Mức độ hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án cho vay tạ

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 70)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Chi nhánh Ninh Bình

2.2.3.1 Mức độ chính xác, toàn diện của nội dung và kết luận thẩm định tài chính

về nội dung tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch

Tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định phê duyệt dự án đầu tư của Phòng khách hàng, Phòng Giao dịch đã đưa ra được những nhận xét, đánh giá được đầy đủ các nội dung yêu cầu của thẩm định tài chính dự án, thẩm định tính toán các nguồn thu, khoản chi và dòng tiền, tỷ suất chiết khấu, tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính, phân tích rủi ro của dự án và thẩm định kế hoạch vay vốn, trả nợ của dự án. Các nội dung thẩm định tài chính về cơ bản đã được tính toán, phân tích cẩn thận và đầy đủ theo quy định. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng cho thấy việc tính toán, kiểm tra ở nhiều tờ trình thẩm định còn có sai sót. Cụ thể:

+ Dự toán tổng mức đầu tư không chính xác (Dự án Đầu tư xây dựng nhà máy gạch Sông Chanh, Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị, giàn nghiền phục vụ khai thác đá CT TNHH Thảo Anh Gia Sinh. Đây là sai sót phổ biến

nhất đang tồn tại ở Chi nhánh. Tờ trình thẩm định dự án tính thiếu các yếu tố cấu thành tổng mức đầu tư (chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư thấp hơn so với thực tế; hoặc nhiều dự án tính toán tổng mức đầu tư và chi phí đầu tư quá cao, dẫn tới mất cân đối về nguồn vốn đầu tư (thừa hoặc thiếu vốn) dẫn đến sử dụng vốn không hiệu quả.

Bảng 2.5. Thống kê các dự án có dự toán vốn đầu tư chênh lệch so với thực tế thực hiện dự án đầu tư

hơn thực tế 11 2 5 4 Dự án có dự toán vốn cao

4

Số tuyệt đối

Số dự án thẩm định 84 20 29 35

Dự án hoạt động có hiệu quả trả nợ bình thường 77 17 27 33

Dự án hoạt động kém hiệu quả có nợ nhóm 2 3 1 1 1

Dự án hoạt động kém hiệu quả có nợ xấu (nhóm 3-5) 4 2 1 1

Nguồn: Phòng tổng hợp, quản lý rủi ro và nợ có vấn đề

Theo số liệu thống kê cho thấy tổng số dự án thẩm định và chấp thuận cho vay từ năm 2012 đến năm 2014 là 84 dự án, trong đó có 11 dự án thẩm định dự toán vốn đầu tư thấp hơn thực tế chiếm 13,1% tổng số dự án, làm cho nhà đầu tư bị động về nguồn vốn đầu tư so với dự kiến khiến cho thời gian thực hiện dự án bị kéo dài so với dự kiến ban đầu hoặc thiếu vốn lưu động để vận hành sản xuất. Số dự án có dự toán vốn cao hơn so với thực tế là 15 dự án, chiếm 17,9% tổng số dự án. Các dự án này đã không sử dụng hết vốn vay theo kế hoạch Chi nhánh đã bố trí cho dự án, và đã phải điều chỉnh giảm kế hoạch dẫn đến lãng phí nguồn vốn huy động dự kiến để cho vay đầu tư dài hạn.

+ Tính toán chi phí và doanh thu chưa chính xác:

Ở một số dự án việc tính toán doanh thu và chi phí chưa chính xác, đã bỏ qua nhiều khoản chi phí cần thiết và hợp lý như chi phí bán hàng, lãi vay vốn lưu động; mức giá bán dự kiến quá cao so với thực tế, kéo theo doanh thu dự kiến cao.

