Liên kết trong chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh bến tre (Trang 25)

2.1.2.1 Nội dung liên kết chuỗi cung ứng

Theo Togar & Sridharan (2004) cho rằng vềcơ bản có 3 kiểu liên kết:

Liên kết theo chiều dọc (Vertical Collaboration): xảy ra khi tồn tại hai hoặc nhiều hơn các tổ chức, chẳng hạn nhƣ nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà chuyên chở

và nhà bán lẻ chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và thông tin nhằm phục vụ cho các tổ

chức có liên quan tƣơng tựnhƣ ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Có thể hiểu liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm giảm chi phí chuỗi, tạo đƣợc sự

đồng thuận trong chuỗi, thông tin thị trƣờng đƣợc chia sẻ giữa các tác nhân trong chuỗi với mục đích sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và đặc biệt niềm tin trong chuỗi rất cao.

Mối quan hệ theo chiều dọc bao gồm toàn bộ các mối quan hệ bên trong doanh nghiệp, giữa các thành tố trong các lớp khác nhau. Một chuỗi dọc hoàn toàn kết nối nhà cung cấp đầu tiên theo nhiều cách đến khách hàng cuối cùng. Liên kết dọc xảy ra khi một nhân tố trung tâm gia tăng vai trò ảnh hƣởng đến các nhân tố khác trong nhiều lớp khác nhau. Liên kết dọc luôn luôn hƣớng vào cả mối quan hệ

giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp đầu tiên và giữa nhà sản xuất với khách hàng cuối cùng.

Liên kết theo chiều ngang (Horizontal Collaboration): xảy ra khi có hai hoặc nhiều hơn các tổ chức không liên quan và cạnh tranh nhau, nhƣng liên kết với nhau nhằm chia sẻ các thông tin hoặc nguồn lực nhƣ liên kết các trung tâm phân phối. Hay nói một cách khác, liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một

công đoạn nhằm giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm.

Liên kết đa chiều (Lateral Collaboration): nhằm mục đích có đƣợc sự linh hoạt nhiều hơn thông qua việc cạnh tranh và chia sẻnăng lực trong cảđặc trƣng của liên kết chiều dọc và liên kết chiều ngang.

Ngoài ra còn có các loại liên kết khác dựa vào hình thức (thủ tục trao đổi

đƣợc cụ thể hóa ở mức độ cao), gồm hai loại: chuỗi cung ứng có liên quan đến việc liên kết với các đồng minh nhƣ quan hệ đối tác giữa nhà bán lẻ và nhà cung cấp (retailer-supplier partnership), liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ nhƣ logistics,

nhà phân phối, dạng chuỗi cung ứng trong đó các nguồn lực đƣợc góp chung nhƣ

các thực thể cùng chức năng, chức năng chéo và phát triển các sản phẩm mới song hành. Câu hỏi đặt ra là tại sao bất kỳ tổ chức nào cũng muốn thiết lập mối liên kết liên kết với các tổ chức tƣơng tựđể cạnh tranh trong các thịtrƣờng tƣơng tự

nhau. Nguyên nhân chính là do lợi ích mang lại từ sự liên kết liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng.

Tóm lại, từ các khái niệm trên thì tác giả đề xuất phạm vi nghiên cứu của

đề tài này là nghiên cứu sự liên kết giữa các nhân tố trong chuỗi cung ứng hƣớng

đến mối liên kết dọc. Trong đó: mối liên kết liên kết giữa ba tác nhân chủ yếu là quan hệ giữa nhà sản xuất và các nhà cung cấp, quan hệ giữa nhà sản xuất với các khách hàng.

2.1.2.2 Vai trò của liên kết trong chuỗi cung ứng

Việc liên kết trong chuỗi cung ứng sẽ tạo ra những thuận lợi cho các bên

nhƣ sau:

