Trong những năm qua thị trường Nhật Bản tương đối ổn định, sản phẩm dăm của công ty được xuất trực tiếp không thông qua trung gian nên giá cả được bán cao hơn so với một số công ty khác trên cùng một địa bàn hoạt động.
- Đối vơi công ty Pisico Huế: Sản phẩm dăm được xuất khẩu sang các nước: Trung Quốc, Đài Loan, việc xuất khẩu dăm sang thị trường của các nước này phụ thuộc vào hợp đồng ký kết giữa hai bên, so với công ty Vijachip thì công ty Pisico không được ổn định, tuy nhiên sản phẩm dăm giấy là nhu cầu thiết yếu và nguồn cung vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cần thiết của thị trường nên đây chính là lợi thế trong sản xuất kinh doanh của sản phẩm dăm giấy.
- Đối với Công ty Quảng Đông: Do cảng Hòn La Quảng Bình chưa hoàn thiện nên chưa đưa vào sự dụng theo dự kiến nên sản phẩm dăm của công ty phải bán cho Công ty Vijachip Vũng Áng. Vì vậy giá bán dăm của công ty thấp hơn so với Công ty Vijachip và Công ty Pisico Huế.
* Thị trường giống Lâm nghiệp: Chủ yếu phục vụ cho việc liên doanh trồng rừng của Trung tâm và nhân dân các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế; đồng thời thực hiện kế hoạch cung cấp cây miễn phí của Vijachip giao hàng năm để cung cấp cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
* Thịtrường gỗ rừng trồng:
Sản phẩm khai thác rừng trồng nguyên liệu: Cung cấp trực tiếp đến 3 Công ty liên doanh: Công ty Vijachip, Công ty Pisico Huế, Công ty Quảng Đông và các tổ chức, cá nhân thu mua nguyên liệu theo phương thức đấu thầu. Giá cả của sản phẩm rừng trồng phụ thuộc vào giá cả thị trường và nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất dăm trên địa bàn các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.
2.1.5. Một số kết quả từnghiên cứu khoa học công nghệ
- Xây dựng nhiều mô hình về giống cây rừng, khảo nghiệm xuất xứcác loài, các vườn giống, rừng giống và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh với tổng diện tích khoảng 250 ha.
- Chủtrì thực hiện đềtài điều tra tập đoàn cây trồng trên vùng cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ đạt kết quả tốt và đang triển khai nhân rộng. Đã được BộNông nghiệp và PTNT công nhận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới: “Kỹ thuật lên líp, bón phân và
-Thực hiện dựán 327, 661. Trong 10 năm qua đã trồng được 400 ha các loại, trong đó có 100 ha rừng thực nghiệm với nhiều loài cây nhập nội và cây bản địa.
- Thực hiện hợp phần dựán nhân giống gốc một sốloài cây lâm nghiệp phục vụcông tác trồng rừng giai đoạn 2001 -2005 với kinh phí 4,7 tỷđồng.
- Thực hiện Dựán Phát triển giống phục vụ trồng rừng tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011- 2020 với kinh phí hơn 18 tỷ đồng và Dự án Bảo vệ và phát triển rừng Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộgiai đoạn 2011 – 2020 với kinh phí 3,8 tỷ đồng. Thông qua 02 dự án trên đã xây dựng được 100ha rừng năng suất và giá trị kinh tế cao, 4ha vườn giống Keo tai tượng; 45 ha rừng giống các loài cây trồng rừng chủ yếu của vùng, sản xuất và cung cấp 427.000 cây giống gốc Keo lai (mô + hom) phục vụ trồng vườn vật liệu tại vùng Bắc Trung Bộ. Nâng tỷ lệ sử dụng giống mới trong trồng rừng tại vùng Bắc Trung Bộnăm 2015 đạt trên 60%.
- Chuyển giao công nghệ sản xuất cây giống bằng phương pháp giâm hom cho một sốđơn vịtrong vùng Bắc Trung Bộ.
- Hàng năm thực hiện từ 5-10 đề tài, dự án liên kết với các đơn vị trong và ngoài Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Giai đoạn 2006 - 2016, Trung tâm đã thực hiện 06 đề tài cấp cơ sởvà 01 đề tài cấp tỉnh. Các kết quảnghiên cứu đã được áp dụng vào sản xuất về chọn giống, kỹ thuật lâm sinh tổng hợp vào trồng rừng nguyên liệu giấy, rừng trồng gỗ lớn đạt năng suất cao, góp phần nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp tại vùng Bắc Trung Bộ.