+ Quy định về xác định chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn để tính hệ số chiết khấu chưa rõ ràng nên việc áp dụng còn tùy tiện không thống nhất

Những thiếu sót trên dẫn đến kết quả trong tờ trình thẩm định chưa có độ chính xác cao.

về kết luận thẩm định

Trong phần lớn tờ trình thẩm định đã đánh giá tương đối toàn diện tình hình tài chính dự án trên cơ sở phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính dự án, đảm bảo tính logic xuyên suốt, thâu tóm được tình hình tài chính của dự án và đưa ra được các khuyến nghị tài trợ hợp lý. Tuy nhiên, cũng còn nhiều tờ trình thẩm định đưa ra những kết luận mang tính cục bộ, phản ánh một số khía cạnh tài chính dự án, chưa có sự kết nối các chỉ tiêu tài chính khi tính toán và phân tích, có nhiều tờ trình thẩm định đưa ra kết luận chung chung, sơ sài, có tư tưởng ỷ lại vào phán quyết của cấp trên, điều này ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Dự án đi vào hoạt động kém hiệu quả hơn so với kết luận thẩm định.

2.2.3.2 Tỷ lệ các dự án hoạt động có hiệu quả/kém hiệu quả

Chỉ tiêu Các năm thực hiện

2012 2013 2014

Số tuyệt đối (tỷ đồng)

Dư nợ 1.620 2.549 2.295

+ Dự án hoạt động có hiệu quả trả nợ bình thường là các dự án đầu tư đúng mục tiêu dự kiến ban đầu, sản xuất kinh doanh có lãi và trả được nợ gốc và lãi vay đúng hạn. Dự án đang vận hành tốt và có khả năng phát triển trong tương lai.

+ Dự án hoạt động kém hiệu quả có nợ nhóm 2: là dự án hoạt động theo mục tiêu của dự án nhưng tạm thời gặp khó khăn trong kinh doanh và có nợ cần chú ý.

+ Dự án hoạt động kém hiệu quả có nợ xấu, gặp khó khăn về công suất thấp hoặc sản xuất bị đình trệ và bị lỗ, không trả được gốc và lãi vay, có nợ quá hạn kéo dài trên 90 ngày.

Qua số liệu thống kê cho thấy trong 84 dự án chấp thuận cho vay có 77 dự án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, chiếm 91,7% tổng số dự án; có 3 dự án hoạt động kém hiệu quả,trả nợ không đúng hạn chiếm 3,5% và có 4 dự án tồn tại nợ xấu chiếm 4,8%.

Các dự án hoạt động kém hiệu quả thường do một số nguyên nhân sau:

- Tổng mức đầu tư tăng, lãi suất tăng làm giá thành sản phẩm, nợ phải trả tăng so với dự tính. Đây là tình trạng phổ biến trong thời gian qua.

- Không phát huy hết công suất dự kiến ban đầu do thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn, bị các sản phẩm cùng loại cạnh tranh hoặc do thẩm định đã dự đoán khả năng phát huy công suất quá cao ngay từ những năm đầu vận hành sản xuất, dẫn đến nguồn thu thực tế thấp hơn nhiều so với dự kiến của chủ đầu tư và rơi vào tình trạng mất cân đối tài chính và không trả nợ đúng hạn.

- Do giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí đầu vào khác tăng so với dự kiến ban đầu. Vì vậy, lợi nhuận thực tế thấp hơn lợi nhuận dự kiến và không đủ nguồn để trả nợ vay đúng hạn.

Dự toán vốn lưu động ban đầu quá thấp so với thực tế. Khi chuyển sang giai đoạn vận hành, dự án bị thiếu vốn lưu động trong khi chưa huy động được nguồn vốn bổ sung để bù đắp. Doanh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn, không mở rộng sản xuất và hạn chế nguồn thu.