Đối với ngành: Sự liên kết trong chuỗi cung ứng của ngành tốt thì sẽ giúp

ngành nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững và hiệu quả. Do các thành viên tham gia liên kết chặt chẽ vềphân công lao động từđó mỗi thành viên sẽ

tự tìm công đoạn mà mình tham gia hiệu quả nhất để chủ động liên kết. Vì vậy, nếu trong một ngành khi triển khai chuỗi cung ứng thể hiện sự liên kết thì quá trình

cơ cấu lại ngành đó sẽ diễn ra ở nhiều mặt nhƣ vềphƣơng thức sản xuất, phân phối, quy mô tiêu dùng nhằm hƣớng đến tính bền vững và khai thác triệt để lợi thế so sánh của từng thành viên. Từđó ngành sẽ đi vào hoạt động theo hƣớng tốt nhất và từng

bƣớc tiến sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đối với doanh nghiệp: Sự liên kết giữa các doanh nghiệp càng cao trong chuỗi cung ứng thì họ sẽ luôn liên kết chặt chẽ và cùng nhau hƣớng về cùng một

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 14 mục tiêu là chia sẻ lợi ích đạt đƣợc. Bên cạnh đó sự liên kết còn giúp cho các doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh từ đó có thể tìm kiếm nhà phân phối lớn hơn. Đồng thời, họ sẽ bắt kịp đƣợc các thông tin về nhu cầu và biến động thị trƣờng do

đƣợc các doanh nghiệp liên kết chia sẻ từđó sẽ giúp cho họcó bƣớc chủđộng trong việc lên kế hoạch nhằm đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

2.1.2.3 Sự cần thiết của nghiên cứu liên kết chuỗi cung ứng

Do sự bất cân xứng giữa cung và cầu nên trong các chuỗi cung ứng luôn tồn tại các mâu thuẩn. Điều này đƣợc giải thích nhƣ sau do mỗi chuỗi cung ứng bao gồm các tổ chức hoạt động độc lập nhƣng lại có liên quan đến các dòng chuyển giao về hàng hóa, dịch vụvà các thông tin liên quan cũng nhƣ dòng chảy về nguyên liệu từđiểm xuất phát đến khách hàng cuối cùng. Các thành viên của tổ chức thƣờng trở

nên liên quan với nhau trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng để liên kết lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các dòng chảy một cách tốt nhất nhằm mục đích đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Tóm lại, sự liên kết trong chuỗi cung ứng là rất cần thiết bởi vì liên kết trong chuỗi cung ứng không chỉ giải quyết đƣợc làm thế nào để các thành viên chia sẻ

trách nhiệm và lợi ích thu đƣợc từ sự liên kết mà còn giải quyết đƣợc tính kém linh hoạt trong quản lý giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng. Sự liên kết chặt chẽ giúp các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽcân đối đƣợc cung – cầu một cách hiệu quả và gia tăng lợi ích chung cho toàn bộ chuỗi. Bên cạnh đó, sự liên kết còn giải quyết các mâu thuẩn giữa các tác nhân từ đó mang lại nhiều lợi ích khác nhƣ: giảm tồn kho, cải tiến dịch vụ chăm sóc khách hàng, sử dụng nhân sự hiệu quả hơn,

phân phối tốt hơn bằng cách giải số lần chu trình, tăng tốc thị trƣờng nhanh hơn, tập trung mạnh hơn vào các năng lực cạnh tranh và cải thiện hình ảnh chung.

2.1.3 Các nhân tốảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng

Thông qua phần lƣợc khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận văn thì tác giả rút ra một số nhân tố đã đƣợc các nhà nghiên cứu phát hiện và kiểm định thực tế bao gồm: tần suất giao dịch, chính sách của chính phủ, mức độ

tín nhiệm giữa các đối tác, văn hóa liên kết. Nhân tố cạnh tranh đƣợc lập luận trong các bài viết học thuật nhƣng chƣa có công trình nghiên cứu cụ thểnhƣ sau:

2.1.3.1 Tần suất giao dịch giữa các đối tác

Theo Cooper và ctg (1997) cho rằng giao dịch càng nhiều đƣa đến hoạt động tƣơng tác càng lớn vì vậy một mối quan hệ gần gũi sẽ đảm bảo cho giao dịch đó dễdàng hơn [13].

Theo Sahay (2003) cho rằng mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng phụ thuộc vào mức độthƣờng xuyên tƣơng tác giữa các đối tác [29].

Theo công trình nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sƣơng (2012) cho rằng tần suất giao dịch giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng càng cao thì sự liên kết trong chuỗi cung ứng sẽ càng lớn [4].

