6. Cấu trúc của luận văn
3.2.6. Nâng cao năng lực quản lý vốn đầu tư
* Nâng cao chất lượng, năng lực đội ngũ cán bộ, công nhân viên
Tăng cường năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đơn vị trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là mảng quản lý tài chính, quản lý vốn. Việc bố trí cán bộ hợp lý về số lượng, chất lượng và phù hợp chuyên môn nghiệp vụ sẽ tăng cường năng lực xử lý công việc, chất lượng công việc trong từng bộ phận của đơn vị. Cụ thể:
- Rà soát đội ngũ cán bộ, nhân viên theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ mà vị trí cần đòi hỏi.
- Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ cán bộ cho từng quản lý: lãnh đạo, quản lý chung, xây dựng kế hoạch vốn, lập và thẩm định dự toán, giám sát công trình và kiểm soát khối lượng hiện trường, kiểm soát thanh quyết toán vốn đầu tư, kiểm soát nợ đọng, ...
- Tăng cường các cách thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho công việc trên tất cả các mặt: giám sát công trình, đấu thầu, giám sát đánh giá dự án đầu tư, quản lý chất lượng công trình, quản lý vốn, quản lý dự án, ðịnh giá xây dựng, ...
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho ðội ngũ cán bộ, nhân viên. Có chế độ khen thưởng, xử phạt hợp lý để động việc hoặc răn đe đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên. Đối với những hành vi làm thất thoát vốn ngân sách như giám sát và quản lý công trình lỏng lẻo, có hành vị thông đồng với nhà thầu tạo lợi ích nhóm gây nên các thiệt hại cho ngân sách cần được kiểm soát và nghiêm trị.
* Nâng cao chất lượng quản lý vốn bằng các phương tiện, công nghệ thông
tin hiện đại
Hiện tại đơn vị vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán, quản lý vốn và vẫn theo tác đơn giản trên Word, Excel; do đó tình trạng sai sót, nhầm lẫn vẫn xảy ra; công tác quản lý giải ngân thanh toán vốn chưa được thực hiện chính xác.
Vì vậy, đơn vị cần áp dụng triệt để công nghệ thông tin hiện đại trong việc quản lý nguồn vốn, tạo sự nhất quán, thuận tiện trong việc theo dõi và quản lý nguồn vốn từ cấp quản lý đến cơ sở. TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
* Nâng cao công tác phối hợp giữa Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng
huyện Cam Lộ với các ban, ngành, đơn vị liên quan
Quá trình triển khai công tác đầu tư xây dựng cho một dự án phải trãi qua nhiều bước thực hiện, nhiều giai đoạn; điều này cần sự phối hợp nhịp nhàng và thống nhất của tất cả các cơ quan liên quan, từ cấp quản lý đến đơn vị trực tiếp thực hiện. Cụ thể:
- Trong quá trình chuẩn bị đầu tư: Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng cần có sự phối hợp tốt với các đơn vị tư vấn, các sở, ban, ngành trong việc khảo sát thiết kế, xin chủ trương đầu tư, xin bố trí vốn chuẩn bị đầu tư, xin phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt bản vẽ thi công và dự toán, ... Cần tiếp cận và phối hợp tốt với các đầu mối tiếp nhận hồ sơ để nhanh chóng giải quyết các vướng mắc, giải trình và bổ sung nội dung đầu tư khi cần thiết. Đơn vị cần phối hợp và nhanh chóng tiến nhận, thanh toán nguồn vốn chuẩn bị đầu tư theo đúng quy định hiện hành.
- Trong quá trình thực hiện đầu tư: Đây là giai đoạn yêu cầu đơn vị cần có phối hợp chặt chẽ nhất với các đơn vị liên quan trong công tác đầu tư. Đơn vị cần có sự phối hợp trongcông tác lựa chọn nhà thầu, tư vấn giám sát, thi công, thiết kế; phối hợp với các đơn vị chức năng trong quá trình giải phóng mặt bằng để công trình được triển khai thông suốt, phối hợp với các đơn vị phụ trách tài chính (Sở Tài chính, phòng Tài chính-KH, Sở KH&ĐT, Kho bạc Nhà nước tỉnh và huyện, ...) trong việc bố trí và giải ngân thanh toán vốn. Đảm bảo công trình thi công đúng kế hoạch, nguồn vốn giải ngân thanh toán kịp thời và chính xác.
- Trong quá trình kết thúc dự án: Đơn vị cần có sự phối hợp trong công tác quyết toán, giải quyết công nợ cho nhà thầu, giải quyết các phát sinh trong thanh tra, kiểm toán. Mặt khác, phối hợp với các đơn vị phụ trách tài chính trong việc xin bổ sung vốn thiếu, hoàn thành việc tất toán tài khoản tại kho bạc nhà nước. Phối hợp với đơn vị hưởng lợi trong việc bàn giao công trình và các văn bản pháp lý.
* Hoàn thiện quy trình quản lý vốn tại đơn vị và từng bộ phận chức năng
trong đơn vị
Hiện tại, Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Cam Lộ vẫn chưa xây dựng quy trình quản lý vốn phù hợp cho đơn vị. Do đó, việc hoàn thiện quy trình quản lý vốn tại đơn vị sẽ tạo nên sự phối hợp tốt và chính xác trong việc sử dụng nguồn vốn.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Xây dựng quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư công cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và các dự án giao thông nói riêng tại đơn vị cần được hoàn thiện về tất cả các khâu: lập kế hoạch đầu tư; chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư; kết thúc đầu tư; giám sát thực hiện tiếp nhận và giải ngân vốn đầu tư. Một quy trình quản lý hiện đại có thể kết nối được tất cả các khâu, giúp ban lãnh đạo nắm bắt và quản lý tốt quá trình thực hiện của dự án, tăng tính phối hợp giữa các bộ phận của đơn vị: kế hoạch - kỹ thuật, giám sát – kế toán; qua đó tăng khả năng kiểm tra, giám sát và phát hiện những bất cập cần điều chỉnh trong quy trình của từng khâu quản lý. Đồng thời, quy trình quản lý tốt sẽ cho phép áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, giảm thời gian và tăng cường khả năng quản lý.
* Bám sát các Nghị quyết, kế hoạch, chủ trương của các cấp để chủ động
trong công tác đầu tư
Đối với đơn vị, cần thiết nắm bắt các nghị quyết do HĐND các cấp ban hành về kế hoạch đầu tư dài hạn và trung hạn cho các dự án đầu tư. Do vậy, trước mắt, đơn vị cần nắm rõ các kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2025 đối với các dự án, công trình dự kiến đơn vị sẽ được giao làm chủ đầu tư do HĐND tỉnh Quảng Trị và HĐND huyện Cam Lộ phê duyệt. Cần chủ động hơn trong công tác chuẩn bị đầu tư, hoàn thành kế hoạch theo đúng thời gian quy định của Nhà nước. Đồng thời, kiến nghị với các đơn vị quản lý, phối hợp với các sở, ngành trong việc bổ sung các dự án trong kế hoạch trung hạn cần thiết và cấp bách.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