Kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu 0582 hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129)

> Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngành ngân hàng giúp cho các ngân hàng có thể nhận thức được tầm quan trọng cũng như các nội dung đầy đủ của hệ thống KSNB từ đó tổ chức một các hiệu quả.

Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm soát trong tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý. Do vậy việc thiết kế và vân hành Hệ thống kiểm soát nội bộ là thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao tại các ngân hàng, không thuộc về trách nhiệm của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là ngân hàng có phần vốn nhà nước chi phối do vậy ngoài vai trò quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhà nước còn giữ vai trò chủ sở hữu vốn tại ngân hàng này thông qua hệ thống các quy định, cơ chế, chính sách hoạt động và quản lý mọi mặt. Mỗi khi nhà nước ban hành một chính sách, chế độ mới liên quan đến hoạt động thì Ngân Hàng Công Thương Việt Nam đều tổ chức, chỉ đạo các chi nhánh thực hiện một cách triệt để. Vì vậy để Trụ sỏ chính các chi nhánh con nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng, khái niệm, mục tiêu, nội dung của Hệ thống kiểm soát nội bộ thì nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Văn bản hướng dẫn phải nêu rõ khái niệm, mục tiêu của Hệ thống kiểm soát nội bộ, các yếu tố cơ bản cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, thủ tục kiểm soát, hệ thống quản lý rủi ro, hệ thống giám sát... mô hình xây dựng không những giúp cho các ngân hàng nhận thức được đầy đủ về Hệ thống kiểm soát nội bộ mà còn là căn cứ giúp cho các chi nhánh thuộc hệ thống thực hiện thiết kế và vận hành Hệ thống kiểm soát nội bộ, là cơ sở để các hội nghề nghiệp và các đơn vị đào tạo nghiên cứu, giảng dạy sớm đưa Hệ thống kiểm soát nội bộ vào đời sống thực tế của các doanh nghiệp.

> Thứ hai: quá trình nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán. của nhà nước phải tính đến mục tiêu kiểm soát và tính đồng bộ của Hệ thống kiểm soát nội bộ.

114

Nhà nước đóng vai trò quản lý thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân và vai trò chủ sở hữu trong các ngân hàng có phần vốn của nhà nước chi phối hiện tại đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật ban hành đề cập đến một số nhân tố cơ bản cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ như cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, công tác kế hoạch, các thủ tục kiểm soát.. nhưng các văn bản này mới chỉ đề cập đến lĩnh vực chuyên môn cụ thể mà chưa tính đến mục tiêu chung của Hệ thống kiểm soát nội bộ, chưa tính đến việc phối hợp giữa các nhân tố đó phục vụ cho quá trình quản lý hệ thống ngân hàng. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán... cơ quan chịu trách nhiệm ban hành cần tính đến việc kết hơp các nhân tố đó để đạt được mục tiêu chung của Hệ thống kiểm soát nội bộ.

> Thứ ba: Các cơ sở đào tạo và nghiên cứu phải tăng cường việc giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức về Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp hệ thông công thương và các nhà quản lý nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng, những lợi ích mang lại từ một Hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh cũng như các nội dung của Hệ thống kiểm soát nội bộ. Nghiên cứu và phát hành nhiều tài liệu, sách tham khảo hướng dẫn cụ thể về việc thiết kế, vận hành Hệ thống kiểm soát nội bộ trong hệ thống.

Nhà nước cần tạo một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngân hàng: Hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật chữ ký điện tử, Luật các TCTD, Pháp lệnh ngoại hối,... Vì vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng là rất cần thiết. Việc kiểm soát sẽ tuân theo quy định thống nhất.

Chính phủ cần có những chính sách cải thiện môi trường kinh tế hiệu quả: Tình hình huy động và cho vay phụ thuộc vào sự thay đổi theo thu nhập của khách và điều kiện kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, tình hình kinh doanh của khách hàng thuận lợi thì việc kiểm soát khoản vay của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.

115

Nhận thức được tầm quan trọng của KTNB đối với Hệ thống kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý của ngân hàng cũng như đối với hoạt động kiểm tra tài chính nhà nước tại các ngân hàng sử dụng vốn nhà nước. Bộ tài chính đã nghiên cứu, ban hành một số văn bản liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của KTNB trong ngân hàng nhà nước. Nhưng các văn bản này chỉ mang tính chất định hướng, không cụ thể do vậy các doanh nghiệp rất khó triển khai và thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đang bị thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực KTNB đạt chuẩn quốc tế. Phần lớn đội ngũ kiểm toán viên nội bộ hiện hành được tuyển dụng từ các ngành nghề khác như kiểm toán độc lập, kế toán hay kiểm soát hoặc được bổ nhiệm và luân chuyển từ các bộ phận khác trong nội bộ của tổ chức. Chất lượng nhân lực chưa đạt yêu cầu. Việt Nam mới chỉ có 50 người sở hữu chứng chỉ CIA trên tổng số 30.000 người có CIA ở châu Á và 115.000 người trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, hầu hết các kiểm toán viên nội bộ chỉ được đào tạo trung bình từ 21-40 giờ mỗi năm, trong khi thực tế yêu cầu thời gian đào tạo tối thiểu đối với một kiểm toán viên nội bộ là 40-80 giờ. Đó là thách thức lớn đối với phát triển lĩnh vực KTNB theo yêu cầu hội nhập. Vì vậy Việt Nam cần phải đào tạo thêm nhiều cán bộ có chứng chỉ kiểm toán quốc tế để đảm bảo trong công việc kiểm toán.

