6. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Nguồn vốn đầu tư phát triển ở các lĩnh vực của huyện trong các năm qua có xu hướng tăng dầnlên mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2014-2016 là 592 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư/GDP chiếm trung bình 15,70%. Trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 92,40%; vốn tín dụng chiếm 4,62%; vốn tự có của các doạnh nghiệp chiếm 0,53%; vốn kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp, xây dựng của cư dân chiếm
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Bảng 2.9: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của huyện Cam Lộ giai đoạn 2014-2016 (ĐVT:Triệu đồng) Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tổng số 166.010 192.916 233.199 Theo hình thức quản lý - Huyệnquản lý 146.515 172.238 210.450
- Địa phương quản lý 19.495 20.678 22.749
Theo nguồn vốn
1. Ngân sách Nhà nước 152.837 178.660 215.772
- Huyệnquản lý 138.389 163.651 199.806
- Địa phương quản lý 14.448 15.009 15.966
2. Vốn tín dụng 8.126 8.587 10.644
3. Vốn tự có của DNNN 953 1.014 1.171
4. Vốn của TPKT tập thể 725 864 961
5. Vốn của TPKT tư nhân 1.124 1.237 1.357
6. Vốn XD của dân cư 2.245 2.554 3.294
Theo cấu thành 1. Vốn XDCB 146.209 177.270 209.489 - Xây lắp 122.507 150.899 177.655 - Thiết bị 8.501 9.150 6.130 - XDCB khác 15.201 17.221 25.704 2. Vốn ĐTPT khác 19.801 15.646 23.710
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 2016)
- Tình hình vốn tích luỹ để đầu tư giai đoạn 2014-2016
Về thu ngân sách: Năm 2014, tổng thu ngân sách của huyện là 256,34 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn là 35,88 tỷ đồng (chiếm 14,0% tổng thu ngân sách của huyệnvà chiếm 2,28% GDP), vốn trợ cấp Trung ương là 220,46 tỷ đồng. Đến năm 2016 thu ngân sách trên địa bàn huyệnđạt 39,95 tỷ đồng(chiếm 14,78% tổng thu ngân sách của huyện và chiếm 2,25% GDP). Trong những năm qua, với việc thực hiện các biện pháp cải tiến, quản lý nguồn thu, tăng cường chống thất thu, chống buôn lậu và
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
gian lận thương mại; triển khai các Luật Thuế kịp thời, những ưu đãi của Luật Thuế mới đã được thực hiện khá đầy đủ nên đã tác động tốt đến sản xuất kinh doanh... Thu ngân sách đã đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KTXH, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc.
Nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương vẫn là nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội của huyệntrong thời kỳ (nguồn trợ cấp Trung ương trong tổng thu vẫn chiếm tỷ lệ cao: 86,0% năm 2014; 85,22% năm 2015 và 80,53% năm 2016).
Chi ngân sách: Tổng chi ngân sách năm 2014 là 249,947 tỷ đồng, năm 2015 là 243,803 tỷ đồng và năm 2016 là 220,605 tỷ đồng. Bình quân hàng năm thời kỳ 2014- 2016, chi ngân sách giảm 5,99%. Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi thường xuyên và đầu tư phát triển, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình kinh tế xã hội trọng điểm và các chương trình mục tiêu khác đã được huyệnchú trọng và có những biện pháp cụ thểthực hiện từng năm.
Bảng 2.10: Tình hình tích luỹ đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách nhà nước
giai đoạn 2014-2016 (ĐVT: Triệu đồng) STT Thời kỳ đầu tư Tổng chi Ngân sách Nhà nước
Tổng vốn đầu tư xây dựng cở hạ tầng giao
thông nông thôn từ Ngân sách Nhà nước
Giá trị Tỷ lệ đầu tư trong chi
NSNN (%)
Tổng 714.355 250.454 35,29
1 2014 249.947 77.384 30,96
2 2015 243.803 82.014 33,64
3 2016 220.605 91.056 41,28
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 2016)
Tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển giai đoạn 2014-2016 của huyện Cam Lộ, tỉnhQuảng Trị được thể hiện qua Bảng 2.10 cho thấy tỷ lệ chi cho đầu tư của huyện Cam Lộ (35,29%) đạt ở mức khá cao so với mức chi bình quân của cả
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
đầu tư. Nếu như năm 2014 đạt 77.384 triệu chiếm tỷ lệ 30,96% thì đến năm 2016 đạt 91.056 triệu,chiếm 41,28%. Đây là sự cố gắng lớn, trong lúc thu ngân sách chủ yếu do trung ương trợ cấp, nên tỷ lệ chi 35,29% cho đầu tư là con số đáng khích lệ.
- Phân bổ vốn đầu tư giai đoạn 2014-2016
Bảng 2.11 dưới đây cho thấy trong giai đoạn 2014-2016, huyện Cam Lộ đã dành một số vốn tương đối để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là 250.454 triệu đồng, hàng năm đều có sự tăng thêm cho đầu tư; Năm 2014 chi cho đầu tư 77.384 triệu đồng, năm 2015 chi 82.014 triệu đồng vànăm 2016 là 91.056 triệu đồng, gấp gần 1,18 lần so với năm 2014.
