Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng hồi quy bội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 65)

4.3.4.1 Đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu

Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội cho thấy, mô hình có mức ý nghĩa

bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý

nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc, tức có nghĩa là các biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc Y (Sự liên kết). Hệ số R2 hiệu chỉnh = 35,5%, tức có nghĩa là sự biến thiên của sự liên kết của các nhà cung cấp nguyên vật liệu

đƣợc giải thích bởi các yếu tố đƣa vào trong mô hình là 35,5%. Hệ số Durbin- Watson = 1,919 chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng tựtƣơng quan và độ phóng

đại phƣơng sai (VIF) của tất cả các biến đƣa vào mô hình đều nhỏhơn nhiều so với 10 nên ta có thể kết luận rằng các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu không có hiện

tƣợng đa cộng tuyến. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong 4 biến độc lập đƣa

vào mô hình thì có 3 biến có ý nghĩa thống kê (Sig.<5%) và 1 biến không có ý

nghĩa thống kê (Sig.>10%), đó là biến Chính sách của chính phủ (Xem phụ lục 6).

Giải thích kết quả hồi quy

Dựa vào kết quả hồi quy ta thấy, các trọng sốđã chuẩn hóa thể hiện mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ chiều ảnh hƣởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết quảphân tích nhƣ sau:

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số chuẩn hóa của ba nhân tố “Tần suất giao dịch”; “Sự tín nhiệm và văn hóa liên kết” và “yếu tố cạnh tranh” sẽ tác động thuận chiều đến sự liên kết. Trong đó, sựtác động của nhân tố“Tần suất giao dịch” đến sự

liên kết rất lớn với hệ số beta là 0,461; tiếp theo là nhân tố “Yếu tố cạnh tranh” tác động đến sự liên kết với hệ số chuẩn hóa là 0,178 và cuối cùng là nhân tố “Sự tín nhiệm và văn hóa liên kết” tác động sự liên kết với hệ số chuẩn hóa là 0,158 (Xem phụ lục 6).

Đối với nhân tố “Tần suất giao dịch” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhà cung cấp nguyên vật liệu rất quan tâm đến tần suất giao dịch của đối tác vì nó ảnh hƣởng đến sự liên kết giữa đối tác và nhà cung cấp nguyên vật liệu. Nếu nhƣ

tần suất giao dịch của nhà cung cấp nguyên vật liệu và đối tác càng nhiều thì sự liên kết của họ sẽcàng tăng.Bên cạnh đó, khi đối tác và nhà cung cấp nguyên vật liệu có số lần giao dịch ngày càng nhiều thì họ sẽ càng tin tƣởng nhau hơn từ đó sẽ làm

tăng sự liên kết.Vì thế, nhân tố“tần suất giao dịch” có ảnh hƣởng rất lớn đến sự liên kết của nhà cung cấp nguyên vật liệu.

Đối với nhân tố“Sự tín nhiệm và văn hóa liên kết” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhà cung cấp nguyên vật liệu rất quan tâm đến sự tín nhiệm và

văn hóa liên kết của họ và đối tác. Đây là yếu tốtác động trực tiếp đến tâm lý của nhà quản lý, chủ doanh nghiệp do đó đây cũng là một yếu tố quan trọng tác động

đến sự liên kết của nhà cung cấp với các đối tác và khi yếu tố về sự tín nhiệm và

văn hóa liên kết càng tăng thì sự liên kết giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu và đối tác sẽcàng tăng.

Đối với nhân tố“yếu tố cạnh tranh” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhà cung cấp nguyên vật liệu cũng quan tâm đến các yếu tố cạnh tranh. Điều

này đƣợc thể hiện qua việc phân chia lợi nhuận giữa nhà cung cấp nguyên vật liệu

và đối tác hoặc nhà cung cấp nguyên vật liệu và đối tác cùng nhau thỏa thuận các

điều khoản về cạnh tranh đảm bảo 2 bên đều có lợi.Vì vậy, yếu tố cạnh tranh cũng

là một trong những yếu tốtác động đến sự liên kết của các nhà cung cấp nguyên vật liệu trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh Bến Tre.

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy kết quả mô hình phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến sự liên kết của nhà cung cấp nguyên vật liệu cho thấy ba nhân tố: “Tần suất giao dịch”; “Sự tín nhiệm và văn hóa liên kết” và “Yếu tố cạnh

tranh” tác động mạnh và thuận chiều đến sự liên kết của nhà cung ứng nguyên vật liệu là hoàn toàn phù hợp với thực tế.

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 50

4.3.4.2 Đối với doanh nghiệp sơ chế dừa

Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội cho thấy, mô hình có mức ý nghĩa

bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý

nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc, tức có nghĩa là các biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc Y (Sự liên kết). Hệ số R2 hiệu chỉnh = 66,6%, tức có nghĩa là sự biến thiên của sự liên kết của các doanh nghiệp sơ chế dừa đƣợc giải thích bởi các yếu tốđƣa vào trong mô hình là 66,6%. Hệ số Durbin-Watson = 2,078 chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan và độ phóng đại

phƣơng sai (VIF) của tất cả các biến đƣa vào mô hình đều nhỏhơn nhiều so với 10 nên ta có thể kết luận rằng các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu không có hiện

tƣợng đa cộng tuyến. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong 4 biến độc lập đƣa

vào mô hình thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê (Sig.<5%) và 2 biến không có ý

nghĩa thống kê (Sig.>5%), đó là biến “Yếu tố cạnh tranh” và “Tần suất giao dịch”

(Xem phụ lục 7).

