Nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 96 - 102)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác quản lý vốn dự án đầu tư

* Công tác lựa chọn nhà thầu

Cần kịp thời áp dụng các Luật Đấu thầu, các thông tư hướng dẫn chi tiết về lập Hồ sơ mời thầu và lập Hồ sơ yêu cầu theo văn bản hướng dẫn của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Tổ chức kế hoạch lựa chọn nhà thầu đúng theo quy định của pháp luật từ công

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

tác lựa chọn nhà thầu tư vấn đến công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp. Tổ chức lập Hồ sơ mời thầu, Hồsơ yêu cầu, thẩm định và phê duyệt theo hướng dẫn của Luật.

* Công tác quản lý tiến độ thi công

Đây là công tác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả của dự án cần được Ban quan tâm và chú trọng hơn. Hằng tuần phải có giao ban để kiểm tra, đối chiếu tiến độ thực tế và kế hoạch; hằng tháng đều có báo cáo gửi lãnh đạo UBND tỉnh, UBND huyện, Sở, ban, ngành. Việc làm này sẽ phát huy hiệu quả, những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện đều được xử lý, điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, việc yêu cầu các cán bộ giám sát phải có bảng theo dõi thời tiết cụ thể của từng công trình đã đem đến sự chính xác, thống nhất giữa nhật ký công trình và các biên bản nghiệm thu. Lãnh đạo cơ quan luôn có sự kiểm tra đột xuất nhằm tạo sự tự giác tuân thủ các quy định trong công việc của nhà thầu.

* Công tác quản lý khối lượng, quản lý nghiệm thu khối lượng

Bộ phận kỹ thuật, kế hoạch và kế toán luôn phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác kiểm tra, kiểm soát khối lượng. Đặc biệt, cần thiết áp dụng biện pháp kiểm tra chéo giữa cán bộ hiện trường và bộ phận kỹ thuật để phát hiện sớm và khắc phục kịp thời các thiếu sót về thủ tục pháp lý trong việc điều chỉnh khối lượng. Các công trình, dự án do Ban làm chủ đầu tư cần thiết phải khắc phục được tình trạng sai lệch về khối lượng giữa hồ sơ và thực tế; các trường hợp vượt tổng mức đầu tư, thay đổi quy mô so với phê duyệt.

Công tác quản lý khối lượng sẽ giúp quản lý công tác giải ngân thanh toán vốn được chặt chẽ hơn, tránh được sai sót trong quá trình thực hiện.

Khối lượng nghiệm thu phải đúng với khối lượng thực hiện tại hiện trường, đầy đủ hồ sơ pháp lý; đồng thời hạn chế việc yêu cầu đơn vị thi công nghiệm thu vượt quá kế hoạch vốn được giao (trừ khi có biên bản xin triển khai thi công hoặc công trình có ý kiếnchỉ đạo của cấp có thẩm quyền); tránh tính trạng nợ đọng cho công trình.

Cần thiết bố trí thành lập các đội kiểm tra kiểm tra trực tiếp khối lượng tại hiện trường theo định kỳ và các thời điểm chuẩn bị nghiệm thu khối lượng; giúp cán bộ kỹ thuật phát hiệnkịp thời các sai sót, tránh thất thoát vốn cho ngân sách.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

* Công tác quản lý chất lượng

Tất cả vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình đều phải qua kiểm nghiệm chất lượng của đơn vị có chức năng và qua kiểm tra trực tiếp của cán bộ giám sát kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Các đối tượng che khuất như cốt thép của bê tông, móng công trình… phải được nghiệm thu trước khi thi công hạng mục để góp phần bảo đảm chất lượng công trình.

Đồng thời, đơn vị phải thực hiện tốt công tác phối hợp giữa địa phương, đơn vị hưởng lợi để giám sát thường xuyên việc thực hiện qui trình kỹ thuật, kiểm tra vật tư vật liệu và quy trình thi công nhằm góp phần nâng cao chất lượng công trình. Tất cả các công trình đưa vào sử dụng đều đảm bảo chất lượng, phải được địa phương, đơn vị tiếp nhận đồng tình, không tồn tại công trình phải sửa chữa lớn hoặc bị từ chối nghiệm thu.

* Công tác giải ngân

- Công tác tạm ứng vốn đầu tư

Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác tạm ứng vốn đầu tư cần phải:

+ Cần có sự tính toán mức tạm ứng hợp lý cho từng gói thầu.

