Nội dung thẩm định tài chính dự án cho vay tại Ngân hàng Thương

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 62)

mại cổ phần Công thương Chi nhánh Ninh Bình

Thẩm định tài chính là nội dung quan trọng nhất trong thẩm định dự án để ra quyết định tài trợ của tổ chức tín dụng. Các nội dung thẩm định tài chính dự án cho vay tại Vietinbank Ninh Bình về cơ bản vẫn là các nội dung cụ thể như sau:

2.3.2.1. Thẩm định tình hình tài chính của chủ đầu tư

Xem xét các báo cáo tài chính do khách hàng gửi: BCTC do doanh nghiệp tự lập, BCTC đã được cấp trên phê duyệt, Báo cáo quyết toán thuế hay BCTC đã được kiểm toán của 3 năm liên tiếp. Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng tài chi nhánh dựa vào 2 nguyên tắc: Thứ nhất, cấp tín dụng cho pháp nhân nào thì phân tích BCTC của pháp nhân đó, trường hợp bên thứ ba bảo lãnh toàn bộ giá trị khoản tín dụng đó thì phân tích BCTC của bên thứ ba. Thứ hai là lựa chọn BCTC có độ tin cậy cao nhất, BCTC đã được kiểm toán hoặc quyết toán thuế được ưu tiên sử dụng.

Lưu ý khi phân tích BCTC của công ty mẹ: Kiểm tra việc hạch toán lợi nhuận từ hoạt động đầu tư dài hạn, nhằm phát hiện các trường hợp doanh nghiệp: hạch toán ít/ nhiều hơn cổ tức được chia hoặc hạch toán lợi nhuận khi chưa có thông báo chính thức; Phân tích BCTC công ty mẹ nhưng cần tham khảo BCTC hợp nhất. Đối với phân tích BCTC các DN tư nhân hoặc DN có quy mô nhỏ: Cán bộ thẩm định phải thận trọng hơn trong thẩm định số liệu, nhất là số liệu về doanh thu, chi phí trên báo cáo kết quả HĐKD. Chú trọng đối chiếu số liệu giữa các nguồn, đặc biệt là nguồn thông tin thu thập trong quá trình tiếp xúc doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp BCTC chưa được kiểm toán thì cán bộ thẩm định tiến hành rà soát lại các khoản mục của báo cáo tài chính: hàng tồn kho, các khoản phải thu, xem xét xem khách hàng đã thực hiện trích lập dự phòng đủ hay chưa và tiến hành lập lại báo cáo tài chính điều chỉnh. Và thực hiện việc phân tích theo báo cáo tài chính điều chỉnh.

Khi kiểm tra tình hình tài chính của chủ đầu tư thông qua Báo cáo tài chính Chi nhánh thường tập trung vào một số nội dung:

tấn + Kiểm tra sự tuân thủ phương pháp và thời gian tính khấu hao, phương pháp

ghi nhận doanh thu, hạch toán hàng tồn kho, trích lập dự phòng, ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái... dựa trên thuyết minh BCTC và các chính sách kế toán chung mà DN áp dụng, DN có thay đổi phương pháp hạch toán không (đặc biệt khi SXKD có chiều hướng xấu đi)? Nếu có, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó có được giải thích rõ trong thuyết minh BCTC hay không? Mức độ hợp lý giữa những giải thích này?

+ Kiểm tra sự khớp đúng từng biểu và giữa các biểu trong BCTC, hoặc giữa các BCTC niên độ khác nhau.

Việc hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 3832/TGĐ-NHCT35 và 1858/QĐ-NHCT35. Bao gồm:

V Phân tích cơ cấu, sự biến động quy mô tài sản của doanh nghiệp và nguyên nhân;

V Phân tích sự biến động cơ cấu, quy mô của nguồn vốn và nguyên nhân; V Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;

V Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp; V Phân tích đảm bảo nợ vay của doanh nghiệp.

