Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển và cơ cấu tổ

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 49)

Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP) Công thương Việt Nam thành lập ngày 26/03/1988 theo Quyết định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam. Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành đến nay VietinBank đã phát triển mạng lưới tại tất cả các tỉnh thành trong cả nước và vươn ra quốc tế với 152 chi nhánh (CN), gồm 149 CN trong nước, 2 CN tại Đức và 1 CN tại Lào cùng trên 1.000 Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm. Có 9 Công ty hạch toán độc lập và 05 đơn vị sự nghiệp. Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000; tổng số cán bộ nhân viên lên đến 19.787 người và hiện tại là Ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam: 37.234 tỷ đồng. Tổng tài sản cuối năm 2014 vào khoảng 660.000 tỷ đồng, nguồn vốn ở mức 60.000 tỷ đồng

Tính đến thời điểm 31/12/2014, Tổng nguồn vốn huy động là 596 nghìn tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay và đầu tư gần 440 nghìn tỷ đồng. Những kết quả đáng tự hào của VietinBank đã được khẳng định bởi các giải thưởng danh giá do các tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận: 5 năm liên tiếp VietinBank nằm trong Top 1.000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, 3 năm liên tiếp VietinBank nằm trong Bảng xếp hạng 2.000 DN lớn nhất thế giới do Tạp chí Forbes

bình chọn...; Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất thế giới và là thương hiệu số 1 tại Việt Nam do Hãng tư vấn Brand Finance bình chọn; Năm 2012 VietinBank được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Vietinbank vẫn đang tiếp tục khẳng định năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, quản lý rủi ro và bảo mật thông tin ngân hàng của VietinBank, củng cố vị thế ngân hàng thương mại chủ đạo, chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, cam kết mang đến những giá trị, tiện ích cao nhất cho khách hàng theo tiêu chí “Nâng giá trị cuộc sống”.

NH TMCP Công thương - CN Ninh Bình là Chi nhánh cấp I của NHCT Việt Nam được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 1995; có trụ sở chính tại đường Trần Hưng Đạo, phường Vân Giang, thành phố Ninh Bình và 03 Phòng Giao dịch.

Vietinbank Ninh Bình và các Phòng Giao dịch được tổ chức và hoạt động theo quy chế của Hội đồng Quản trị NHCT Việt Nam ban hành tại quyết định số 580/QĐ- HĐQT- NHCT1 ngày 31/7/2009 nay đã được thay mới bằng Quyết định số: 699/QĐ- HĐQT- NHCT1 ngày 30/06/2014.

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, dưới sự chỉ đạo điều hành sát sao của Ban lãnh đạo, cùng với nhiệt huyết phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên nên Vietinbank Ninh Bình đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và VietinBank, không ngừng phát triển, nâng cao và khẳng định vị thế vững mạnh của mình là một trong những chi nhánh NHTM lớn nhất trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình. Vietinbank Ninh Bình là 1 trong 10 chi nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất Miền Bắc trong hệ thống, nhiều năm liền đạt danh hiệu chi nhánh xuất sắc. Bên cạnh việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, VietinBank Ninh Bình còn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn Tỉnh, hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, xây các công trình y tế, giáo dục tại một số địa phương...

Cơ cấu tổ chức.

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Gi á trị Tỷ trọng Gi á trị Tỷ trọng G i á trị Tỷ trọng Tổng Nguồn vốn huy 3 7 1 0 37 Ĩ 0 47 Ĩ T

Tiền gửi từ dân cư 2

7 76 2 7 7 5 3 7 8 7 Tiền gửi từ TCKT 77 77 77 77 6 3 T T

Tiền gửi từ định chế tài 2 0

6, 25 6, 2

0

TT đốc, 8 phòng ban. Tổng số cán bộ là 92 người. Cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank Ninh Bình

Các bộ phận trong Vietinbank Ninh Bình hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ gắn bó. Ban giám đốc bao gồm Giám đốc và hai Phó Giám đốc có nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động toàn chi nhánh trong đó Giám đốc là người có quyền quyết định cao nhất, chịu trách nhiệm về: chương trình công tác chung, chiến lược kinh doanh, công tác tổ chức. Các Phó Giám đốc được phân công chịu trách nhiệm quản lý một số mảng lĩnh vực hoạt động của Chi nhánh, giúp Giám đốc giám sát, điều

hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh và thực hiện các công việc do Giám đốc uỷ quyền.