+ Để hạn chế việc số dư tạm ứng tăng và chiếm dụng vốn ngân sách do cơ chế tạm ứng không bắt buộc phải thu hồi sau mỗi lần thanh toán với giá trị tối thiểu là bao nhiêu phần trăm (%); số tạm ứng mà chỉ bắt buộc thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng. Vì vậy, Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng cần quy định rõ ràng số tạm ứng phải thu hồi căn cứ trên giá trị nghiệm thu từng lần thanh toán. Kế toán tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng phải theo dõi và báo cáo với lãnh đạo thường xuyên về tình hình sử dụng vốn tạm ứng để phát hiện những nhà thầu hay đơn vị được giao nhiệm vụ GPMB sử dụng vốn sai mục đích. Trường hợp tạm ứng vốn những quá thời hạn 6 tháng, nhà thầu chưa thực hiện hoặc sử dụng không đúng mục đích thì Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựngtiến hành thu hồi vốn tạm ứng để hoàn trả lại ngân sách Nhà nước và có những chế tài xử phạt hành chính đối với nhà thầu đó.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

+ Ngoài việc quy định xử phạt hành chính cần quy định thêm những nhà thầu vi phạm 03 lần trở lên và đưa vào danh sách các nhà thầu không được tín nhiệm.

- Công tác thanh toán vốn đầu tư

Hiện nay, tỷ lệ vốn được giải ngân thanh toán so với vốn được cấp là không cao, tỷ lệ vốn phải hoàn trả ngân sách hoặc phải chuyển nguồn sang năm sau vẫn còn lớn. Do đó, đòi hỏi Ban phải có cách thực quản lý thanh toán vốn đầu tư tốt hơn, cụ thể:

+ Quản lý thanh toán vốn đầu tư là công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. Để đảm bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu; định kỳ hằng tuần, tháng, quý thì kế toán lập báo cáo tình hình vốn và giải ngân gửi cán bộ giám sát công trình và lãnh đạo Ban để đôn đốc, khuyến khích nhà thầu thi công đúng kế hoạch.

+ Việc thanh toán hợp đồng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán phải được quy định rõ trong hợp đồng. Kế toán viên phải thường xuyên cập nhật những nghị định, thông tư mới nhất về thanh toán vốn đầu tư.

+ Vướng mắc chủ yếu gây ra tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư là do khó khăn trong công tác GPMB thi công. Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương làm tốt công tác GPMB, tạo quỹ đất sạch để thi công, triển khai dự án, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng lãng phí vốn đầu tư kéo dài trong nhiều năm liền.

+ Chủ động đề xuất, kiến nghị cách thức tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách quản lý đầu tư xây dựng cơ bản

+ Khối lượng công việc tăng lên, số dự án quản lý song song cùng 1 thời điểm nhiều rất dễ dẫn đến sự chồng chéo, nhầm lẫn và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho kế toán viên cần áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý vốn đầu tư (sử dụng phần mềm kế toán).

* Công tác quyết toán

Công tác quyết toán vốn đầu tư là khâu cuối cùng trong các giai đoạn đầu tư dự án nhằm giải quyết kịp thời nợ đọng trong xây dựng cơ bản, để tất toán tài khoản của

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

dự án, đưa giá trị tài sản của dự án vào hạch toán cho đơn vị sử dụng, bởi vậy quyết toán vốn đầu tư là một trong những khâu quan trọng trong quá trình đầu tư.

Hiện nay, việc hoàn thành công tác quyết toán đúng thời hạn với quy định vẫn đang là hạn chế của Banquản lý dự án Đầu tư và Xây dựng; việc quyết toán chậm dẫn đến việc xin vốn, tất toán tài khoản, giải quyết nợ đọng sau quyết toán gặp khó khăn và kéo dài thời gian. Do đó cần đơn vị cần nêu cao trách nhiệm, tăng cường, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công việc, quy trình quyết toán, nhất là báo cáo quyết toán dự án của chủ đầu tư, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác làm báo cáo quyết toán, cải tiến quy trình, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu suất xử lý các khâu quyết toán. Xử lý và kiến nghị vi phạm thời gian chậm nộp hồ sơ pháp lý để làm báo cáo quyết toán, chậm thực hiện việc thẩm tra, quyết toán, trách nhiệm cơ quan có liên quan, đề xuất biện pháp xử lý.

Đơn vị cần tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư đã hoàn thành bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán; xác định rõ nguyên nhân chậm quyết toán, những khó khăn vướng mắc cụ thể của từng trường hợp, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, báo cáo người quyết định đầu tư, Ban chỉ đạo quyết toán để khẩn trương xử lý dứt điểm. Đồng thời giải quyết công nợ cho các nhà thầu, tất toán cho công trình. Ưu tiên xin bố trí vốn để thanh toán đủ cho các dự án đã được phê duyệt quyết toán hoàn thành.

