Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 82)

I Ngân Hàng Thương mại Nhà nước

2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Một số tồn tại

Từ ngày khai trương đến nay, hoạt động NVTTM đã thu được nhiều kết quả khả quan, là công cụ quan trọng trong điều hành CSTT. Tuy nhiên, hoạt động NVTTM tại Việt Nam vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến thị trường tiền tệ vẫn chưa đạt hiệu quả cao:

NVTTM chủ yếu phát huy vai trò điều tiết khối lượng vốn khả dụng của các TCTD hơn là điều tiết lãi suất của thị trường. Lãi suất NVTTM nhìn chung đã được NHNN điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín hiệu về quan điểm điều hành CSTT trong từng thời kỳ theo hướng thắt chặt hay nới lỏng. Tuy nhiên, đôi khi NHNN vẫn phải áp dụng lãi suất chỉ đạo mang tính hành chính trong một số phiên giao dịch NVTTM, để qua đó có thể can thiệp tới lãi suất của thị trường. Mối quan hệ giữa các loại lãi suất của NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất NVTTM chưa thực sự chặt chẽ; quan hệ và tác động hiệu ứng của các loại lãi suất này với lãi suất thị trường còn hạn chế. Qua theo dõi diến biến NVTTM trong thời gian qua và diễn biến thị trường nội tệ liên ngân hàng cho thấy lãi suất đấu thầu NVTTM vẫn thấp hơn lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng có cùng kỳ hạn, do đó không khuyến khích các TCTD chủ động vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng.

Doanh số giao dịch NVTTM chưa cao, bình quân 3.240 tỷ đồng/phiên, nên mức độ tác động của nghiệp vụ thị trường mở đến các điều kiện thị trường vẫn còn khá khiêm tốn.

65

- NVTTM chưa phát huy tốt tác dụng là công cụ CSTT chủ yếu truyền dẫn tín hiệu cho thị trường thể hiện là thị trường phản ứng tương đối

chậm chạp

trước những quyết định mua/bán giấy tờ có giá của NHNN và trước kết

quả của

mỗi phiên giao dịch.

- Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở đôi khi vẫn còn một số bất cập trong đặt thầu, xét thầu, về tốc độ, chất lượng đường truyền kết nối qua mạng.

Tốc độ và chất lượng đường truyền kết nối qua mạng giữa NHNN và các TCTD là thành viên thị trường còn chậm, đôi khi tín hiệu bị ngắt quãng nhất là vào các thời điểm có nhiều thành viên đồng thời giao dịch một lúc.

- Các thành viên trúng thầu với khối lượng lớn chủ yếu là các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần lớn, điều này làm giảm tính thị trường và giảm

hiệu lực điều tiết của NHNN.

- Một số tổ chức tín dụng: các công ty tài chính,... thực sự có nhu cầu và có khả năng tham gia nghiệp vụ thị trường mở tuy nhiên vì các tổ chức đó chưa

là thành viên của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do quy chế về

thanh toán điện tử liên ngân hàng chưa cho phép các công ty tài chính

tham gia

nên chưa thể tham gia nghiệp vụ thị trường mở.

- Kỳ hạn mua bán giấy tờ có giá ngắn và chưa đa dạng. Mặc dù về quy định là kỳ hạn giao dịch đã được đa dạng hóa từ 7 ngày đến 182 ngày nhưng

trên thực tế, NHNN thường chỉ giao dịch với các kỳ hạn từ 7 đến 30 ngày. Dẫn

66

Các dự báo dài hạn trên 1 tháng tuy đã được thực hiện nhưng không thường xuyên và chỉ mang tính dự báo về xu hướng và ước đoán theo dãy số liệu lịch sử. Đối với dự báo vốn khả dụng, là một trong những căn cứ điều hành CSTT thì việc dự báo dài hạn hơn để đáp ứng nhu cầu trong điều hành CSTT nói chung cũng như trong điều hành NVTTM là một vấn đề mà NHNN cần quan tâm và hướng tới.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

Những hạn chế trong hoạt động NVTTM hiện nay sở dĩ do một số nguyên nhân sau:

Một là: Thị trường tiền tệ và thị trường vốn ở Việt Nam còn tương đối nhỏ bé và chưa thực sự phát triển. Các kênh truyền dẫn tác động tới CSTT chưa hoàn thiện làm hạn chế hiệu quả các công cụ CSTT. Việc thu thập thông tin về tình hình thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn. Đến nay NHNN vẫn chưa có hệ thống theo dõi kịp thời và đầy đủ các hoạt động trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Việc theo dõi, dự báo vốn khả dụng vẫn còn có những khó khăn nhất định. Trong khi đó, bản thân một số TCTD thành viên cũng gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về tình hình thị trường. Việc đánh giá, phân tích tình hình thị trường thông qua xem xét phản ứng của một số thành viên đôi khi không chính xác diễn biến thực tế.

Chính vì vậy cho đến nay, NHNN vẫn chưa xây dựng được cơ chế truyền tải của CSTT và chưa lượng hóa được mức độ tác động của các công cụ CSTT đến M2 và các chỉ tiêu vĩ mô khác của nền kinh tế. Đây là một trong những nhược điểm lớn trong điều hành CSTT của NHNN.