Những kết quả nổi bật về nghiên cứu của Trung tâm trong thời gian qua có thểtóm tắt những nét chính theo các lĩnh vực như sau:
a) Lĩnh vực chọn tạo giống cây lâm nghiệp
Trung tâm đã xây dựng: 2ha rừng giống Keo tai tượng, 2 ha rừng giống Keo lá tràm và 3 ha vườn giống Keo lưỡi liềm và 4,6 ha rừng giống Thông Caribe. Xây dựng mới: 3 ha rừng giống Sao đen thế hệ một; 3 ha rừng giống Dầu rái thế hệ một; 2ha vườn giống Keo lá tràm thế hệ1,5; 2 ha vườn giống bạch đàn Uro thế hệ 1,5; 2 ha vườn giống Keo lá liềm thế hệ 2; 2ha vườn giống Keo lá tràm, 12 ha rừng giống Keo tai tượng, 1 ha rừng giống Keo lá tràm, 4 ha vườn giống Keo lá liềm, 4 ha vườn
giống keo tai tượng, 2 ha vườn giống Keo tai tượng thế hệ2, 2 ha vườn giống Keo lá tràm thế hệ 2 và 5 ha chuyển hóa rừng giống Sao đen, Đây là nguồn vật liệu rất quí, đã được nghiên cứu, tuyển chọn, nhân giống, khảo nghiệm và xây dựng các rừng giống và vườn giống theo các quy chuẩn chặt chẽ của quốc gia, sẽlà nguồn cung cấp các giống có chất lượng cao cho địa phương.
b) Lĩnh vực kỹ thuật lâm sinh
- Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lưỡi liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ.
- Kết quả được BộNông nghiệp và PTNT Quyết định công nhận Tiến bộ kỹ thuật mới: “ Kỹ thuật lên líp, bón phân và mật độ thích hợp trồng rừng Keo lưỡi liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ” vừa cung cấp gỗ, củi vừa đảm bảo phòng hộ cải tạo môi trường vùng cát như chống cát bay, cát lấp, điều hòa nhiệt độ không khí khu vực, bảo vệ sản xuất nông, lâm nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng tăng lên 30-50% so với phương pháp truyền thống; tăng hiệu năng phòng hộ chắn gió lên 31%; tăng khảnăng chống cát bay nhờ hệ thảm tươi, thảm mục dày.
- Nghiên cứu phát triển bền vững và hiệu qủa kinh tế cho rừng trồng các loài keo cung cấp gỗ xẻ
Kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện được kỹ thuật lâm sinh như: Quản lý lập địa sau khai thác, quản lý thảm thực vật, thực bì; Kỹ thuật làm đất, bón phân, tỉa cành nhánh, tỉa đơn thân, tỉa thưa.
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 7-8 năm đạt giá trị khoảng 165-170 triệu đồng/ha, trong khi đó mô hình trồng rừng gỗ nhỏ (gỗnguyên liệu giấy) với chu kỳkinh doanh 5 năm chỉđạt giá trị 65-70 triệu đồng/ha.
- Trung tâm đã nghiên cứu và xây dựng thành công được một số mô hình trồng rừng cây bản địa như: Trồng xen cây bản đồng thời với cây phụ trợ, trồng xen cây bản địa dưới tán rừng non cho các loài như Sao đen, Lát hoa, Dổi, Dó Trầm, Ươi, Vạng trứng, Bời lời, Muồng đen, Vối thuốc (Trín)... Các loại mô hình này hầu
hết các loài cây bản địa đều sinh trưởng rất tốt, được đánh giá rất cao và đang được giới thiệu, nhân rộng, tuy nhiên có một số diện tích mô hình cây bản địa kém phát triển, Trung tâm có hướng chuyển đổi diện tích này để trồng các đề tài nghiên cứu tiếp theo.
- Nghiên cứu được quy trình trồng rừng gỗ lớn và quản lý lập địa bền vững trong kinh doanh rừng trồng keo: So với phương pháp truyền thống, việc giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (không đốt) đã tăng năng suất rừng thêm từ 2,53 - 6,46 m3/ha/năm; Bón phân (lượng bón theo đúng liều lượng thiếu hụt của đất và cây) cho năng suất rừng tăng từ 2,0-8,0 m3/ha/năm; Quản lý thực bì cạnh tranh cho năng suất rừng vượt 1,6-4,7 m3/ha/năm. Bên cạnh đó, độphì đất cũng đã tăng 3-11 % về chất hữu cơ, đạm tổng sốvà lân dễ tiêu. Biện pháp tỉa thưa cũng đã tăng về sinh trưởng đường kính của rừng lên 6-17%. Biện pháp tỉa cành đã làm giảm khuyết tật gỗ rất đáng kể. Áp dụng kỹ thuật mới hiệu quả kinh tế trong kinh doanh rừng trồng tăng 17,5 - 52,5%.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu của Viện KHLN Việt Nam và của Bộ NN&PTNT là một nhiệm vụ chính của Trung tâm. Từ các kết quả nghiên cứu này các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra các quyết sách có liên quan đến ngành Lâm nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ.
c) Lĩnh vực nghiên cứu nhân giống cây con
- Trung tâm đã nghiên cứu và xây dựng hoàn thiện quy trình nhân giống invitro cây Keo lai các dòng BV10, BV16, BV32 và đã nhân nhanh các dòng keo được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật BV71, BV73, BV33, BV75. Hiện tại có thể chuyển giao đưa vào sản xuất đại trà cải thiện chất lượng rừng trồng cho khu vực, đặc biệt là trồng rừng gỗ lớn.
- Nghiên cứu và đưa vào sản xuất Keo lai nhân giống bằng công nghệ giâm hom các dòng keo lai được công nhận, cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho trồng rừng trong khu vực.
- Ngoài ra Trung tâm đã nghiên cứu nhân giống invitro cây hoa chuông (Sinningia speciosa).
2.2 Thực trạng tình hình tài chính của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộgiai đoạn 2016-2018