6. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Kết quả thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông
2.3.3.1. Tình hình đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Từ khi tái lập huyệnnăm 1991, đặc biệt là giai đoạn từ 2010 đến nay, được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo huyệnqua các thời kỳ và sự giúp đỡ rất hiệu quả của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương vv… ngành GTVT huyện đã thực hiện được nhiều mục tiêu quan trọng về đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng GTVT của huyện. Đến nay, về cơ bản huyện Cam Lộđã có mạng lưới hạ tầng GTVT tương đối hoàn chỉnh và khép kín đến tất cả các xã, các vùng trong toàn huyện.
Cơ sở hạ tầng có bước phát triển khá, mạng lưới giao thông vận tải được quan tâm đầu tư. Năm 2015 có 9/9 xã, thị trấncó đường ôtô đến tận trung tâm xã. Hầu hết các tuyến đường quan trọng được đầu tư cải tạo, nâng cấp như tỉnh lộ 585; tỉnh lộ 241; đường vào xã Cam Thành đi qua 03 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Thành ; tuyến đường cứu hộ cứu nạn phục vụ dân sinh xã Cam Thủy đi qua 04 xã Cam Thủy, Cam Hiếu, Cam Tuyền, Cam Thành và thị trấn Cam Lộ; các tuyến đường ứng cứu hai bên bờ sông Cam Lộ; đường nội thị; các tuyến đường sử dụng vốn vay ưu đãi ODA nhưđường Cam An-Cam Thanh; đường Cam Chính-Cam Nghĩa,nhiều công trình quan trọng khác của tỉnh được xây dựng như: Cụm công nghiệp Cam Thành, Cam Hiếu, Cam Tuyền, cầu Thượng Lâm, Cầu Tân Quang...
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Bảng 2.20: Tình hình thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông
thôn huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: Dự án)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng 1. Tổng số dự án 36 39 47 122
- Dự án đã hoàn thành 12 15 22 49
- Dự án đang thi công 24 24 25 73
2. Tiến độ quyết toán 12 15 22 49
- Dự án đã phê duyệt quyết toán 12 15 9 36 - Dự án đã nộp hồ sơ chờ duyệt quyết toán 0 0 9 9 - Dự án chưa nộp hồ sơ quyết toán 0 0 4 4
3. Tiến độ thực hiện hợp đồng 36 39 47 122
- Dự án thi công đúng tiến độ 25 34 35 92 - Dự án thi công chưa đạt tiến độ 11 5 12 30
(Nguồn: Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dưng huyện Cam Lộ)
Căn cứ vào số liệu bảng trên, ta thấy giai đoạn 2014 – 2016 có 122 dự án, trong đó có 49 dự án đã hoàn thành và 73 dự án vẫn đang trong giai đoạn thi công. Các dự án thi công này chủ yếu là dự án đầu tư xây dựng có thời gian thực hiện dài trên 3 năm (Nhóm B và C). Trong tổng số 49 dự án hoàn thành thì có 36 dự án đã hoàn tất thủ tục quyết toán, 9 dự án đã nộp hồ sơ chờ duyệt quyết toán và 4 hồ sơ chưa nộp hồ sơ quyết toán (tính đến 31/12/2016)
Về tiến độ thực hiện hợp đồng, có 92 dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, đạt tỷ lệ 75,4% và 30 dự án thực hiện thi công chưa đạt đúng tiến độ yêu cầu, chiếm 24,6%.
Nhìn chung, kết quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Cam Lộ giai đoạn 2014 – 2016 thực hiện khá tốt, tỷ lệ chưa hoàn thành quyết toán và chưa đạt tiến độ thi công chiếm tỷ lệ không cao lắm trong toàn bộ số dự án của huyện.
2.3.3.2. Tiến độgiải ngân các dự án
Trong giai đoạn từ năm 2014-2016: tổng số vốn đã được giải ngân là 248.392 triệuđồng. Cơ bản trong giai đoạn này Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện đã
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
pháp lý. Lượng vốn giải ngân đạt tỷ lệ khá cao, số vôn phải chuyển nguồn sang thực hiện ở năm sau chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây là một thành tích đáng mừngtrong quản lý nguồn vốn đầu tư của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện huyện Cam Lộ.
Bảng 2.21: Tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016
Theo cấp quản lý 2014 2015 2016 Tổng 2014- 2016 Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ % Tr.đ Tổng số 77.232 100,00 81.758 100,00 89.402 100,00 248.392 Cấp huyện quản lý 70.961 91,88 75.248 92,04 82.417 92,19 228.626 Địa phương quản lý
(xã) 6.271 8,12 6.510 7,96 6.985 7,81 19.766
(Nguồn: Ban Quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Cam Lộ)
Đối với dự án cấp huyện quản lý, trong giai đoạn 2014-2016 có sự tăng lên về lượng vốn đầu tư, cụ thể lượng vốn đã được giải ngân trong năm 2015, 2016 tăng so với các năm trước. Điều này thể hiện công tác bố trí vốn do cấp huyện quản lý đang được quan tâm đúng mức. Đối với các dự án cấp xã quản lý có sự tăng nhẹ không đáng kể quả các năm.