2.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu của các dự án

Nợ nhóm 2 7 5 3

đồng, chiếm tỷ trọng 40,1% tổng dư nợ của Chi nhánh (dư nợ của chi nhánh tại thời điểm 31/12/2014 là 5.726 tỷ đồng). Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh tương đối tốt, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu ở mức thấp so với tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt động khó khăn, thậm chí lâm vào tình trạng phá sản. Một số dự án chi nhánh đã tài trợ hoạt động kém hiệu quả. Tổng dư nợ phải thực hiện cơ cấu theo quyết định 780 của ngân hàng nhà nước (giữ nguyên nhóm nợ) là 60 tỷ đồng.

2.2.3.4 Tăng trưởng số lượng và quy mô dự án đã được thẩm định

Như đã đề cập ở trên số lượng và quy mô các dự án do bộ phận thẩm định thực hiện tăng mạnh trong khoảng thời gian từ 2012 (20 dự án - tổng dư nợ 1.620 tỷ đồng) đến năm 2014 (35 dự án - tổng dư nợ 2.295 tỷ đồng) . Điều này phản ánh công tác thẩm định đã được thực hiện nhuần nhuyễn hơn, nhanh hơn góp phần nâng cao doanh số tài trợ các dự án đầu tư và mở rộng thị phần của Chi nhánh.

2.2.3.5 Thời gian thẩm định

Quy trình thẩm định dự án của Vietinbank ban hành đã quy định thời gian thẩm định cụ thể ở từng phòng ban, bộ phận, theo đó:

- Phòng khách hàng/phòng giao dịch từ khi nhận đủ hồ sơ do khách hàng cung cấp: thời gian thẩm định dự án là 5 ngày

- Thời gian trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (thuộc thẩm quyền chi nhánh): 2 ngày

- Trường hợp vượt mức phán quyết của Chi nhánh phải trình lên hội sở thì: - Phòng phê duyệt giới hạn tín dụng thẩm định: 5 ngày

Hầu hết thời gian thẩm định các dự án đều đảm bảo đúng tiến độ, được thẩm định, kiểm soát nhanh chóng, đáp úng nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, một số dự án lớn và phức tạp thì thời gian thẩm định thường bị kéo dài do khối lượng hồ sơ cung cấp nhiều, cần các thẩm định chuyên sâu, tư vấn của các chuyên gia. Điều này làm thời gian thẩm định bị kéo dài, lỡ mất cơ hội của chủ đầu tư. Song lại có trường hợp thời gian thẩm định dự án quá gấp do nhu cầu vốn bức bách của chủ đầu tư hoặc để tranh thủ các cơ hội trước mắt. Việc thẩm định được tiến hành gấp rút dẫn đến chất lượng thẩm định dự án không được bảo đảm, các cơ sở và căn cứ thẩm định không được xem xét cẩn thận hoặc quá trình tính toán các chỉ tiêu còn sơ sài và nhiều thiếu sót làm chất lượng thẩm định dự án không cao.

2.2.3.6. Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định hầu như chưa được Chi nhánh quan tâm và lượng hóa, tại Chi nhánh chưa thống kê, tính toán chính xác chỉ tiêu này. Tuy nhiên, xét trên góc độ tương quan giữa chi phí thẩm định và chất lượng thẩm định cho thấy chi phí thẩm định bỏ ra không nhiều thì chất lượng thẩm định không được tốt. Chi nhánh chưa thực sự quan tâm nhiều tới việc mua thông tin thẩm định, xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin phục vụ công tác thẩm định, mua phần mềm hỗ trợ tính toán trong quá trình thẩm định trong khi những yếu tố này rất cần thiết trong thẩm định tài chính dự án.

Mặt khác, nếu chi phí đầu tư cho thẩm định phù hợp sẽ làm nâng cao năng suất và chất lượng thẩm định, từ đó rút ngắn được thời gian thẩm định và kết quả tính toán có cơ sở đáng tin cậy hơn. Hiện tại, chi phí đầu tư cho công tác thẩm định tại Chi nhánh còn thấp, dẫn đến trình độ và tính chuyên nghiệp trong thẩm định tài chính dự án ở Chi nhánh chưa cao.

Một phần của tài liệu 0566 hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w