nhất là thẩm định những dự án lớn và phức tạp.
3.2.3.4. Tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp chủ đầu tư dự án
Ngoài những thông tin từ hồ sơ do chủ đầu tư cung cấp, nhân viên thẩm định cần phải liên hệ trực tiếp phỏng vấn chủ đầu tư, thăm cơ sở sản xuất để thu thập những thông tin thực tế từ chủ đầu tư. Chi nhánh nên quy định thu thập thông tin chủ đầu tư là một trong những công việc bắt buộc của qui trình thẩm định, đồng thời quy định rõ một số nội dung chính về tiếp xúc phỏng vấn chủ đầu tư cho nhân viên thực hiện.
3.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viênthẩm định thẩm định
Con người là một nhân tố trung tâm có vai trò quyết định. Con người ở đây là đội ngũ cán bộ thẩm định dự án, là chủ thể của mọi hoạt động từ việc hoạch định chính sách đến việc thẩm định dự án xét duyệt cho vay. Muốn nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ thẩm định đủ về số lượng, chất lượng để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khó khăn của công việc. Cán bộ thẩm định cần đạt được những tiêu chuẩn nhất định về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức.
- Về trình độ chuyên môn: cán bộ thẩm định cần phải có trình độ đại học trở lên, có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng tài chính cũng như những kiến thức cơ bản về pháp luật, thuế. Ngoài ra cần phải có kiến thức cơ bản khác như văn hóa, chính trị, xã hội ...
- về đạo đức nghề nghiệp: cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và tâm huyết với nghề.
Để có được đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt, Vietinbank Ninh Bình cần thực hiện tốt những việc sau đây:
- Thực hiện nghiêm túc chặt chẽ khâu tuyển dụng, đảm bảo cán bộ mới được tuyển dụng phải đáp ứng các yêu cầu đặt ra.
- Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Cán bộ thẩm định cần phải được cập nhật các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước; các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển ngành; các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng. Vietinbank Ninh Bình cần phải tăng cường đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định. Và cuối mỗi khóa cần phải tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả đạt được để rút ra kinh nghiệm cho những lần tổ chức sau được tốt hơn.
- Vietinbank Ninh Bình cũng phải thường xuyên thực hiện công tác giáo dục tư tưởng và đạo đức đồng thời có những chính sách đãi ngộ thỏa đáng, khen thưởng và động viên kịp thời về vật chất cũng như tinh thần. Đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc, uốn nắn kịp thời những biểu hiện sa sút về phẩm chất đạo đức và hành vi của cán bộ.
- Tiến hành đánh giá cán bộ thẩm định thường xuyên thông qua các kỳ thi nghiệp vụ và các hoạt động thực tiễn để có kế hoạch điều chuyển công tác hợp lý cũng như mức lương hợp lý.
3.2.5 Tổ chức đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án cho vay sau tài trợ vốn
Sau khi quyết định tài trợ dự án, chuyển sang giai đoạn giải ngân vốn đầu tư và thu hồi nợ vay khi dự án đi vào giai đoạn vận hành sản xuất. Ở giai đoạn cho vay đầu tư dự án và thu nợ, sẽ phản ánh rõ nét sự đúng đắn và phù hợp với kết quả thẩm định so với thực tế triển khai dự án. Từ đó giúp cho nhận ra được những thành công và hạn chế trong công tác thẩm định tài chính dự án để rút kinh nghiệm cho thẩm định dự án sau. Thực tế tại Chi nhánh, hậu kiểm chất lượng thẩm định tài chính dự án sau đầu tư chưa được quan tâm mới chỉ dừng ở mức độ kiểm tra, xử lý nợ. Để thực hiện tốt vấn đề này, cần tổ chức triển khai như sau:
3.2.5.1 Tổ chức theo dõi phân tích và đánh giá công tác thẩm định
Theo dõi phân tích và đánh giá công tác thẩm định dự án theo những nội dung và tiêu thức thẩm định tài chính dự án xuyên suốt từ khi thẩm định tài trợ đến khi thu hồi vốn và nếu cần có thể hết đời dự án. Phải có nhận xét đánh giá, rút ra những
ưu điểm và hạn chế trong thẩm định so với kiểm định thực tế. Việc đánh giá phân tích phải căn cứ theo các tiêu chí cụ thể. Phối hợp với chủ đầu tư để khai thác thông tin, việc tổ chức khai thác phân tích và lưu trữ thông tin phải thực hiện thường xuyên và có quy trình, hệ thống.
3.2.5.2 Tổ chức đánh giá hiệu quả đầu tư cho hoạt động thẩm định
Theo dõi đánh giá chi phí với chất lượng thẩm định tài chính dự án để đánh giá hiệu quả đầu tư cho công tác thẩm định từ đó có mới điều chỉnh cho phù hợp.