2.1.3.2 Yếu tố cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh của các công ty có thể kích thích và hỗ trợ sự liên kết. Lợi thế cạnh tranh là mức độ mà một tổ chức có thể tạo ra một vị trí đƣợc bảo hộ hơn đối thủ cạnh tranh của nó [26].

Koufteros và ctg (1997) đã đƣa ra một khung nghiên cứu về khả năng

cạnh tranh và xác định các kích thƣớc, giá cả cạnh tranh, giá trị chất lƣợng sản phẩm đến khách hàng, giao hàng đáng tin cậy và sản xuất luôn đổi mới theo nhu cầu của thị trƣờng [20].

Theo Zhang, QY (2001) đã đo quan điểm của lợi thế cạnh tranh nhƣ:

giá cả/chi phí, chất lƣợng, giao hàng, đổi mới sản phẩm và thời gian để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng từ đó sẽ tạo ra đƣợc một mối quan hệ giữa lợi thế cạnh tranh và mức độ liên kết giữa các công ty [32].

2.1.3.3 Chính sách của chính phủ

Theo Cai và ctg (2010) thì cho rằng sự can thiệp của chính phủ vào các hoạt động kinh doanh sẽ gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sự liên kết trong chuỗi cung

ứng [9].

Chính sách từ chính phủ bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau, tùy vào từng ngành hàng mà chính sách của chính phủ sẽ quy định cụ thể những luật lệ

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 16 kinh doanh khác nhau.Nếu các chính sách của chính phủ trong lĩnh vực thuế quan và phi thuế quan của đối tác phù hợp sẽ khuyến khích và mở ra nhiều cơ hội giao dịch giữa các đối tác trong chuỗi. Các rào cản về thuế quan nhƣ tăng thuế nhập khẩu làm hạn chế giao thƣơng, các rào cản phi thuế quan bao gồm các

quy định tiêu chuẩn kỹ thuật mà một đối tác phải đáp ứng đƣợc nhƣ về thiết kế sản xuất, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bao bì nhãn mác, kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm [4, tr. 38].

2.1.3.4 Văn hóa liên kết

Theo Handfield và Bechtel (2002) cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp chỉ đồng ý tham gia liên kết khi thấy đƣợc các lợi ích mà họ kỳ vọng ở tƣơng lai.

Nguyên nhân là do các doanh nghiệp thƣờng xuyên phải đầu tƣ nhiều thời gian và chỉ rõ đƣợc các lợi ích tiềm năng khi liên kết với nhau và quan trọng hơn phải có

thái độ tích cực nhằm hƣớng đến làm việc với nhau [27].

Theo Zelewski và cộng sự thì cho rằng văn hóa liên kết là tập hợp các khả năng cụ thể, sự tự nguyện và nhận thức của doanh nghiệp trong sự liên kết với

các đối tác nhằm cung cấp các giải pháp hƣớng về khách hàng. Văn hóa liên kết trong một doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của 7 nhân tốsau đây:

1. Cùng hƣớng đến một mục tiêu, nghĩa là các đối tác liên kết phấn đấu theo

đuổi mục tiêu liên kết chung;

2. Có những thỏa thuận về cách thức quản lý một cách tƣơng thích nhằm đƣa đội ngũ nhân viên vào các vị trí liên kết với đối tác, khuyến khích làm việc nhóm;

3. Phân công lao động giữa các đối tác trong chuỗi sẽ giảm khối lƣợng công việc cho các bên trong quá trình liên kết;

4. Văn hóa liên kết dựa vào sự tín nhiệm giữa doanh nghiệp với các đối tác khác trong chuỗi cung ứng;

5. Nếu đối tác tiếp cận với thông tin liên quan đến liên kết mà không bị thất lạc, chậm chạp và bóp méo thì đã tồn tại tính minh bạch về truyền thông trong chuỗi;

6. Một sự thông hiểu về kinh doanh và tình hình đối tác liên kết hiện tại sẽ

thúc đẩy sự thành công của liên kết. Kiến thức về đối tác liên kết trong kinh doanh cho phép đối tác phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối tác cũng nhƣ biết cách kết hợp các điểm mạnh yếu một cách phù hợp;

7. Những lợi ích và vấn đề về liên kết trƣớc đó sẽ thúc đẩy các bên sớm có kế hoạch liên kết tiếp theo [4, tr.38-39].

2.1.3.5 Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác

Một niềm tin tích cực, thái độ hoặc kỳ vọng của một bên liên quan đến khả năng rằng các hành động hay kết quả của ngƣời khác sẽđƣợc thỏa đáng (Fynes

và ctg, 2005; Cai và ctg, 2010; Chen và ctg, 2011; Fawcett và ctg, 2008; Simatupang và ctg, 2004).