2.3.2.2 Thẩm định tài chính dự án đầu tư

Thẩm định tổng mức đầu tư

Trên cơ sở hồ sơ dự án, hồ sơ thiết kế cơ sở và các tài liệu khác của chủ đầu tư, căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của các cơ quan chuyên ngành, cán bộ thẩm định thu thập thông tin để đối chiếu, hiệu chỉnh lại các chỉ tiêu. Cán bộ thẩm định phải lưu ý đến:

+ So sánh với suất đầu tư của các dự án tương tự;

+ Các khoản dự phòng bù đắp trượt giá, khối lượng phát sinh thêm và biến động tỷ giá;

+ Chi phí lãi vay và Tài sản lưu động phát sinh hằng năm.

Việc đối chiều này nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp của phí đầu tư ban đầu, tuy nhiên việc so sánh này chỉ mang tính tổng quan, nhiều khi không chính xác bởi mỗi một dự án có đặc thù khác nhau.

Ví dụ như: Đối với dự án đầu tư “đóng mới Tàu tự hành trọng tải 1590 tấn” của CTCP Vận tải thủy số 2. Theo dự toán của Công ty thì tổng vốn đầu tư của dự án là 9.356.308.181 đồng nhưng sau khi cán bộ thẩm định tính toán lại thì tổng vốn đầu tư của dự án là 9.444.600.897 đồng.

Bảng 2.4: Tổng mức đầu tư dự án đóng mới tàu tự hành trọng tải 1.590 tấn

- Hệ tời neo 7 7 0 - Các loại vật tư khác 1.782.360.83 2 1.747.412.58 0 -34.948.252

- Trang bị trên boong 214.981.81

8 8 214.981.81 0 - Nội thất 158.804.54 5 158.804.54 5 0 - Điện 138.230.00 0 0 138.230.00 0

- Nhân công và các chi phí khác 1.810.905.60

5 4 2.049.996.51 239.090.909

Cộng______________________ 9.356.308.18

Tính khả thi của nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án đặc biệt quan trọng nhưng công việc này lại rất khó khăn và phức tạp.

Với nguôn vốn tự có của chủ đầu tư: Để xác định được nguồn vốn tự có của chủ đầu tư tham gia, cán bộ thẩm định Chi nhánh Ninh Bình thường căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp; giấy đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư; năng lực tài chính của các cổ đông, lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh để khẳng định khả năng góp vốn đối ứng của các chủ đầu tư.

Qua thực tế xem xét các dự án tại Chi nhánh cho thấy không nhiều dự án mà chủ đầu tư sẵn có vốn đối ứng tham gia dự án theo quy định (20% với dự án có thời gian cho vay dưới 3 năm; 40% với dự án có thời gian cho vay từ 3 đến 5 năm và

50% với dự án có thời gian cho vay trên 5 năm). Các nguồn vốn này thường được huy động theo phương thức sau:

- Nguồn lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đầu tư dự án không được chia mà được dùng để đầu tư.

- Doanh nghiệp huy động thêm vốn tự có từ các cổ đông hiện hữu hoặc cổ đông mới.

- Một số định chế tài chính trung gian cam kết đầu tư.

- Cơ cấu lại tài sản của doanh nghiệp, thanh lý, nhượng bán các tài sản cố định đã đầu tư lâu năm, lạc hậu về công nghệ, công suất thấp ... để đầu tư tài sản mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hoạt động kinh doanh. Sử dụng nguồn khấu hao tài sản hiện có để đầu tư tài sản mới.

Chính vì vậy, cán bộ thẩm định thường thực hiện một loạt các công việc phức tạp là thẩm định lại khả năng tạo nguồn vốn đầu tư dài hạn của chủ đầu tư trong tương lai bằng những hồ sơ tài liệu hiện tại.

Việc các chủ đầu tư không đáp ứng được vốn tự có dẫn đến các dự án thiếu vốn thi công và bị đình trệ dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư, chậm đưa vào khai thác, chất lượng công trình xuống cấp và dự án kém hiệu quả.

Với nguồn vốn vay: Căn cứ vào cam kết của các tổ chức tín dụng, nhân viên thẩm định đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn, khả năng tiếp cận của chủ đầu tư với các khoản vay, chi phí và các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn, phân kỳ đầu tư các nguồn vốn một cách hợp lý hơn. Trên cơ sở đó tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn, cân đối giữa các nguôn vốn dự kiến, đề xuất mức cho vay của Chi Nhánh.

