Ngân hàng Trung ương Nhật Bản: Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là NHTW của Nhật Bản, có một quá trình lịch sử thực hiện mua bán GTCG khá lâu năm từ thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên lúc đầu các hoạt động OMO được thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ.
Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cách linh hoạt hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hóa các công cụ điều hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. NVTTM được NHTW Nhật Bản sử dụng thường xuyên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc thực thi CSTT. Thông qua hoạt động mua bán chứng khoán, NHTW Nhật
29
cung khối lượng tiền cần thiết cho phát triển kinh tế thay cho việc cung tiền qua kênh tái cấp vốn như trước đây.
Hàng hóa đầu tiên được sử dụng trong NVTTM là các giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Sau đó, NHTW Nhật sử dụng thêm hối phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi và các trái phiếu công ty làm hàng hóa cho các giao dịch trên thị trương mở. Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chính phủ vẫn là cơ sở quan trọng trong các hoạt động NVTTM của NHTW Nhật Bản. Đặc biệt, trên thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, NHTW Nhật Bản được phép thực hiện vai trò là người mua cuối cùng. Điều này giúp cho NHTW luôn có công cụ chủ động điều hòa thị trường tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín phiếu Ngân hàng Trung ương.
Đối tác tham gia NVTTM với NHTW Nhật Bản chỉ giới hạn đối với các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp. Thời gian đầu, NHTW thực hiện mua bán giấy tờ có giá trực tiếp với các ngân hàng. Nhưng từ năm 1975, các hoạt động mua bán giấy tờ có giá của NHTW thường được thực hiện qua các nhà giao dịch chuyên nghiệp trên thị trường tiền tệ.
Phương thức giao dịch đấu tiên được áp dụng trong NVTTM của NHTW Nhật Bản là hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sau đó, hình thức giao dị ch được chuyển sang mua bán theo giá thị trường, được cải tiến theo hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng nghiệp vụ này. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ được thực hiện theo định kỳ mà NHTW còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối lượng chứng khoán NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trong ngày góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường.
Ngân hàng Thái Lan: Ngân hàng Thái Lan (BOT, NHTW của Thái Lan) thực hiện OMO thông qua mua bán GTCG với các thành viên (bao gồm các NHTM, tất cả các định chế tài chính khác và một số DNNN).
30
Hàng hóa sử dụng trong các OMO bao gồm các chứng khoán chính phủ, tín phiếu NHTW và trái phiếu DNNN được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành và được gửi tại NHTW. Tại Thái Lan, do số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh trong một vài năm qua từ tình trạng ngân sách nhà nước bội thu và nhiều trái phiếu chính phủ đã được thanh toán trước hạn nên BOT đã mở rộng giao dịch bằng chứng khoán khác và tự phát hành tín phiếu NHTW để tạo điều kiện thuận lợi cho OMO.
Phương thức giao dịch OMO chủ yếu của BOT là các giao dịch có kỳ hạn thông qua các hợp đồng (repo). Thậm chí đã có thời gian BOT dựa hoàn toàn vào hình thức giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua bán lại trên thị trường thứ cấp mà không thực hiện các hoạt động OMO trên thị trường sơ cấp. Nhưng sau này, khi số dư trái phiếu chính phủ giảm mạnh, BOT cũng thực hiện việc đấu thầu tín phiếu NHTW trên thị trường mở.
Do thị trường tiền tệ có quy mô nhỏ và tính cạnh tranh giữa các thành viên so với các nước phát triển, phạm vi hoạt động OMO của BOT tương đối rộng. Mặc dù vậy, sự hạn chế về hàng hóa cũng như sự phát triển thị trường chưa hoàn hảo làm cho tác động có thể can thiệp của BOT thông qua OMO còn hạn chế. Hiện nay, hoạt động OMO của BOT vẫn còn hai hạn chế chủ yếu:
Thứ nhất là, BOT chưa thực hiện OMO năng động với mục đích thay đổi mức dự trữ của các ngân hàng theo các mục tiêu của CSTT, mà chủ yếu thực hiện OMO nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Thứ hai là, quy mô và mức độ biến động của các luồng vốn quốc tế ngày càng tăng khiến cho BOT tăng cường quy mô hoạt động OMO nhằm bù đắp lại những biến động của các nhân tố khác gây ra đối với dự trữ của các ngân hàng (mà cụ thể là nhằm bù đắp lại việc bơm/hút đồng Baht của Quỹ ổn định tỷ giá).