Theo Handfield và Bechtel (2002) cho rằng tài sản hữu hình đóng vai trò quan

trọng trong sự tín nhiệm giữa các đối tác của các mối quan hệ tổ chức trung gian [27]. Theo Corbett và ctg (1999) cho rằng sự tín nhiệm lẫn nhau sẽ dẫn đến một mối quan hệ thành công và các doanh nghiệp có sự tín nhiệm nhau luôn luôn đạt

đƣợc lợi nhuận tốt hơn.Trong đó, bản chất của sự tín nhiệm bao gồm sự phụ thuộc, niềm tin và sự công bằng [14].

2.1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu đề xuất

Dựa vào phần cơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu có liên quan đến

đề tài nhƣ: nghiên cứu của Judith M. Whipple & Dawn Russell (2007); Robert B. Handfield & Christian Bechtel (2002); Jenny Backstrand (2007); Togar M. Simatupang & Dr. R. Sridharan (2004); nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Sƣơng

(2012) về các nhân tốảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng đồ gỗ và một số nghiên cứu khác làm cơ sởđểđề xuất mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 18

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tổng hợp từcơ sở lý thuyết và các công trình nghiên cứu trước đó.

Dựa vào mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu đƣợc đề

xuất nhƣ sau:

H1: Tần suất giao dịch giữa các đối tác càng cao thì mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng càng lớn (mang dấu dƣơng).

H2: Yếu tố cạnh tranh có tác động tích cực đến mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng (mang dấu dƣơng).

H3: Chính sách của Chính phủcó tác động tích cực đến mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng (mang dấu dƣơng).

H4: Văn hóa liên kết giữa các đối tác có tác động tích cực đến mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng (mang dấu dƣơng).

H5: Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác có tác động tích cực đến mức độ liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng (mang dấu dƣơng).

Tần suất giao dịch giữa

các đối tác Yếu tố cạnh tranh

Chính sách của chính phủ

Văn hóa liên kết

Mức độ tín nhiệm giữa các đối tác LIÊN KT CHUI CUNG NG H1 H2 H3 H4 H5

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Trong chƣơng 2, tác giả trình bày một số khái niệm cơ bản về chuỗi cung ứng, sự

liên kết trong chuỗi cung ứng, đặc điểm chuỗi cung ứng, các nhân tốảnh hƣởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng; cơ sở lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 20

Chƣơng 3:

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu 3.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

Nguồn số liệu sơ cấp: Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu nên tác giả

tiến hành thu thập số liệu thông qua phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên. Đối tƣợng để tiếp cận, thu thập số liệu là nhà quản lý tại các doanh nghiệp chế biến sơ dừa, nhà cung cấp nguyên vật liệu dừa và nhà phân phối dừa tại tỉnh Bến Tre. Cụ thểlà ban giám đốc hoặc trƣởng phòng kinh doanh, trƣởng bộ

phận thu mua nguyên vật liệu.

Cách thức phỏng vấn: tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với các nhà quản lý, phần trả lời chủ yếu đƣợc thu trực tiếp sau khi đã hƣớng dẫn cách hiểu và trả lời.

Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo của Sở Công Thƣơng tỉnh Bến Tre, Báo cáo kinh tế - xã hội Việt Nam…

3.1.1.1 Phương pháp chọn mẫu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên để

tiến hành thu thập số liệu. Lý do tác giả sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên là do thông tin khai khác từ các doanh nghiệp rất khó khăn

và do tổng thể nghiên cứu khá rộng vì vậy, việc sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên sẽ giúp tác giả có thể chọn đƣợc mẫu có tính đại diện cao cho tổng thể. Thông qua danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động trong

ngành sơ chế dừa đƣợc thu thập từ Sở Công thƣơng tỉnh Bến Tre thì tác giảđã tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh bến tre (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)