2.1.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Chi nhánh Ninh Bình

2.1.2.1. về hoạt động huy động vốn

Chi nhánh luôn xác định hoạt động huy động vốn có ý nghĩa quyết định đến việc kinh doanh, do vậy, đã quán triệt tới từng cán bộ, từng phòng, ban trực thuộc chủ động tiếp cận khách hàng, mở rộng các hình thức thanh toán như chuyển tiền điện tử, kết nối với khách hàng, chất lượng dịch vụ thẻ đáp ứng kịp thời nhu cầu đa dạng của khách hàng. Nhờ thực hiện tốt các đợt chỉ đạo huy động vốn của NHTMCP Công thương Việt Nam như: Các chương trình tiết kiệm đón lộc xuân; tháng vàng chu du Mỹ; gửi trọn niềm tin...công tác huy động vốn của Chi nhánh

có những bước tiến vượt bậc. Việc điều hành lãi suất huy động thường xuyên bám sát biến động thị trường, kết hợp nhịp nhàng chính sách lãi suất với chính sách chăm sóc khách hàng để tăng chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Tính đến 31/12/2014, Tổng nguồn vốn huy động và đi vay đạt trên 4.546 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn của Vietinbank Ninh Bình

6 5 6

Nguồn vốn huy động của NHCT CN Ninh Bình đều có sự tăng trưởng qua các năm, Cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh không có biến động lớn qua các năm, tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn (chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn), tiếp đến là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, chiếm tỷ trọng thấp nhất là tiền gửi từ định chế tài chính (bảo hiểm xã hội Việt Nam). Ta có thể thấy đây là một cơ cấu nguồn vốn rất tốt, có tính ổn định cao do tiền gửi từ khu vực dân cư chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên chi nhánh cũng cần mở rộng thêm nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, các định chế tài chính, vì đây là các đối tượng khách hàng có nguồn tiền gửi không kỳ hạn lớn, chi phí huy động vốn thấp.

2.1.2.2. về hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng đối với Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động chính mang lại doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng. Với chức năng đi vay để cho vay nên các Ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng Công thương Chi nhánh Ninh Bình nói riêng phải tìm mọi cách để thu hút khách hàng như: đầu tư, phát triển các yếu tố nhằm nâng cao chất lượng của công tác tín dụng, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và an toàn vốn.

Những món vay thực hiện nghiêm túc chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo 100% các món vay đều được kiểm tra trước và sau khi giải ngân, không tạo khe hở cho khách hàng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng sai mục đích. Chi nhánh đã tiến hành đánh giá phân loại khách hàng, lựa chọn các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, thuộc các ngành hàng lĩnh vực ưu tiên, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng để tạo đội ngũ khách hàng tin cậy và lâu dài. Để hạn chế nợ quá hạn phát sinh, tránh các rủi ro gây tổn thất tài sản, chi nhánh đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật từ cấp cơ sơ đến thành phố để xử lí đối với khách hàng không có khả năng thanh toán nợ vay do thua lỗ, phá sản hoặc khách hàng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt vốn Ngân hàng

Mặc dù sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng trên địa bàn ngày càng gay gắt nhưng Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả rất khả quan.

Quy mô cho vay và đầu tư tiếp tục mở rộng, đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh. Hoạt động tín dụng luôn nắm bắt theo sát tình hình thị trường, chú trọng đến nhu cầu vay vốn của từng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, với chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, phù hợp với biến động của thị trường.

Bảng 2.2. Bảng tổng kết tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh từ năm 2012 đến năm 2014

2.Dư nợ theo thời gian 5.72 6 5.315 4.076 - Ngắn hạn 3.43 2 2.76 6 2.45 5 - Trung hạn 47 79 ĨĨ T - Dài hạn 2.24 7 2.470 1.509 3.Dư nợ theo TPKT 5.72 6 5.315 4.076 - DNNN 71 3 54 7 33 2 - DNNQD 4.68 7 4.553 3.606 - Hộ KD, tư nhân cá thể 32 6 21 5 13 8 4.Nợ xấu 3 7 5

Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh là 5.726 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn là 3.432 tỷ đồng, cho vay trung và dài hạn là 2.294 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2014 là: 0,05%. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, những kết quả đã đạt được của chi nhánh là rất đáng ghi nhận.

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w