Hoạt động đầu tư trồng rừng nguyên liệu của trung tâm 45

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của trung tâm khoa học lâm nghiệp bắc trung bộ (Trang 61)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.1.3 Hoạt động đầu tư trồng rừng nguyên liệu của trung tâm 45

Đối với rừng trồng liên doanh Trung tâm đầu tư toàn bộchi phí từ giai đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệđến khi khai thác rừng còn các tổ chức, cá nhân đầu tư bằng hình thức giao quyền sử dụng đất để Trung tâm canh tác. Một chu kỳ từ khi trồng đến khi khai thác đối với vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên huế khoảng 6 –7 năm. Trước khi khai thác Trung tâm giao cho phòng Kế hoạch –tài chính tiến

hành thiết kếkhai thác để xác định trữlượng, bán sản phẩm bằng hình thức tổ chức đấu giá bán cây đứng hoặc tổ chức khai thác trực tiếp, sản phẩm thu hồi sau khi trừ chi phí được ăn chia theo hợp dồng đã ký với tỷ lệ 50% mỗi bên.

2.2.2 Hoạt động Khoa học công nghệ của Trung tâm

2.2.2.1 Nguồn vốn được phân bổcho các hoạt động Khoa học công nghệ

Các hoạt động Khoa học công nghệ của Trung tâm nỗi bật trong những năm qua chủ yếu là các Đềtài cơ sở, Đềtài cấp Bộvà Đềtài cấp tỉnh, bên cạnh đó Trung tâm thực hiện nhiều dự án trọng điểm cấp Quốc gia như Dự án: “Phát triển giống phục vụ trồng rừng tại các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011-2020” với tổng kinh phí thực hiện: 18,365 tỷđồng trong đó vốn sự nghiệp 8,665 tỷ dồng, vốn đầu tư 9,7 tỷ đồng; Dự án “Bảo vệ và phát triển rừng của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ giai đoạn 2011- 2020” với tổng kinh phí thực hiện: 3,964 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 2,213 tỷ đông, vốn tự bổ sung 1,750 tỷ đồng; Dựán Khuyến Nông Trung ương với tổng kinh phí thực hiện: 13,650 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư 10,229 tỷđồng, vốn tự bổ sung 3,422 tỷđồng.

BiểuBảng2.7: Nguồn vốn được phân bổ cho các hoạt động Khoa học công nghệ ĐVT: Tỷđồng T T Hoạt động 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 + % + % I Hoạt động các đềtài 1 Đềtài cấp Bộ 0,676 0,676 2 Đềtài cấp cơ cở 0,319 0,356 0,591 0,037 111,59 0,235 166,01 3 Đềtài cấp tỉnh 0,515 0,175 0,515 - 0,34 33,98 II Hoạt động các dựán 1 Dựán Giống 4,227 2,119 2,174 -2,108 50,13 0,055 102,59 2 Dựán Bảo vệ rừng 0,210 3 Dựán khuyến Nông 0,925 1,758 0,833 190,05

Nguồn vốn được phân bổ cho các hoạt động Khoa học công nghệ của Trung tâm trong giai đoạn từnăm 2016 –2018 là:

01 Đề tài cấp Bộ: bộ “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) cung cấp gỗ lớn ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ” với tổng kinh phí được cấp để thực hiện (2018 –2022): 4,500 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện năm 2018: 0,676 tỷ đồng;

05 Đề tài cơ sở với tổng kinh phí được phê duyệt bằng nguồn vốn quỹ phát triển sự nghiệp của Trung tâm đang quản lý là 1,266 tỷ đồng;

01 Đề tài cấp tỉnh (thực hiện tại Quảng Trị) với tổng kinh phí được phê duyệt 24 tháng (2016 – 2018): 700 triệu đồng, trong đó nội dung thực hiện chủ yếu là hoàn thiện công nghệ nhân giống (nuôi cấy mô, giâm hom cải tiến), xây dựng 03 mô hình vườn ươm cây lâm nghiệp chất lượng cao tại tỉnh Quảng Trị.

01 Dựán giống với tổng nguồn kinh phí được phân bổtrong giai đoạn 2016- 2018 là: 8,52 tỷ đồng; 01 Dự án Bảo vệ và phát triển rừng kinh phí thực hiện năm kết thức của dựán là 0,210 tỷđồng; 01 Dựán Khuyến nông TW là 2,683 tỷđồng.