Kiểm toán nội bộ đang thiếu các công cụ ứng dụng và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cho hoạt động kiểm toán nội bộ hiệu quả. Theo Chuẩn mực IIA, để đảm bảo tính thận trọng, kiểm toán nội bộ phải xem xét việc áp dụng công nghệ và các kỹ thuật phân tích dữ liệu trong hoạt động kiểm toán. Kiểm toán nội bộ hiện chưa được trang bị các phần mềm ứng dụng giúp quản lý việc kiểm toán được thực hiện nhất quán và đảm bảo chất lượng, cũng như chưa có hệ thống giám sát cảnh báo sớm những dấu hiệu bất thường ở một số phần có rủi ro cao ở ngân hàng.

Phương pháp kiểm toán nội bộ cần được chuẩn hóa định hướng theo rủi ro thông qua công tác nhận diện, đánh giá các rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng. Theo định nghĩa của IIA, kiểm toán định hướng theo rủi ro là phương pháp liên kết công việc kiểm toán nội bộ với cơ chế quản lý rủi ro tổng thể của một tổ chức. Phương pháp này giúp kiểm toán nội bộ đưa ra sự đảm bảo cho Hội đồng

116

Quản trị rằng, các quy trình quản lý rủi ro đuợc vận hành hiệu quả và không vuợt quá khả năng chấp nhận rủi ro của tổ chức.

Xây dựng chuông trình kiểm toán đối với hệ thống quản lý rủi ro bao gồm khung quản lý rủi ro, khẩu vị rủi ro, các loại rủi ro tín dụng, hoạt động, thị truờng, thanh khoản, tập trung và rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng và đánh giá nội bộ về mức đủ vốn thật sự là thử thách cho các ngân hàng.

Việc ban hành hệ thống chuẩn mực KTNB nên dựa trên co sở hệ thống chuẩn mực KTNB do viện kiểm toán viên nội bộ ban hành có tính đến đặc thù quản lý của từng loại hình ngân hàng Việt Nam trong nền kinh tế thị truờng, phù hợp với hệ thống pháp luật, trình độ kinh nghiệm quản lý của Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực KTNB do viện kiểm toán viên nội bộ ban hành phải bao gồm

Các chuẩn mực chung về KTNB hay còn gọi là các chuẩn mực về tính chất của kiểm toán nội bộ đề cập đến những đặc điểm về tổ chức và con nguời thực hiện hoạt động KTNB.

Các chuẩn mực thực hành KTNB trình bày nội dung của các hoạt động KTNB và tiêu chuẩn chất luợng để đánh giá các hoạt động đã đuợc thực hiện.

Các chuẩn mực huớng dẫn cách vận dụng các chuẩn mực chung và chuẩn mực thực hành khi thực hiện các loại hình KTNB đặc thù ( kiểm toán tuân thủ...)

3.3.3. Kiến nghị với Bộ tài chính

Trong hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực KTNB, Quyết định số 832/TC/QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997 của Bộ Tài chính và các thông tu huớng dẫn thực hiện Quyết định này cho đến nay vẫn là văn bản mang tính pháp lý cao nhất. Việt Nam chua có một khung hành nghề chuẩn về KTNB, các chuẩn mực cũng nhu huớng dẫn chung về quy trình KTNB chua đuợc ban hành, chủ yếu áp dụng theo chuẩn của quốc tế. Quy định về đào tạo, bồi duỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ kiểm toán viên nội bộ, kiểm soát viên nội bộ còn thiếu. Khuôn khổ pháp lý về kiểm soát và KTNB mới chỉ tập trung vào các DN đặc thù.

Đến nay, Việt Nam mới chỉ có quy định trách nhiệm của đon vị có lợi ích công chúng trong việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB, tổ chức KTNB trong

117

Luật Kiểm toán độc lập 2011, đề cập đến KTNB trong Luật Ke toán 2015. Đáng kể nhất là việc ban hành Nghị định số 71/2017/NĐ-CP huớng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.Nghị định này đã có nhiều thay đổi so với Thông tu số 121/2012/TT-BTC ngày 27/6/2012 của Bộ Tài chính nhằm huớng đến các thông lệ quốc tế về quản trị DN, tăng cuờng tính minh bạch của thông tin và tính hiệu quả và hiệu suất của hội đồng quản trị và ban điều hành, giảm thiểu xung đột về lợi ích và bảo vệ lợi ích của cổ đông tốt hơn.

