GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

I Ngân Hàng Thương mại Nhà nước

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

3.1Định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Sau gần 20 năm đổi mới và phát triển theo hướng kinh tế thị trường, hệ thống kinh tế vĩ mô ở nước ta tiếp tục phát triển theo hướng ổn định và bền vững hơn. Quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trong những năm qua đã tạo ra thế và lực mới cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển an toàn và hiệu quả trong tương lai.

Thực tế cho thấy, việc điều hành CSTT có hiệu quả mang lại những lợi ích thiết thực cho tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả. Trong thời gian từ 1990 đến nay, điều hành CSTT của NHNN đã góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình đổi mới của nền kinh tế, lạm phát phi mã đã được đẩy lùi và duy trì ở mức một con số trong thời gian dài tạo sự ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao giá trị đồng Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Qua đánh giá việc xác định mục tiêu CSTT và đánh giá việc sử dụng các công cụ CSTT của NHNN trong thời gian qua có thể rút ra rằng: điều hành CSTT của NHNN đã có những chuyển biến căn bản, từ chỗ khuôn khổ CSTT chưa được xác định rõ ràng và các công cụ CSTT chưa hình thành đầy đủ, đến nay NHNN đã tạo lập được một khuôn khổ CSTT tương đối rõ ràng, hệ thống các công cụ CSTT tương đối hoàn chỉnh và chuyển hẳn sang các công cụ tiền tệ gián tiếp.

Mục tiêu chiến lược phát triển NHNN là xây dựng NHNN thành NHTW hiện đại với cơ cấu tổ chức bộ máy tinh gọn, chuyên nghiệp. NHNN có đủ nguồn lực, năng lực về xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về hoạt động NHTW để hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế, thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và họat động ngân hàng; Nâng cao trách nhiệm và quyền hạn của NHNN, tăng cường tính độc lập của NHNN trong việc

71

tổ chức thực hiện chiến lược, hoạch định và thực thi CSTT. Chức năng, nhiệm vụ của NHNN tập trung chủ yếu vào ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách tiền tệ phải trở thành công cụ đắc lực để điều chỉnh và kiểm soát kinh tế vĩ mô nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống thị trường tài chính.

Định hướng để đổi mới tập trung vào một số vấn đề sau:

- Xây dựng và thực thi CSTT theo nguyên tắc thị trường trên cơ sở xác lập một khuôn khổ CSTT thích hợp, hình thành các kênh dẫn truyền tác động

của CSTT và lượng hóa các mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời

kỳ. Tuy

nhiên, để thực hiện được định hướng này NHNN cần phải lựa chọn mô hình

điều hành CSTT. Đó là mô hình điều tiết theo khối lượng hay theo giá cả. Nếu

trong điều kiện thị trường tiền tệ chưa phát triển, các công cụ CSTT chưa hoàn

thiện như hiện nay thì việc điều tiết theo khối lượng vẫn hiệu quả hơn là điều

tiết theo giá cả. Từ nay đến 2020, với sự phát triển của thị trường tiền tệ thì

NHNN cần tạo dựng các điều kiện để có thể thực hiện điều hành CSTT theo

mô hình điều tiết giá, tức là điều hành CSTT trên cơ sở điều tiết lãi suất

và định

hướng chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái theo cơ chế thị trường phù hợp

với xu

72

ngũ này có thể thực hiện tốt công việc. Nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN thông qua đổi mới việc sử dụng các công cụ, nâng cao tính nhạy bén của công cụ CSTT, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các công cụ nhằm nâng cao khả năng giám sát vĩ mô và can thiệp thị trường tiền tệ của NHNN. Nâng cao sự phối hợp chặt chẽ trong điều hành CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để NHNN thực sự là người chỉ đạo thị trường tiền tệ.

- Hạn chế sự phụ thuộc và bị tác động tiêu cực của CSTT do các chính sách khác gây ra, nhất là chính sách tài khóa để đảm bảo ổn định giá trị đồng

tiền và tạo điều kiện cho môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi cho tăng trưởng

kinh tế.

3.2Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở ở Việt Nam

Trên cơ sở định hướng điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới, nghiệp vụ thị trường mở sẽ tiếp tục được hoàn thiện để đóng vai trò là công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ của NHNN, là công cụ chính sách tiền tệ thường xuyên và linh hoạt nhất.

- Nghiệp vụ thị trường mở được xác định rõ ràng là một công cụ có chức năng chính là điều tiết vốn khả dụng của các TCTD trên cơ sở tính toán

mức độ

thừa thiếu hụt vốn khả dụng. Nghiệp vụ thị trường mở cần được coi là

kênh hỗ

trợ điều chỉnh việc cung ứng tiền quá mức từ các kênh khác.

- Từng bước tiến tới thực hiện nghiệp vụ thị trường mở với phương thức giao dịch linh hoạt phù hợp với sự phát triển của thị trường.

- Số lượng thành viên được tăng cường hơn để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở tác động hiệu quả, kịp thời đến các điều kiện thị trường tiền tệ theo

mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

73

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước nêu trên và thực tế điều hành NVTTM, trong thời gian tới để hoàn thiện NVTTM cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w