Hai là: Cơ sở hạ tầng cho hoạt động TTM còn bất cập. Sự không đồng bộ trong ứng dụng công nghệ thông tin giữa NHNN và các thành viên thị trường làm hạn chế số lượng thành viên tham gia, đặc biệt là các NHTM cổ phần nhỏ, các công ty tài chính, ...Việc nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho các NVTTM nói riêng và các nghiệp vụ của NHNN nói chung còn

67

chậm làm hạn chế đến tiến độ triển khai các ứng dụng công nghệ hiện đại vào các giao dịch nghiệp vụ thị trường tiền tệ trong đó có NVTTM.

Ba là: Nhiều TCTD vẫn chưa quan tâm và chưa nhận thức đầy đủ tính hiệu quả của công cụ này. NHNN đã tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức tập huấn triển khai hoạt động thị trường mở... nhằm phát triển hoạt động TTM nói riêng cũng như hoạt động thị trường tiền tệ nói chung nhưng vẫn chưa được một số TCTD thực sự quan tâm. Số lượng thành viên thường xuyên tham gia thị trường mở đã tăng nhưng vẫn còn hạn chế, chỉ khoảng 40/64 TCTD thường xuyên tham gia các giao dịch thị trường mở. Điều này không chỉ làm hạn chế sự tác động của thị trường mở đến thị trường mà còn hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của TCTD. Vì vậy, khi thiếu hụt vốn khả dụng không tiếp cận được OMOs để vay vốn từ NHNN mà phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ. Mặt khác, các ngân hàng này khi có nhu cầu tham gia thường lúng túng trong việc thực hiện các quy trình, làm giảm động lực tham gia OMOs.

Bốn là: Năng lực tài chính của các TCTD còn hạn chế, các TCTD vẫn đang trong quá trình cơ cấu lại và đang trong quá trình triển khai dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán: Việc quản lý vốn tập trung trực tuyến trong hệ thống còn khó khăn. Nhiều TCTD chưa thực hiện được việc theo dõi, phân tích luồng luân chuyển vốn theo từng kỳ hạn, nên năng lực quản lý vốn còn hạn chế. Quản trị kinh doanh còn nhiều mặt yếu kém, thiếu minh bạch, khả năng thích ứng với sự biến động của thị trường còn yếu; mục tiêu kinh doanh quá chú trọng về quy mô và lợi nhuận, coi nhẹ và chưa chấp hành nghiêm túc các quy định đảm bảo cho an toàn thanh toán. Các TCTD cổ phần mới chuyển từ địa bàn nông thôn lên, có quy mô nhỏ, đội ngũ cán bộ chưa chuyên nghiệp, nhưng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh doanh vượt quá khả năng quản trị kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực, có nguy cơ rủi ro cao, đặc biệt là rủi ro về thanh khoản, gây biến động trên thị trường tiền tệ.

68

Năm là: Hàng hóa của thị trường mở tuy đã được mở rộng nhưng vẫn chưa thực sự đa dạng hóa. Trong thời gian qua, danh mục GTCG đã được mở rộng, lượng GTCG có thể giao dịch trong NVTTM đã tăng lên, song vẫn tập trung tại các NHTM lớn.

Kỳ hạn của trái phiếu, tín phiếu Chính phủ - loại hàng hóa chủ yếu trong NVTTM vẫn chưa thực sự đa dạng hóa, nhất là các tín phiếu kho bạc với thời hạn dưới 364 ngày ít được phát hành. Điều này cũng làm cho nhiều NHTM khó có điều kiện đầu tư vào GTCG, tạo hàng hóa tham gia thị trường mở và các nghiệp vụ thị trường tiền tệ khác.

Sáu là: NHNN chưa thực hiện công bố trước hướng điều hành NVTTM: Do trong khuôn khổ CSTT điều tiết khối lượng, NHNN rất khó phát tín hiệu rõ ràng như trong khuôn khổ CSTT điều tiết lãi suất. Điều này làm hạn chế tính chủ động của các thành viên trong việc tham gia thị trường, các ngân hàng thường có tâm lý lo ngại rủi ro nên dự trữ thanh khoản ở mức cao.

Vai trò điều tiết lãi suất của NHNN (thông qua lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất hình thành trong các giao dịch OMOs) đối với lãi suất thị trường còn hạn chế. Điều này cũng gây khó khăn cho các thành viên khi xác định lãi suất đặt thầu trong giao dịch OMOs.

69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau hơn 10 năm hoạt động, NVTTM của NHNN đã có những bước phát triển quan trọng, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, số lượng thành viên tham gia thị trường mở ngày càng tăng, từng bước trở thành công cụ có hiệu quả của CSTT đáp ứng yêu cầu điều hành CSTT của NHNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường khả năng điều tiết vốn khả dụng của NHNN tới các TCTD, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các TCTD; thúc đẩy sự phát triển thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, OMOs vẫn còn tồn tại: Đôi khi còn lúng túng trong việc xử lý lãi suất thị trường; khả năng hỗ trợ vốn mới chỉ tập trung cho một số TCTD. Nguyên nhân của vấn đề này là do: Hệ thống văn bản pháp lý còn chưa đồng bộ; CSTT bị phụ thuộc bởi CSTK; GTCG tham gia giao dịch trên thị trường mở chưa đa dạng; cơ chế điều hành lãi suất còn bất cập; thông tin về tình hình thị trường tiền tệ còn nhiều khó khăn, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin còn hạn chế. Vì vậy, đổi mới OMOs của NHNN đòi hỏi một hệ thống giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế trên mới có thể phát huy những vai trò tích cực như yêu cầu đặt ra.

10

Chương 3

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w