Nhìn chung, Nguồn vốn được phân bổ cho hoạt động khoa học và công nghệ của Trung trong giai đoạn này tương đối ổn định đặc biệt là hoạt động của 3 dựán. Tuy nhiên trong điều kiện nguồn kinh phí của Nhà nước đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế, cơ chế đấu thầu các đềtài bằng nguồn ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộlàm công tác nghiên cứu khoa học đã có nhiều cố gắng về nhiều mặt nhưng còn thiếu kinh nghiệm trọng thực tiễn, vì vậy Trung tâm chưa thu hút được nhiều Đềtài, dự án mang tính chất dài hạn với nguồn kinh phí lớn để thực hiện. Do đó, các Đềtài cơ sở bằng nguồn vốn Quỹphát triển sự nghiệp của Trung tâm đang quản lý đơn vị phải cân nhắc và xem xét kỷ những đề tài mang tính thực tiễn, trồng loại cây gì để sau khi kết thúc đề tài ngoài kết quả nghiên cứu có hàm lượng khoa học để phục vụcông tác nghiên cứu thì phải còn có kết quả về kinh tếđể bổsung vào nguồn quỹphát triển của đơn vịvà thật sựcó tầm quan trọng trong cơ chế tự chủ vềtài chính như hiện nay của Trung tâm.

2.2.2.2 Doanh Thu từcác hoạt động Khoa học công nghệ

Biểu Bảng 2.8: Doanh Thu từ các khoạt động Khoa học công nghệ

ĐVT: Tỷđồng TT Hoạt động 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 + % + % I Hoạt động các đề tài 1 Đềtài cấp Bộ 0,492 0,200 0,492 0,200 2 Đềtài cấp cơ cở 3,320 3,320 II Hoạt động các dựán 1 Dựán 327 1,900 2 Dựán 661 0,820 0,011 0,820 -0,809 1,34 3 Dựán Bảo vệ rừng 0,042 0,042

(Nguồn: Phòng kế hoạch –Tài chính Trung tâm)

Doanh thu từ hoạt động khoa học công nghệ là nguồn thu từđề tài cấp bộvà đề tài cơ sở, rừng trồng thực nghiệm, dựán 327, dựán 661 đã đến chu kỳkhai thác để thu hồi sản phẩm. Tất cả nguồn thu này được bổ sung vào Quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vịsau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.2.23 Chi Phí cho các hoạt động Khoa học công nghệ

Biểu Bảng2.9: Chi Phí cho các hoạt động Khoa học công nghệ

ĐVT: Tỷđồng TT Hoạt động 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 + % + % I Hoạt động các đề tài 1 Đềtài cấp Bộ 0,676 0,676 2 Đềtài cấp cơ cở 0,319 0,356 0,591 0,037 111,59 0,235 166,01 3 Đềtài cấp tỉnh 0,515 0,175 0,515 - 0,34 33,98 II Hoạt động các dựán 1 Dựán Giống 4,227 2,119 2,174 -2,108 50,13 0,055 102,59 2 Dựán Bảo vệ rừng 0,210 3 Dựán Khuyến nông 0,925 1,758 0,833 190,05

Những Chi phí trên cho các hoạt động khoa học công nghệ của Trung tâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt qua các bản dự toán và được thực hiện theo lộ trình thực hiện đề tài, dự án. Hàng năm, được Hội đồng nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện, giải ngân kịp thời theo tiến độ và quy định và báo cáo kết quả lên đơn vị chủ quản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

2.2.3 Phân tíchtình hình tài chính của Trung tâm giai đoạn 2016-2018

Bên cạnh sử dụng số liệu từ hệ thống báo cáo tài chính của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 để tiến hành phân tích tình hình tài chinh của đơn vị, trong báo cáo luận văn chúng tôi còn sử dụng kết hợp với phân tích số liệu so sánh với một đơn vị khác cùng ngành, đó là Công ty Cổ phần Vinafor Quảng Trị để góp phần thấy rõ hơn thực trạng tình hình tài chính của Trung tâm.

2.2.3.1 Phân tích biến động vềtài sản, nguồn vốn của Trung tâm

Tình hình tài chính của trung tâm, trước hết thể hiện qua việc biến động tổng sốtài sản và nguồn vốn của trung tâm qua các năm. Việc phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của Trung tâm được dựa trên cơ sở dữ liệu Bảng cân đối kế toán các năm 2016, 2017, 2018.

Tình hình sử dụng và biến động vtài sản:

Cơ cấu tài sản: Các cơ quan ngành lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có đặc điểm chung là tỷ trọng tài sản ngắn hạn bình quân chiếm khoảng gần 50% tổng tài sản, với mỗi công ty khác nhau tỷ trọng này có thể dao động trong khoảng 20- 60%, trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền và tương đương tiền.