Thẩm định lợi ích và chi phí, xác định dòng tiền dự án

Trước hết, cán bộ thẩm định xác định thông số cơ bản để tính toán các chỉ tiêu tài chính dựa trên hồ sơ dự án, các quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, của cơ quan quản lý nhà nước gồm:

+ Thời gian tính toán dự án phù hợp với dòng đời của dự án và phải ngắn hơn hoặc bằng với vòng đời của dự án mà chủ đầu tư đã lập.

+ Thời gian xây dựng: Thời gian xây dựng dựa trên tiến độ dự án. Trong nhiều trường hợp, các cán bộ thẩm định vẫn phải tiến hành phân bổ lại các công việc của dự án để tính toán chi tiết, chính xác hơn các khoản giải ngân, lãi vay của dự án, đồng thời làm cơ sở cho việc bố trí các nguồn vốn tài trợ dự án.

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng: Chi phí này thường được tính toán trên các quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành, quy định cho từng loại hình dự án. Thường được tính theo tỷ lệ phần trăm với giá trị vốn đầu tư tài sản cố định. Có một số dự án không có quy định thì người lập dự toán chi phí này theo quy trình sản xuất, tính chất kỹ thuật, chất lượng máy móc thiết bị, kế hoạch sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư ... để xem xét lại tính hợp lý của khoản chi phí này.

+ Chi phí khấu hao cơ bản tài sản cố định và thời gian khấu hao tính theo quy định hiện hành của bộ tài chính, quy định cụ thể tại thông tư số 45/2013/TT-BTC áp dụng từ ngày 25/04/2013 thay thế cho thông tư số 203/2009/TT-BTC áp dụng từ ngày 01/01/2010. Tuy nhiên, thực tế cả chủ đầu tư và cán bộ thẩm định tại Vietinbank Ninh Bình thường áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

+Tính toán các loại thuế: Tính các loại phí, thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên môi trường ...

+ Chi phí nguyên vật liệu: tùy từng đặc điểm hoạt động của từng ngành nghề, cán bộ thẩm định tính toán chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ theo định mức doanh thu. Ví dụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thường chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng thấp trên tổng doanh thu thường từ 45-55% trên tổng doanh thu.

+ Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: thường được tính bằng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả sau của Ngân hàng Vietinbank Ninh Bình tại thời điểm thẩm định.

+ Doanh thu của dự án: Doanh thu được tính trên sản lượng, giá bán của sản phẩm dự kiến. Giá bán sản phẩm dự kiến được căn cứ trên giá thị trường thực tế, giá bán các sản phẩm tương tự. Với những ngành đặc thù như xăng dầu, than . giá bán sản phẩm áp theo mức giá bán của Tổng Công ty.

+ Các khoản phải thu, phải trả dự tính cũng được tính trên doanh thu để tính dòng tiền của dự án.

Sau khi đã tính toán lại các khoản thu nhập, chi phí hợp lý của dự án, cán bộ thẩm định sẽ xây dựng các bảng dự trù tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động, kế hoạch trả nợ vay, báo cáo lưu chuyển tiền tệ thông qua các bảng tính trung gian như bảng tính khấu hao; bảng tính sản lượng doanh thu; bảng tính chi phí hoạt động; bảng tính chi phí nguyên vật liệu; bảng tính chi phí quản lý, bán hàng; bảng tính chi phí lãi vay. Khi thực hiện tính toán để lên các bảng chỉ tiêu này, cán bộ thẩm định thực hiện tương đối nhuần nhuyễn. Tuy nhiên, khó khăn nhất vẫn là thiếu thông tin và khả năng phân tích thị trường còn hạn chế nên việc xác định giá bán sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm ở một số dự án không chính xác. Thực tế những năm qua, nhiều dự án đi vào vận hành sản xuất công suất thực tế thấp hơn dự kiến rất nhiều và giá bán cũng thấp hơn nhiều so với kết quả thẩm định ban đầu làm cho chủ đầu tư phải dùng các nguồn khác (từ hoạt động kinh doanh, từ nguồn thu nhập cá nhân ...) để trả nợ cho dự án hoặc không trả được nợ.