Hiện nay, Dự thảo Nghị định về KTNB cũng đã đuợc Bộ Tài chính trình Chính phủ cho ý kiến và trong thời gian tới nếu đuợc ban hành cũng sẽ giúp chuẩn hoá định nghĩa, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và phuơng pháp thực hiện KTNB.

3.3.4. Kiến nghị với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

> Thứ nhất: Ban giám đốc chi nhánh phải nhận thức đuợc đầy đủ tầm quan trọng cũng nhu những lợi ích mà HTKTNB đem lại cho ngân hàng và phải xác định việc hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ là cần thiết.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Hệ thống kiểm soát nội bộ trong Ngân Hàng Công Thuơng nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng chua hoàn thiện đuợc đó là HĐQT của Ngân Hàng Công Thuơng và Ban giám đốc chi nhánh chua nhận thức duợc đầy đủ vai trò cũng nhu các yếu tố cơ bản của Hệ thống kiểm soát nội bộ, chua xây dựng đuợc mô hình hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trên cơ sở đánh giá rủi ro. Ban giám đốc luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhung lại không biết là chính họ đang tìm cách hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ. Không nhận thức đuợc đầy đủ các yếu tố của Hệ thống kiểm soát nội bộ nên các chính sách, các buớc và thủ tục kiểm soát còn thiếu hoặc có những thủ tục kiểm soát đã đuợc xây dựng nhung lại không phù hợp hoặc không thực hiện triệt để dẫn đến các rủi ro vẫn có thể xảy ra ảnh huởng tới mục tiêu chung của chi nhánh. Do vậy Ban giám đốc cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu và nâng cao hiểu biết của mình về Hệ thống kiểm soát nội bộ đồng thời phải có quyết tâm cao trong việc hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ trong chi nhánh. Việc nghiên cứu, tìm hiểu Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể thông qua các khóa học ngắn ngày

118

của trường đào tạo nhân lực Ngân Hàng Công Thương dành cho ban giám đốc, thông qua các tài liệu trên sách báo, tạp chí, web, thông qua các buổi kiểm tra đột xuất...

> Thứ hai: Tổ chức đào tạo, tuyên truyền những kiến thức về Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh, đưa ra các biện pháp khuyến khích họ cùng tham gia thiết kế và vận hành một cách hiệu quả Hệ thống kiểm soát nội bộ.

> Thứ ba: Xác định nội dung hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với đặc thù của từng chi nhánh. Tổ chức xắp xếp, điều chỉnh từng nhân tố cơ bản của Hệ thống kiểm soát nội bộ một cách phù hợp và có hiệu quả.

> Thứ tư: Quan tâm đầu tư trang bị các thiết bị tính toán, xử lý thông tin phù hợp, tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận, nâng cao hiệu quả hoạt động và cải thiện đáng kể Hệ thống kiểm soát nội bộ trong chi nhánh.

119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Xuất phát từ những hạn chế trong quá trình thiết kế và vận hành hệ Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Đống Đa, xuất phát từ những quan điểm định huớng trong quá trình phát triển của hệ thống Ngân Hàng Công Thuong cùng với việc nhận diện và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển của Chi nhánh, trong chuong này, tác giả đã đua ra các giải pháp hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh Đống Đa. Các giải pháp này đua ra đi sâu vào việc hoàn thiện các yếu tố cấu thành của Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi truờng kiểm soát, thủ tục kiểm soát và hoạt động giám sát..

về hoàn thiện môi truờng kiểm soát: giải pháp này bao gồm tất cả các yếu tố của môi truờng kiểm soát bao gồm: đặc thù quản lý, co cấu tổ chức, chính sách nhân sự... trong dó, giải pháp then chốt là nâng cao nhận thức của ban giám đốc về mục tiêu, vai trò và các yếu tố cấu thành Hệ thống kiểm soát nội bộ để thực hiện các giải pháp khác liên quan đến môi truờng kiểm soát.

Hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro. Trong giải pháp này có nêu rõ về việc thành lập một bộ phận KSNB tại chi nhánh cũng nhu đua ra một quy trình chung để nhận diện và đánh giá rủi ro trong tập đoàn.

Hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông. Giải pháp này bao gồm cả việc hoàn thiện hệ thống thông tin chung toàn chi nhánh và hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán.

Để tạo điều kiện thực hiện giải pháp, tác giả cũng đua ra một số kiến nghị với nhà nuớc, với hiệp hội kế toán kiểm toán việt Nam và với chi nhánh Đống Đa nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và hoàn thiện Hệ thống kiểm soát nội bộ.

120

KẾT LUẬN

Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn và khả năng phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Việc xây dựng và thực hiện được một cơ chế Hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ cho phép các ngân hàng thương mại chống đỡ tốt nhất với rủi ro.

Một phần của tài liệu 0582 hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(148 trang)
w