Tốc độ tăng trưởng tài sản: Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng các khoản mục tài sản ngắn hạn bình quân của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp BTB (khoảng 304% so với năm 2014) cao hơn tốc độ tăng tài sản dài hạn (bình quân 3 năm) tốc độtăng tài sản dài hạn (265%)- chứng tỏ mức độ đầu tư tài sản dài hạn có xu hướng giảm do trích khấu hao tài sản hàng năm và ít được chú trọng đầu tư mới). Riêng năm 2018, do khoản phải thu ngắn hạn tăng đột biến làm tốc độ tăng trưởng khoản đầu tư ngắn hạn tăng rất cao (khoảng 590% tương ứng với lượng tăng

Bảng 2.10: Tình hình tài sản của Trung tâm giai đoạn 2016-2018 Đơn vịtính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 + % + % TÀI SẢN 16.201 16.857 17.414 656 104,05 557 103,30 I Tài sản lưu động 4.251 4.024 6.407 -227 94,66 2.383 159,22 1 Vốn bằng tiền 269 376 1.103 107 139,78 727 293,35 2 Đầu tư ngắn hạn 1.000 1.000 2.000 0 100 1.000 200 3 Các khoản nợ phải thu 2.872 2.543 3.202 -329 88,54 659 125,91 4 Chi phí trảtrước 75 85 98 10 113,33 13 115,29 5 Hàng tồn kho 33 18 3 -15 54,54 -15 16,67 II TSCĐ và ĐT dài hạn 11.950 12.833 11.007 883 107,39 -1.826 85,77 1 Đầu tư dài hạn (góp vốn) 5.178 5.178 4.141 0 100 -1.037 79,97 2 Đầu tư trồng rừng 5.755 4.867 5.045 -888 84,57 178 103,66 3 Giá trịTSCĐ 1.016 2.787 1.820 1.771 274,31 -967 65,303

(Nguồn: Phòng Kế hoạch –Tài chính Trung tâm)

Tốc độ tăng trưởng tài sản: Giai đoạn 2016-2018, tốc độ tăng trưởng các khoản mục tài sản ngắn hạn bình quân của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp BTB (khoảng 304% so với năm 2014) cao hơn tốc độ tăng tài sản dài hạn (bình quân 3 năm) tốc độ tăng tài sản dài hạn (265%)- chứng tỏ mức độ đầu tư tài sản dài hạn có xu hướng giảm do trích khấu hao tài sản hàng năm và ít được chú trọng đầu tư mới). Riêng năm 2018, do khoản phải thu ngắn hạn tăng đột biến làm tốc độ tăng trưởng khoản đầu tư ngắn hạn tăng rất cao (khoảng 590% tương ứng với lượng tăng khoảng 12 tỷđồng - đây là khoản tiền phải thu do ứng trước thu mua gỗ).

+ VTài sản ngn hn:

Tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tổng tài sản đều tăng qua các năm với tốc độ tăng năm 2017 so với năm 2016 là 4,05%, tốc độ tăng năm 2018 so với năm 2017 là 3,3%. Nguyên nhân của sự biến động trên là do tình hình thay đổi của tài sản lưu động và tài sản cố định và đầu tư

dàihạn. Sau đây ta đi vào phân tích các chỉ tiêu trong bảng tài sản trên:

- Tài sản lưu động:

Nhìn chung tình hình tài sản lưu động của Trung tâm qua 3 năm có tăng lên. Cụ thể năm 2017 giảm hơn so với năm 2016 là 227 triệu đồng, với tốc độ giảm không đáng kểlà 5,34%. Nhưng đến năm 2018 tăng so với năm 2017 là 2.383 triệu đồng, với tốc độ tăng là 59,22%. Sở dĩ có sự tăng khá cao trong năm 2018 về cơ cấu tài sản lưu động như vậy là do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành tài sản như sau:

- Vốn bằng tiền:

Vốn bằng tiền của Trung tâm có sự tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 vốn bằng tiền là 269 triệu đồng, chiếm 1,66% trong tổng tài sản. Năm 2017 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng 2,23%, có tăng hơn năm 2016 nhưng không đáng kể. Đến năm 2018 có sự tăng lên đến 1,1 tỷ đồng, chiếm 6,33% trong tổng tài sản. Qua bảng số liệu trên cho thấy, qua 3 năm vốn bằng tiền của Trung tâm có tăng lên đều đặn và ổn định, đó là một tín hiệu cho thấy Trung tâm đang hoạt động tốt.