Từ các bảng dự trù tài chính được thiết lập, cán bộ thẩm định tính toán dòng tiền ròng của dự án gồm chi phí đầu tư trong thời gian thi công và thu nhập ròng trong thời gian vận hành của dự án (gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao cơ bản hàng năm và các khoản thu khi thanh lý tài sản).

Thẩm định lãi suất chiết khấu của dự án:

Cán bộ thẩm định tại Vietinbank Ninh Bình thường áp dụng phương pháp bình quân gia quyền chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn tham gia tài trợ dự án để tính lãi suất chiết khấu. Với vốn tự có của chủ đầu tư, chi phí vốn thường lấy bằng đúng lãi suất tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau tại thời điểm thẩm định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Với chi phí vốn vay thì căn cứ vào lãi suất vay vốn trung và dài hạn tại thời điểm thẩm định. Việc xác định như thế này còn nhiều bất cập và không chính xác vì cả lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau và lãi

suất vay vốn trung và dài hạn đều thay đổi theo từng thời điểm, từng thời kỳ. Hơn thế nữa, tính như thế này sẽ không tính đến việc giảm thuế thu nhập sau lãi vay. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR sẽ không được chính xác.

Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính:

Việc xác định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án cho vay được thực hiện trên các bảng tính toán trên phần mềm excel, kỹ thuật tính toán đơn giản nên cán bộ thẩm định thực hiện nhuần nhuyễn, việc tính toán có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi phân tích để đưa ra các kết luận về hiệu quả tài chính dự án, thì cán bộ còn nhiều lúng túng đặc biệt là các dự án mà các chỉ tiêu ở mức trung bình, không tốt cũng không xấu. Mặt khác, việc phân tích xem xét các chỉ tiêu này chưa được coi trọng, nhiều dự án việc xem xét các chỉ tiêu chỉ mang tính chất hình thức, để hợp lý hóa hồ sơ do việc quyết định đầu tư cho dự án đã được xác định từ trước.

Thẩm định rủi ro của dự án

Trên cơ sở kết quả phân tích và số liệu tính toán hiệu quả tài chính dự án, cán bộ thẩm định tiến hành phân tích rủi ro của dự án. Phương pháp phân tích rủi ro hiện đang áp dụng tại Vietinbank Ninh Bình nói riêng và tại Vietinbank nói chung là phương pháp phân tích độ nhạy, chưa áp dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích tình huống, phương pháp phân tích mô phỏng. Mặt khác, việc phân tích độ nhạy mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mức tăng giảm của các chỉ tiêu tổng mức đầu tư, giá bán, sản lượng, việc phân tích độ nhạy của dự án thường chỉ mang tính chất hình thức, các kết luận đưa ra còn chung chung, sơ sài, chưa phân tích được sự tác động của các nhân tố nhạy cảm của dự án để đưa ra biện pháp hạn chế rùi ro.

Thẩm định phương án trả nợ vốn vay

Cán bộ thẩm định căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh dự kiến của khách hàng, dòng tiền dự kiến để xác định các nguồn vốn có thể dùng để trả nợ và tính khả thi của từng nguồn và thời gian trả nợ của dự án có phù hợp không. Thường nguồn trả nợ của khách hàng sẽ được lấy từ nguồn khấu hao và lợi nhuận sau thuế. Việc

Số tuyệt đối xác định tỷ lệ khấu hao và lợi nhuận sau thuế dùng để trả nợ thường mang tính chủ

quan của cán bộ thẩm định. Vietinbank chưa có một hướng dẫn cụ thể nào về việc xác định tỷ lệ này.

Thực tế thẩm định tài chính dự án cho vay tại Vietinbank Ninh Bình trong những năm qua về cơ bản phù hợp với các điều kiện của dự án. Tuy nhiên, có một

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w