Hàng hóa giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 58)

- về dự báo vốn khả dụng: Để điều hành OMOs một cách hiệu quả, các NHTW đều quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dự báo vốn khả dụng làm

2.2.3 Hàng hóa giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở

2.2.3.1 Hàng hóa được phép giao dịch

Theo Điều 21 Luật NHNN năm 1997 có quy định các công cụ được giao dịch trên OMO là "... mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG ngắn hạn khác". Do yêu cầu OMO phải có độ an

43

nhiên, lãi suất của các GTCG này không cao nên đã không hấp dẫn các TCTD mua để làm dự trữ thanh khoản.

Từ năm 2003, các GTCG được sử dụng trong OMO đã được mở rộng theo tinh thần Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NHNN. Theo đó, NHNN thực hiện OMOs thông qua việc mua bán ngắn hạn tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại GTCG khác trên thị trường tiền tệ. Vì vậy, trong năm 2003, Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng các loại GTCG sử dụng trong giao dịch OMO ngoài tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước còn bao gồm cả trái phiếu Kho bạc Nhà nước, công trái, trái phiếu đầu tư do Ngân sách trung ương thanh toán.

Theo quy định tại Quy chế NVTTM, các loại GTCG được NHNN chấp nhận giao dịch qua NVTTM phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thể mua, bán được và nằm trong danh mục các loại GTCG được giao dịch qua nghiệp vụ thị trường mở;

- Được phát hành bằng đồng Việt nam;

- Được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước trước khi đăng ký bán;

NVTTM phát triển tương đối ổn định và thu được các kết quả khả quan, việc bổ sung thêm hàng hóa cho thị trường mở là cần thiết. Quyết định số 1909/QĐ-NHNN ngày 30/12/2005 của Thống đốc NHNN cho phép các TCTD là thành viên tham gia các giao dịch tái cấp vốn được sử dụng trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành trong hoạt động mua có kỳ hạn trong NVTTM. Hàng hóa của NVTTM đã được mở rộng bao gồm cả các GTCG dài hạn được giao dịch trên thị trường vốn là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, thì NHNN cũng cần có sự cân nhắc khi sử dụng chúng để đảm bảo việc mua bán các GTCG là phục vụ cho điều hành CSTT và tránh khỏi đầu tư trực tiếp cho các giấy tờ có giá dài hạn. Vì vậy, trưởng Ban điều hành NVTTM có trách nhiệm quyết định các trái phiếu và giá trị của các trái phiếu đối với từng phiên giao dịch NVTTM. Tuy

Năm Tổng số phiên giao dịch Giá trị Giá trị Lãi suất 44

nhiên, giá trị giao dịch của các trái phiếu được tham gia trong mỗi lần (phiên) giao dịch mua có kỳ hạn trong NVTTM vẫn bị khống chế tối đa bằng 50% giá trị của giao dịch đó.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện NVTTM, trước nhu cầu của các thành viên tham gia thị trường và thực hiện mục tiêu đa dạng hóa cũng như tăng tính thanh khoản cho các loại hàng hóa giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, NHNN đã đưa nới lỏng các hạn chế khi sử dụng các loại trái phiếu Chính phủ do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND thành phố Hà nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh phát hành và bổ sung loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh bao gồm: Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành vào trong các giao dịch mua kỳ hạn trên NVTTM với NHNN. Ngày 06/01/2010 Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-NHNN về danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước, trong đó các loại GTCG được tham gia giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm:

- Tín phiếu NHNN - Tín phiếu kho bạc - Trái phiếu kho bạc

- Trái phiếu công trình Trung ương - Công trái xây dựng Tổ quốc

- Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành. - Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm:

+ Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;

+ Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.

- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

45

Ngoài ra các loại GTCG trên đây phải có đủ các điều kiện sau: - Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng

- Tổ chức phát hành không được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để tham gia giao dịch với NHNN.

2.2.3.2 Sự phát triển hàng hóa trên thị trường

Khối lượng GTCG là hàng hóa được phép giao dịch trên thị trường mở ngày càng gia tăng và đa dạng, phong phú về mặt chủng loại.