Giải thích kết quả hồi quy bội

Dựa vào kết quả hồi quy bội ta thấy, các trọng sốđã chuẩn hóa thể hiện mức

độ ảnh hƣởng cũng nhƣ chiều ảnh hƣởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết quảphân tích nhƣ sau:

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số chuẩn hóa của hai nhân tố “Mức độ tín nhiệm” và “văn hóa liên kết” sẽ tác động thuận chiều đến sự liên kết. Trong đó, sự tác động của nhân tố “Văn hóa liên kết” đến sự liên kết rất lớn với hệ số beta là 0,413; tiếp theo là nhân tố “Mức độ tín nhiệm” tác động đến sự liên kết với hệ số

chuẩn hóa là 0,097 (Xem phụ lục 7).

Đối với nhân tố “Văn hóa liên kết” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, doanh nghiệp sơ chế dừa rất quan tâm đến yếu tố văn hóa liên kết của đối tác vì yếu tố này ảnh hƣởng mạnh đến sự liên kết giữa đối tác và doanh nghiệp. Khi các yếu tố vềvăn hóa liên kết ngày càng tốt thì sự liên kết của họ sẽcàng tăng cao, việc các yếu tố về văn hóa liên kết của đối tác càng tốt sẽ ảnh hƣởng nhiều đến quyết

định liên kết của doanh nghiệp sơ chế dừa vì vậy, nhân tố“văn hóa liên kết” có ảnh

hƣởng rất lớn đến sự liên kết của doanh nghiệp sơ chế dừa ở tỉnh Bến Tre.

Đối với nhân tố“Mức độ tín nhiệm” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, doanh nghiệp sơ chế dừa rất quan tâm đến các yếu tố về mức độ tín nhiệm của

đối tác và khi các yếu tố về mức độ tín nhiệm càng tốt thì sự liên kết của họ sẽtăng lên và ngƣợc lại.

4.3.4.3 Đối với nhà phân phối

Kết quả phân tích mô hình hồi quy bội cho thấy, mô hình có mức ý nghĩa

bằng 0,000 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa 1% nên mô hình hồi quy có ý

nghĩa phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc, tức có nghĩa là các biến độc lập có ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc Y (Sự liên kết). Hệ số R2 hiệu chỉnh = 33,5%, tức có nghĩa là sự biến thiên của sự liên kết của các nhà phân phối dừa đƣợc giải thích bởi các yếu tốđƣa vào trong mô hình là 33,5%. Hệ số Durbin-Watson = 1,918 chứng tỏ mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan và độ phóng đại phƣơng sai

(VIF) của tất cả các biến đƣa vào mô hình đều nhỏ hơn nhiều so với 10 nên ta có thể kết luận rằng các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu không có hiện tƣợng đa

cộng tuyến. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong 3 biến độc lập đƣa vào mô hình

thì có 2 biến có ý nghĩa thống kê (Sig.<5%) và 1 biến không có ý nghĩa thống kê

(Sig.>5%), đó là biến “Chính sách chính phủ” (Xem phụ lục 8).

Giải thích kết quả hồi quy bội

Dựa vào kết quả hồi quy bộit ta thấy, các trọng sốđã chuẩn hóa thể hiện mức

độ ảnh hƣởng cũng nhƣ chiều ảnh hƣởng của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Kết quảphân tích nhƣ sau:

Kết quả phân tích cho thấy, hệ số chuẩn hóa của hai nhân tố “Tần suất giao dịch” và “Văn hóa tín nhiệm” sẽ tác động thuận chiều đến sự liên kết. Trong đó, sự tác động của nhân tố “Văn hóa tín nhiệm” đến sự liên kết rất lớn với hệ beta là 0,347; tiếp theo là nhân tố “Tần suất giao dịch” tác động đến sự liên kết với hệ số

HVTH: PHAN VĂN NI Trang 52

Đối với nhân tố “Tần suất giao dịch” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhà phân phối dừa rất quan tâm đến yếu tố tần suất giao dịch của đối tác vì yếu tố này ảnh hƣởng mạnh đến sự liên kết giữa đối tác và doanh nghiệp. Khi các yếu tố về tần suất giao dịch ngày càng tốt thì sự liên kết của họ sẽ càng tăng cao.

Việc các yếu tố về tần suất giao dịch của đối tác càng tốt sẽ ảnh hƣởng nhiều đến quyết định liên kết của nhà phân phối dừa.Vì vậy, nhân tố “tần suất giao dịch” có ảnh hƣởng rất lớn đến sự liên kết của nhà phân phối dừa ở tỉnh Bến Tre.

Đối với nhân tố“Văn hóa tín nhiệm” thông qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, nhà phân phối dừa cũng khá quan tâm đến các yếu tố về văn hóa tín nhiệm

nhƣ: thái độ liên kết, cùng hƣớng đến mục tiêu chung,… Và khi các yếu tố về văn

hóa tín nhiệm càng tốt thì sự liện kết của họ sẽtăng lên và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự liên kết trong chuỗi cung ứng sản phẩm dừa tại tỉnh bến tre (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)