Thực hiện giải pháp này sẽ có tác động tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên thẩm định, công tác thẩm định sẽ từng bước được thực hiện khoa học, tiếp cận dần với những kiến thức công nghệ và phương pháp mới về thẩm định tài chính dự án, công tác thẩm định tiến dần tới trình độ chuyên nghiệp và hiệu quả thẩm định tài chính dự án cũng được nâng cao.
3.2.5.3 Thường xuyên đánh giá phân loại nợ dự án
Dựa trên hệ thống quản lý danh mục dự án theo những tiêu chí phù hợp phục vụ cho thẩm định tài chính dự án, Chi nhánh cần thường xuyên đánh giá phân loại nợ dự án, phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn và nợ xấu và đặc biệt là các khoản nợ khó thu hoặc không có khả năng thu hồi của dự án. Đánh giá phân loại nợ dự án lưu ý đến các khoản nợ xấu đã xử lý vì khoản nợ này vẫn thể hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh. Cần tìm được những nguyên nhân xuất phát thừ khâu thẩm định tài chính dự án, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc thẩm định tài chính dự án, nhất là thẩm định đánh giá rủi ro dự án khi quyết định tài trợ.
3.2.5.4. Rút kinh nghiệm thông qua sự hậu kiểm.
Rút kinh nghiệm từ những thất bại trong công tác thẩm định ở quá khứ thông qua sự hậu kiểm từ thực tế đầu tư và vận hành của dự án, rút ra bài học hữu ích về thẩm định tài chính dự án về những sai sót trong phân tích, tính toán, về tuân thủ đúng chính sách chế độ, về các dự báo về dự án. Những bài học này có ý nghĩa lớn đối với nhân viên thẩm định, giúp nhân viên thẩm định tránh được những sai lầm đã mắc phải trong quá trình thẩm định các dự án trước, từ đó từng bước nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án.
3.2.6. Nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay
Mục đích của thẩm định là để lựa chọn dự án tốt nhất, ít rủi ro để tài trợ vốn nhằm phát huy tối đa hiệu quả kinh doanh. Chi nhánh cần nâng cao hơn nữa nhận thức về vai trò và ý nghĩa của thẩm định tài chính dự án đối với cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác thẩm định theo hướng:
3.2.6.1 Chi nhánh cần thực sự coi trọng vai trò của thẩm định tài chính dự án
Cấp quản lý cần nhận thức rõ công tác thẩm định tài chính dự án là quá trình sàng lọc để lựa chọn những dự án tốt để đầu tư từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh, mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ đầu tư và cho toàn xã hội. Công tác thẩm định phải trung thực và khách quan, không gắn với lợi ích của cá nhân. Công tác thẩm định không phải là thủ tục cho việc tài trợ vốn nên không đặt mục tiêu trước khi thẩm định. Mọi phán quyết đều phải được thực hiện sau khi có kết quả thẩm định và dựa vào kết quả thẩm định. Vietinbank cần quy định gắn chặt hơn nữa trách nhiệm của người ra quyết định tài trợ với chất lượng thẩm định để họ có thái độ khách quan, nghiêm túc hơn, không đẩy trách nhiệm nặng lên người thực hiện thẩm định.
3.2.6.2. Tăng cường động viên, tuyên truyền
Tuyên truyền, động viên cho toàn thể lãnh đạo, nhân viên thấy rõ được vai trò của thẩm định tài chính dự án đến hiệu quả sản xuất doanh của đơn vị, các mục tiêu kinh tế - xã hội, sai sót trong thẩm định thường gây hậu quả nghiêm trọng. Khuyến khích mỗi một cá nhân nhận thức rõ được những hạn chế của bản thân để rèn luyện nâng cao năng lực của mình trong thẩm định tài chính dự án. Các cấp quản lý cần kiểm tra giám sát chặt chẽ công tác thẩm định để có sự phân công công tác hợp lý.
Thực hiện tốt giải pháp này giúp các đơn vị, cá nhân nhận thức sâu sắc ý nghĩa và tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án, thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong quá trình thẩm định, tác động tích cực đến nâng cao tinh thần trách nhiệm của nhân viên trong thẩm định và là động lực tạo cho nhân viên thẩm định làm tốt hơn, từ đó nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh.
3.3Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Ninh Bình
Thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng là hoạt động phức tạp, có phạm vi xem xét rộng liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính của các ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp dựa trên cơ sở một kế hoạch tổng thể thống nhất. Có như vậy, những giải pháp đề ra mới có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống nhân hàng nói chung và Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương; với ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại khác; với các doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án.