Khác với các nước khác, thị trường tài chính Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh bởi nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo CSTT độc lập, BOT phải sử dụng OMO một cách tích cực để điều chỉnh luồng vốn này. Một sự điều tiết có hiệu quả trong trường hợp này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động
31
có thể can thiệp của NHTW trên thị trường mở với chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá. Đây là vấn đề mà BOT đang phải đương đầu, để đảm bảo tính hiệu quả của CSTT.
Hiện nay, Thái Lan đang thực hiện hai chiến lược nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của OMO:
- BOT đưa ra thêm nhiều công cụ thực hiện OMO nhằm tăng cường khả năng can thiệp của NHTW cả trên thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối.
Chẳng hạn BOT đã phát hành các tín phiếu NHTW vào các ngày thứ sáu hàng
tuần. Danh mục các GTCG đủ điều kiện sử dụng trên thị trường mua lại sẽ
được mở rộng bao gồm cả trái phiếu của các DNNN không được Bộ Tài chính
bảo lãnh phát hành. Nghiệp vụ Swap cũng được coi như một phương tiện khác
để thực hiện việc bơm hay rút tiền Baht thông qua sử dụng USD.
- BOT coi việc thiết lập một hệ thống các nhà giao dịch sơ cấp như một kênh bổ sung thực hiện thị trường mở. Theo kế hoạch, bước đầu, BOT sẽ
có lựa
chọn một số NHTM, các công ty tài chính và các công ty chứng khoán thực
hiện vai trò các đối tác không chính thức mua bán các GTCG với NHTW. Chứng khoán được giao dịch giữa NHTW và các đối tác này sẽ giới hạn, chỉ
gồm chứng khoán chính phủ, trái phiếu NHTW và các trái phiếu DNNN. Trong
giai đoạn này, các định chế tài chính thực hiện vai trò các nhà giao dịch
32
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED): Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed, NHTW Mỹ) bắt đầu thực hiện OMO từ cuối những năm 1920. Khi đó, OMO được sử dụng như một công cụ hỗ trợ thực hiện cho vay chiết khấu của Fed. Nhưng đến nay, OMO được coi là công cụ CSTT linh hoạt, có hiệu quả và quan trọng nhất của Fed vì hoạt động OMO có tính chất quyết định đến sự thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng và lãi suất thị trường. Để điều hành OMO, Fed đã thành lập Ủy ban nghiệp vụ thị trường mở (FOMC). Theo định kỳ, 6 tuần/lần, FOMC họp bàn phân tích các diễn biến kinh tế - tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra các quyết định về mục tiêu tăng trưởng, M1, M2 và lãi suất liên ngân hàng định hướng, lãi suất chiết khấu từ đó quyết định khối lượng giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở, phương thức giao dịch và thời hạn giao dịch.
Fed lựa chọn những chứng khoán có tính thanh khoản và độ an toàn cao làm công cụ thực hiện OMO nhằm đạt được mục tiêu điều tiết vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng một cách có hiệu quả nhất. Chứng khoán Chính phủ Mỹ (đặc biệt là tín phiếu kho bạc) là công cụ chủ yếu được sử dụng trong các giao dịch OMO do có khối lượng giao dịch trên thị trường lớn, có tính thanh khoản và độ an toàn cao. Thời hạn của các chứng khoán Chính phủ được giao dịch trên thị trường khá đa dạng, từ dưới 01 năm đến trên 10 năm.
Đối tác giao dịch chủ yếu của Fed là các ngân hàng. Tuy nhiên hầu hết các giao dịch OMO thực hiện thông qua các nhà giao dịch chứng khoán chính phủ chuyên nghiệp (ngân hàng).
Tùy theo từng điều kiện cụ thể mà Fed áp dụng hình thức mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn, thông qua hình thức đấu thầu lãi suất. Các giao dịch mua bán hẳn thường được sử dụng khi việc dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến mức dự trữ của các NHTM như khối lượng tiền ngoài lưu thông, khả năng chi tiêu của Chính phủ... cho thấy mức dự trữ cần được tiếp tục điều chỉnh trong một thời gian dài. Ngoài ra khi cần tăng dự trữ, bên cạnh việc mua hẳn, Fed có thể sử dụng thêm hình thức cho trả trước hạn các chứng khoán. Thực chất cả 2
33
nghiệp vụ mua bán hẳn và thanh toán trước hạn chứng khoán đều có tác động giống nhau.
Trong trường hợp dự báo cho thấy cần thay đổi tạm thời dự trữ của các ngân hàng, hoặc không dự báo được chính xác mức độ cũng như thời hạn biến động của dự trữ, Fed có thể thực hiện phương thức mua bán có kỳ hạn ngắn thông qua các hợp đồng Repos, với thời gian thường không quá 15 ngày.