- Đầu tư ngắn hạn:

Qua số liệu trên ta thấy, từ năm 2016 đến năm 2017 thì đầu tư ngắn hạn không thay đổi. Qua năm 2018 đã tăng 1 tỷ đồng so với năm 2017, tốc độ tăng là 100%. Điều này cho thấy Trung tâm không để lượng tiền mặt nhiều trong tài khoản, nên đã đầu tư ngắn hạn bằng cách gửi tiết kiệm trong thời gian rãnh rỗi.

- Các khoản phải thu:

Các khoản phải thu của Trung tâm nhìn chung là khá lớn. Cụ thể, năm 2016 là hơn 2,8 tỷ đồng, chiếm 17,73% trong tổng tài sản. Năm 2017 là hơn 2,5 tỷ, có giảm so với năm 2016 là 329 triệu, tuy vậy nhưng giảm không đáng kể. Qua năm 2018 đã tăng thêm 659 triệu, tốc độ tăng là 25,91%. Điều này cho thấy các khoản phải thu của Trung tâm chủ yếu là các khoản tạm ứng của nhân viên và khách hàng thu mua gỗ lóng nhập vào Trung tâm.

- Hàng tồn kho:

tồn kho là rất nhỏ, không đáng kể và giảm dần qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2016, hàng tồn kho là 33 triệu đồng chiếm 0,2% trong tổng tài sản. Đến năm 2018 đã giảm 15 triệu đồng so với năm 2017. Điều này chứng tỏ lượng gỗ lóng của Trung tâm luôn được xuất đi và nhập cho các nhà máy kịp thời chứ không bị tồn đọng trong kho.

Bên cạnh đó, cơ cấu Tài sản của Trung tâm năm 2017 và 2018 cho thấy, trong khi Trung tâm có xu hướng rút gọn tài sản dài hạn vào 2018 bằng cách đẩy Đầu tư ngắn hạn và Tài sản ngắn hạn lên cao hơn. Lý do là bởi vì trong năm 2018, Trung tâm tập trung vào đầu tư sản xuất cây con và tiến hành bán trong năm.

+ Tài sản dài hạn:

- Đầu tư dài hạn (góp vốn):

Đầu tư dài hạn của Trung tâm chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng tài sản. Cụ thể: năm 2016 là hơn 5 tỷ đồng, chiếm 31,69% tổng tài sản. Đến năm 2018 đã có sự biến động nhẹ, đã giảm hơn 1 tỷ đồng so với năm 2017. Điều này cho thấy số vốn mà Trung tâm dùng để góp vào liên doanh là khá cao trong tổng tài sản của đơn vị.

- Đầu tư trồng rừng:

Do đặc thù của Trung tâm trong ngành lâm nghiệp nên đơn vị cũng tập trung vốn vào để đầu tư trồng rừng là khá cao. Cụ thể, năm 2016 là hơn 5,7 tỷ đồng chiếm 35,5%, năm 2017 chiếm 28,87%, năm 2018 chiếm 28,97% trong tổng tài sản. Mặc dù có sự tăng giảm trong 3 năm qua nhưng không đáng kể.

* Đánh giá về tình hình tài sản của Trung tâm:

Tổng tài sản của trung tâm được tăng dần qua các năm, trong đó tài sản lưu động năm 2016 chiếm 26,23%, năm 2017 chiếm 23,8%, năm 2018 chiếm 36,79% trong tổng tài sản của Đơn vị. Số liệu đáng quan tâm trong bảng cân đối kếtoán của Trung tâm là các khoản nợ phải thu (chủ yếu là các khoản nợ tạm ứng của nhân viên thu mua gỗvà khách hàng có khối lượng gỗ nhập vào Trung tâm) các khoản nợ này có chiều hướng gia tăng, do đó các nhà điều hành quản lý Trung tâm cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản nợ tránh để xảy ra tình trạng rơi vào các khoản nợ xấu khó đòi. Tỷ lệ hàng tồn kho tương đối thấp nên nguồn vốn của

Trung tâm không bị đọng vốn ở khâu cung cấp gỗ. Vốn đầu tư vào các liên doanh và đầu tư vào trồng rừng chiếm tỷ trọng tương đối lớn: năm 2016 chiếm 67,74%, năm 2017 chiếm 59,59%, năm 2018 chiếm 52,75% trong tổng sốtài sản của đơn vị.

Tình hình sử dụng và biến động v Ngun vn:

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từkhâu sản xuất đến khâu tiêu thụ đều liên quan đến vốn. Do đó hiệu quả sử dụng vốn có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, nó còn phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn của công ty trong việc tối đa hoá kết quả lợi ích và tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tình hình tài chính của trung tâm khoa học lâm nghiệp bắc trung bộ (Trang 61)