2.3.3.3. Tác động của đầu tư đến sự phát triển kinh tế- xã hội
- Quy mô GDP của huyện năm 2014 là 970,1 tỷ đồng (giá so sánh 2010), năm 2015 là 1.097,5 tỷ đồng, đến năm 2016 đạt 1.245,1 tỷ đồng, năm 2016 tăng trưởng 12,4%. Tổng sản phẩm trong huyện (GDP) bình quân hàng năm thời kỳ 2014-2016 tăng 12,1%; trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 5,5%, công nghiệp xây dựng tăng 17,2%, dịch vụ tăng 18,3%. Tức là khu vực sản xuất tăng 1% thì khu vực dịch vụ chỉ tăng 1,06%. Đến năm 2016, quy mô GDP của tỉnh đạt 2.011,1 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành) và GDP/người đạt 31,92 triệu đồng, bằng khoảng 66% bình quân cả nước.
- Tăng trưởng vốn đầu tư thời kỳ 2014-2016 chỉ đạt 6,02%. Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP năm 2014 là 15,13%, năm 2015 là 15,45%, năm 2016 là 16,36%, năm là 30,28%. Xu hướng trên cho thấy, đầu tư là động lực chủ yếu của tăng GDP
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
của huyện và ở mức cao so với bình quân cả nước. Xu hướng này cho thấy, nếu tỷ trọng đầu tư so GDP của huyện không tăng thì tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ giảm, tạo tiềm ẩn không ổn định trong phát triển kinh tế của huyệntrong các năm tiếp theo.
- Huyện đã tích cực chỉ đạo đầu tư có trọng điểm, đặc biệt phục vụ cho các chương trình KT-XH của huyện. Vì vậy nhiều công trình quan trọng đã được đưa vào sử dụng, giá trị tài sản cố định mới tăng, vốn nhà nước trên địa bàn thời kỳ 2003-2007 tăng 2 lần thời kỳ 1998-2002, nhất là thời kỳ 2008-2012 tăng gần 3,5 lần, năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể, các cơ sở dịch vụ được phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng được cải thiện.
- Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, được trang bị hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt trong phạm vi cả nước. Dung lượng các tổng đài ngày càng tăng, chất lượng thông tin liên lạc ngày càng được đảm bảo, năm 2005, 100% số xã có điện thoại; năm 2005 bình quân có 8,4 máy điện thoại/100 dân, đến năm 2009 có 20,7 máy điện thoại và năm 2016 có 80 máy điện thoại/100 dân, điện thoại di động đã phủ hết các huyện và mộtsố khu du lịch trọng điểm.
- Điện lực phát triểnkhá đồng bộ giữa nguồn và mạng, mạng lưới truyền tải phát triển xuống tất cả các xã, thị thị, từ năm 2010 đến nay đã có 100% số xã có điện lưới quốc gia, lượng điện năng đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, lưới điện khu vực đô thị tiếp tục được mở rộng, cải tạo đáp ứng với nhu cầu phát triển của đô thị, nhất là ở thị trấn Cam Lộ.
- Cơ sở hạ tầng thuỷ lợi nông thôn đã được quan tâm đầu tư, nhất là đã thực hiện tốt chương trình kiên cố hoá kênh mương. Trong giai đoạn 2010-2010 đã đầu tư, nâng cấp trên 150km kênh mương, được kiên cố hoá bằng nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn huy động của dân và vốn do các tổ chức quốc tế tài trợ. Một số công trình thuỷ lợi đã được xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa đảm bảo tưới cho vụ Đông Xuân, phần lớn vụ Hè Thu và cung cấp nguồn nước sinh hoạt.
- Hệ thống nước sinh hoạt tiếp tục được đầu tư bằng các nguồn vốn, công suất cấp nước được nâng cao. Đến nay hệ thống cấp nước cho thị trấn, các xã được lấy từ nhà máy nước Cam Lộđang hoạt động và phát huy hiệu phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của bà con
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Đầu tư hạ tầng đô thị: Trong những năm qua bộ mặt đô thị trong huyệnđã được khởi sắc, đã được chỉnh trang theo quy hoạch đã được phê duyệt. Các công trình hạ tầng đã được quan tâm đầu tư mới cũng như nâng cấp, nhất là hệ thống giao thông, điện, cấp nước, hạ tầng xã hội đã từng bước hiện đại hóa, vì vậy tỷ lệ đô thị hóa ngày càng được nâng lên (năm 2010 là 9,32%, đến năm 2016 đạt 13,61%). Một số khu đô thị mới đang được quy hoạch và chuẩn bị đầu tư theo hướng hiện đại như: khu thị tứ Cùa thuộc xã Cam Chính, Cam Nghĩa; Khu đô thi Ngã Tư Sòng Giáp phía bắc Thành phố Đông hà.