- Tín phiếu kho bạc: Đây là hàng hóa chủ yếu của thị trường tiền tệ tại Việt Nam do có tính thanh khoản cao, được phát hành định kỳ với khối lượng

lớn. Do đó, TPKB đã đáp ứng nhu cầu can thiệp của NHNN với mức độ

và quy

mô khác nhau. Hiện tại, TPKB chiếm tới 80% tổng giá trị công cụ sử

dụng trên

thị trường mở. TPKB hiện đã và đang được các TCTD sử dụng linh hoạt để

phát hành dự kiến (Tỷ đồng) trúng thầu (Tỷ đồng) (%/năm) 364 ngày 273 ngày 182 ngày 2006 52 0 0 23.300 22.075,1 3,34-6,3 2007 31 0 0 16.200 10.220 3,55-4,8 2008 31 0 0 25.300 20.730 8,38-15,7 2009 48 4 11 70.700 10.714 7,2-10,4 2010 16 0 0 18.000 8.350 10,59-11,7 6T/2011 19 0 0 19.000 2.150 10,70-12,00

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Hiện nay, một phiên giao dịch thường chỉ có dưới 5 thành viên tham gia đấu thầu. Tuy nhiên thành viên trúng thầu chủ yếu là các NHTM nhà nước do

46

có lợi thế về nguồn vốn tiền đồng (chiếm khoảng 97-99% khối lượng trúng thầu). Hiện nay, các TCTD đã quan tâm hơn tới việc đầu tư vào TPKB. Thị trường đấu thầu TPKB đã thể hiện được vai trò cung cấp thông tin về lượng vốn khả dụng của các TCTD và đóng vai trò là chất xúc tác cho sự phát triển của thị trường mở, thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, lãi suất TPKB còn bị lệ thuộc bởi sự chỉ đạo, chưa phản ánh lãi suất thị trường. Kỳ hạn của tín phiếu chưa đa dạng, chủ yếu phát hành loại 364 ngày. Bên cạnh đó, thị trường thứ cấp, thị trường mua bán lại TPKB chưa phát triển nên tính thanh khoản của công cụ này vẫn còn hạn chế.

- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước: Trong những năm trước, tín phiếu NHNN được phát hành chủ yếu để thực hiện CSTT thắt chặt nhằm hạn

chế gia

tăng lạm phát. Sau đó, tín phiếu NHNN được phát hành trên thị trường mở

nhằm mục tiêu tạo hàng hóa cho thị trường và phát triển thị trường tiền tệ. Tuy

nhiên, một mặt do khối lượng phát hành không lớn, thêm vào đó NHNN phải

chịu chi phí phát hành nên theo Quy chế đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại NHNN ban hành kèm theo Quyết định số 935/2004/QĐ-NHNN ngày 23/4/2004 thì NHNN tham gia mua TPKB trong trường hợp các thành viên

tham gia không mua hết khối lượng TPKB trong từng phiên đấu thầu. Khi đó,

NHNN có thể hạn chế việc phát hành tín phiếu NHNN. Trong những năm gần

đây NHNN hầu như không phát hành tín phiếu NHNN, do đó loại GTGC này

hầu như ít xuất hiện trên hoạt động thị trường mở.

47

phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ. Trước kia, loại này do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Hiện nay số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham gia giao dịch trên NVTTM tại Sở Giao dịch NHNN là 61.556 tỷ đồng (đến 02/8/2011), chiếm khoảng 37,81 % số dư GTCG của các TCTD tham gia giao dịch.

- Trái phiếu chính quyền địa phương: Được phát hành theo phương thức đấu thầu, bảo lãnh hoặc đại lý phát hành. Việc phát hành trái phiếu chính

quyền địa phương cũng có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, hiện nay mới có trái

phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban Nhân dân thành phố Hà nội và Ủy

ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành được phép giao dịch

trên thị

trường mở còn trái phiếu do chính quyền địa phương khác phát hành vẫn chưa

được tham gia giao dịch. Số dư loại trái phiếu này của các TCTD tham

gia giao

dịch trên NVTTM là 3.962 tỷ đồng (đến 02/8/2011), chiếm khoảng

2,43% số

dư GTCG của các TCTD tham gia giao dịch.

- Trái phiếu do NHCSXH phát hành: Đây là loại trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn. Thời

hạn của

loại trái phiếu này từ 2-5 năm. Do mới được phép tham gia giao dịch trong

nghiệp vụ mua kỳ hạn trên thị trường nên khối lượng tham gia giao dịch không

Số TT _____________________Tên thành viên_____________________

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w