Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 107)

I Ngân Hàng Thương mại Nhà nước

3.3.2 Đối với Chính phủ và các Bộ ngành

NHNN là người chủ trì xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội phê duyệt và quyết định. NHNN đồng thời cũng là người tổ chức thực hiện khi dự án CSTT đã được phê chuẩn. Việc thực hiện CSTT sẽ kém khả thi và CSTT không đạt hiệu quả cao nếu không có sự phối hợp đồng bộ từ các Bộ, ngành khác. Sự phối hợp này thể hiện ở chỗ cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời các thông tin cần thiết cho NHNN.

3.3.2.1 Chính phủ

- Chính phủ cần đôn đốc, chỉ đạo các Bộ ngành triển khai thực hiện cơ chế phối hợp thông tin với NHNN để NHNN có đủ căn làm cơ sở xây

dựng và

điều hành CSTT.

- Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan soạn thảo và hoàn thiện các Đề án Luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động ngân hàng.

3.3.2.2 Bộ Tài chính

- Cung cấp các thông tin về thu chi ngân sách, nguồn bù đắp thiếu hụt ngân sách; kế hoạch vay và trả nợ của Chính phủ; tình hình cấp phát vốn

đầu tư

xây dựng cơ bản. Các thông tin này là cần thiết để NHNN dự báo các

diễn biến

tiền tệ và vốn khả dụng của các NHTM.

- Thực hiện nghiêm túc các cam kết về khoản tạm ứng từ NHNN; việc xác định số lượng phát hành tín phiếu kho bạc bán lẻ để không ảnh hưởng tới

quá trình điều hành CSTT của NHNN.

- Cung cấp thông tin về sự biến động giá cả thị trường để NHNN có cơ sở đưa ra mục tiêu kiểm soát lạm phát.

92

3.3.2.4 Bộ Thương mại

Cung cấp các thông tin về chính sách thương mại, tình hình xuất nhập khẩu... để phân tích cán cân thanh toán quốc tế, qua đó dự báo sự biến động của tỷ giá, tài sản có ngoại tệ.

3.3.2.5 Tổng cục Thống kê

- Cung cấp các số liệu tổng hợp về các chỉ tiêu kinh tế xã hội của cả nước có liên quan đến việc hoạch định và thực thi CSTT, kịp thời thông báo

các chỉ

tiêu kinh tế trong từng thời kỳ để NHNN nắm được diễn biến tình hình,

kịp thời

93

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Khái quát định hướng hoạt động của NHNN cũng như là định hướng OMOs của NHNN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nhóm giải pháp đề xuất nhằm đổi mới OMOs của NHNN gồm có: (1) Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường mở hiện có của NHNN, tác giả tập trung đưa ra các giải pháp cụ thể là phát triển đa dạng hóa hàng hoá giao dịch, đảm bảo hiệu quả công tác dự báo vốn khả dụng, tăng cường công tác thanh tra và kiểm soát, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, phát triển công nghệ tin học ứng dụng; (2) Đổi mới hoạt động thị trường mở của NHNN. Những giải pháp được đề cập cụ thể là đảm bảo cơ sở pháp lý, xác định cơ chế điều hành lãi suất, hoàn thiện công tác dự báo, sử dụng giao dịch hoán đổi ngoại tệ là một nghiệp vụ của thị trường mở, định kỳ tổng kết sự tham gia của các thành viên thị trường mở, tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động thị trường mở; (3) Nâng cao chất lượng kinh doanh, cải thiện khả năng tài chính và mở rộng các thành viên tham gia thị trường mở. Nhằm đảm bảo tính khả thi của các giải pháp, Luận văn đưa ra những kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan có liên quan như là điều kiện mang tính hỗ trợ: đảm bảo môi trường pháp lý đồng bộ; đảm bảo cơ sơ pháp lý chặt chẽ cho NHNN hoạt động có hiệu quả; đảm bảo sự phối hợp của chặt chẽ giữa CSTT và CSTK; đảm bảo sự phối hợp tích cực, đồng bộ từ phía các Bộ, Ngành.

94

KẾT LUẬN

Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ CSTT hiệu quả và linh hoạt được hầu hết NHTW các nước sử dụng. Ở Việt Nam, sau hơn 10 năm hoạt động, NVTTM đã khẳng định được vai trò là công cụ chủ yếu trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện công cụ NVTTM có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NH NN nhằm đạt được mục tiêu ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Qua quá trình nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về NVTTM và thực tiễn điều hành NVTTM của NHNN, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản về công cụ NVTTM; phân tích, đánh giá hoạt động của NVTTM trong những năm gần đây; đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, khó khăn trong hoạt động NVTTM ; phân tích những nhân tố ảnh hưởng và các nguyên nhân hạn chế để từ đó rút ra những vấn đề nổi bật cần phải nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới; đưa ra các nhóm giải pháp góp phần hoàn thiện NVTTM đáp ứng được yêu cầu vừa mang tính trước mắt, vừa mang tính lâu dài để nâng cao hiệu quả hoạt động NVTTM nói riêng và điều hành CSTT nói chung.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế. Rất mong được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo Khoa sau đại học đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, cẩn thận của TS. Hà Thị Sáu - Học viện Ngân hàng; sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp công tác tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt nam và sự động viên hỗ trợ từ gia đình./.

95

Một phần của tài liệu 0595 hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở tại NH nhà nước việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w