Bảng 2.11: Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
huyện Cam Lộtheo lĩnh vựcđầu tư giai đoạn 2014-2016
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng số 77.384 82.014 91.056
- Xây dựng cơ bản 72.771 76.682 84.690
- Sửa chữa 1.357 2.762 1.854
- Sửa chữa trước bão lũ và khắc
phục bão lũ 3.256 2.570 4.512
(Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Cam Lộ)
Tập trung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn nhằm khai thác thế mạnh của các ngành - vùng có nhiều tiềm năng; từng bước tăng đầu tư cho các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn để giảm bớt chênh lệch nhịp độ phát triển giữa các vùng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được hiện đại hoá ở cả thành thị lẫn nông thôn. Toàn huyện có 100% xã có đường ô tô về đến trung tâm và gần 66,8 km đường liên xã, liên thôn đã cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hoá giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh. Lượng vốn đầu tư xây dựng chủ yếu là xây dựng cơ bản mới các tuyến đường và chiếm khoảng 95% trong tổng mức đầu tư qua các năm. Bênh cạnh đó, là một huyện thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão nên hàng năm huyện vẫn phải dành ra một khoản để sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường bị ảnh hưởng do mưa lũ. Năm 2016, lượng vốn cho sữa chữa trước bão lũ và khắc phục là 4.512 triệu đồng.
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
- Tình hình huy động vốn đầu tư
Huy động vốn từ Trung ương bằng cách xác định các dự án trọng điểm cần đầu tư, vai trò của dự án đối với từng lĩnh vực vận tải. Các dự án nằm một phần trong quy hoạch giao thông vận tải tổng thể của Nhà nước và các dự án nằm trong mục tiêu phấn đấu của ngành vận tải toàn huyệncần được đầu tư trước. Các dự án nước ngoài có nhu cầu sử dụng vốn đối ứng cũng phải được xem xét hàng đầu để tận dụng được công nghệ tiên tiến và nguồn lực từ bên ngoài.
Huy động vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước: Các dự án có liên quan đến lĩnh vực giao thông mà có tính toán hiệu quả cụ thể và có báo cáo nghiên cứu khả thi của các doanh nghiệp trong nước hoặc các liên doanh cần có chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, đẩy mạnh quy mô. Thời hạn vay tín dụng được quy định trước, lãi suất ưu đãi được quyđịnh hàng năm.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn tham gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, có nhu cầu muốn mua máy móc, phương tiện, trang thiết bị thì tỉnh cần có cơ chế riêng về vay tín dụng ngân hàng đối với những loại hình doanh nghiệp này. Tất nhiên việc vay vốn cần có sự đảm bảo thế chấp nhất định, người quản lý cần phải tổ chức thẩm định tài sản doanh nghiệp đối với khối lượng tín dụng lớn.
Tổ chức tuyên truyền lợi ích của việc mở đường, cải tạo đường đồng thời đảm bảo cam kết về quyền lợi của người dân địa phương sau khi tuyến đường được mở (cải trang nông thôn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa, sản phẩm sản xuất,…). Việc huy động có nhiều hình thức như: lao động công ích, lao động nghĩa vụ, đóng góp đất đai, đóng góp vật liệu, đóng góp ngày công làm đường…
Chính sách huy động vốn từ bên ngoài: Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài ODA bằng cách thường xuyên tổ chức hội nghị, hội thảo quảng bá về cơ hội đầu tư đối với nền vận tải và công nghiệp địa phương. Đưa ra lộ trình thực hiện các chính sách cam kết, ưu đãi sau đầu tư, miễn giảm thuế…Chủ trương đầu tư phải đúng đắn, tăng cường công tác chuẩn bị dự án, nghiên cứu khả thi, chọn dự án khả thi về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ. Khi dự án được triển khai cần tăng cường giám sát chất lượng và đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ
Lập các quỹ đầu tư, hỗ trợ hằm huy động sự đóng góp của nhân dân và các chủ
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
phương tiện cơ giới để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông huyện, ưu tiên phát triển giao thông miền núi, vùng sâu, vùng xa và chủ động được nguồn vốn cho đầu tư. Nguồn thu có thể từ lệ phí bão trì đường bộ, lệ phí đăng ký phương tiện, lệ phí đăng kiểm, lệ phí cấp bằng, sự đóng góp của các cá nhân, tập thể… khi có dự án liên quan đến vận tải như mở tuyến, xây dựng cơ sở công nghiệp giao thông vậntải… mà thiếu vốn thì sẽ lấy từ quỹ này ra để tài trợ mộtphần hoặc hoàn toàn.
2.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
Thực tế quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước hiện nay quá phức tạp, thủ tục còn rườm rà, do có quá nhiều cấp, nhiều ngành tham gia quản lý, nhưng sự chồng chéo đó lại không đảm bảo có hiệu quả và chặt chẽ trong quản lý. Đây cũng chính là rào cản lớn đối với hiệu quả đầu tư, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng.
Nghiên cứu của tác giả được thực hiện tại Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, bao gồm các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông trên địa bàn huyện Cam Lộ do UBND huyện Cam Lộ làm Chủ đầu tư giao cho Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Cam Lộ trực tiếp quản lý dự án và Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông trên địa bàn huyện Cam Lộ do Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện Cam Lộ làm Chủ đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.Do vậy trong đề tài này tác giả chỉ đề cập đến công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn có liên quan đến Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện Cam Lộ.