* Công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động, vệsinh môi trường và phòng

chống cháy nổ

Là một trong các nội dung cơ bản góp phần nâng cao chất lượng công trình xây dựng cơ bản. Trên cơ sở các văn bản pháp quy do Bộ Xây dựng ban hành, lãnh đạo cơ quan, cán bộ công chức và các nhà thầu cần thực hiện nghiêm công tác này. Tất cả các công trường xây dựng đều phải công khai bảng nội quy an toàn lao động; có biện pháp che chắn, giữ gìn vệ sinh môi trường, hạn chế tối đa độ ồn; có bể nước chữa cháy ... Tất cả các công trình do Ban làm chủ đầu tư đều phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

* Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Đối với việc đầu tư xây dựng cho các công trình giao thông, công tác giải phóng mặt bằng luôn có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công, tiến độ thực hiện dự án, tiến độ giải ngân vốn và việc hoàn thành dự án. Hiện nay, trên địa bàn huyện Cam Lộ, công tác GPMB đã dẫn đến chậm trễ một số dự án hoặc phải tạm dừng dự án. Công tác GPMB tại địa bàn do Trung tâm phát triễn quỹ đất huyện(tham mưu thành lập Hội đồng hoặc các địa phương xã trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này, bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư và đơn vị thi công. tuy nhiên chủ đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh tiến độ GPMB; điều này đòi hỏi chủ đầu tư – Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Cam Lộ phải có những biện pháp, cách thức để nâng cao và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, cụ thể:

- Do công tác GPMB được thực hiện theo từng bước (Đo đạt diện tích đền bù GPMB; Thông báo thu hồi đất; Kiểm kê tài sản; Áp giá đền bù, Thẩm định đền bù, Công khai phương án GPMB; Có quyết định chi trả; Tiến hành chi trả khi có vốn bố trí). Do vậy, đơn vị cần có kiến nghị với UBND huyện và các đơn vị liên quan đẩy nhanh các công đoạn có thể để đẩy nhanh tiến độ chung của công tác GPMB; cụ thể: đẩy nhanh công tác đo đạt; các phòng ban đẩy nhanh việc áp giá, thẩm định đền bù; đối với việc công khai nên thực hiện phương thức công khai trực tiếp để đẩy nhanh tiến độ.

- Đơn vị cần bố trí một cán bộ chuyên trách chung công tác GPMB, đây là đầu mối trực tiếp phối hợp với Trung tâm phát triển quỹ đất, phòng Tài nguyên Môi trường và các phòng, ban liên quan. Cán bộ này phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo Ban về chất lượng và tiến độ giải phóng mặt bằng. Phải báo cáo những khó khăn, vướng mắc và những giải pháp trong công tác GPMB cho lãnh đạo đơn vị; tạo sự thông suốt trong quá trình thực hiện.

- Cần tăng cường phối hợp với địa phương, nhất là các công trình với hạng mục giải phóng mặt bằng do địa phương phụ trách; bám sát hiện trường, bám sát dân để giải quyết, tuyên truyền, thuyết phục nâng cao nhận thứcvà ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án để mọi người thấy được lợi ích lâu dài của việc đầu tư xây

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

dựng các dự án, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, trong đó chính là lợi ích của các hộ dân.

- Xây dựng chế độ khen thưởng đối với những các nhân, tổ chức có thành tích trong việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện của dự án.

* Tăng cường công tác giám sát, đánh giá dựán đầu tư

Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra vàxác định mức độ đạt được so với yêu cầu của quá trình đầu tư nhằm đảm bảo đầu tư đạt hiệu quả cao, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển của dự án đầu tư cụ thể. Đối với trách nhiệm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng huyện Cam Lộ cần tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư của đơn vị mình trên tất cả các mặt của quá trình đầu tư nói chung và quản lư vốn đầu tư nói riêng. Thực hiện một cách nghiêm túc và cụ thể, có kế hoạch và lịch giám sát, đánh giá rõ ràng, bám sát hiện trường, bám sát tình hình thực hiện, nắm bắt các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án để giải quyết hoặc báo cáo với cấp có thẩm quyền can thiệp (như thiếu vốn, khó khăn trong GPMB, điều chỉnh dự án...). Giúp cơ quan quản lý đầu tư các cấp nắm sát và đánh giá đúng tình hình, kết quả hoạt động đầu tư tiến độ thực hiện đầu tư và những tồn tại, khó khăn trong quá trình đầu tư để có biện pháp điều chỉnh thích hợp; phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm và tiêu cực gây thất thoát, lãng phí vốn trong quá trình thực hiện đầu tư. Mặt khác giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)