6. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Cam Lộ nằm trung tâm tỉnh Quảng Trị, phía Bắc giáp huyện Gio Linh, phía Nam giáp huyện Triệu Phong, phía Đông giáp huyện Đông Hà, phía Tây giáp huyện Đakrông. Tổng diện tích khoảng 344,42km2, dân số có khoảng 45.980 người, gồm các dân tộc: Kinh, Bru - Vân Kiều, mật độ dân số trung bình 131 người/km2.
(Nguồn: UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị)
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
Trên địa bàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc – Nam; đường Hồ Chí Minh; Quốc lộ 9, tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, con đường Xuyên Á từ nước bạn Lào về Cửa Việt là tuyến đường xuyên Á nối Việt Nam - Lào - Thái Lan và các nước trong khu vực; là điểm đầu (nối với điểm cuối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và giao với Quốc lộ 9 tại Km12+884) của tuyến đường cao tốc Cam Lộ - Túy Loan, điểm cuối của đường cao tốc Vạn Ninh (Quảng Bình) – Cam Lộ. Vì vậy, Cam Lộ có điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa bàn trong và ngoài tỉnh, đồng thời có thể tham gia các luồng thương mại quốc gia, quốc tế.
Với vị trí nằm trên nhiều đầu mối giao thông quan trọng Cam Lộ còn có nhiều tiềm năng về du lịch như Khu Chính Phủ CMLTCHMNVN, di tích thành Tân Sở, đặc biệt nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh đi nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, tuyến đường Quốc lộ 9 là nghĩa trang Quốc gia đường 9. Đó chính là thế mạnh để phát triển ngành du lịch, dịch vụ của huyện. Từ các lợi thế đó, huyện đã phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa...
Cam Lộ có 8 xã và 1 thị trấnđược phân bố theo đơn vị hành chính như sau:
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính và diện tích của các xã, thị trấn thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, năm 2016
STT Đơn vị hành chính
(xã/thị trấn) chính (khu phố/thôn)Tổng số đơnvị hành Diện tích (km2) Tổng số 105 344.42 1 Thị trấn Cam Lộ 14 10.54 2 Cam Tuyền 12 103.86 3 Cam An 11 14.84 4 Cam Thủy 11 20.69 5 Cam Thanh 3 12.86 6 Cam Thành 16 43.65 7 Cam Hiếu 10 25.84 8 Cam Chính 14 56.38 9 Cam Nghĩa 14 55.76
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 2016)
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế
2.1.1.2. Địa hình
Cam Lộ là cửa ngỏ phía Tây Bắc của huyện Đông Hà – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị, địa hình bán sơn địa, 72% diện tích là trung du, đồi núi, đặc biệt địa hìnhhuyện Cam Lộ mang sắc thái của vùng chuyển tiếp địa hình từ dãy Trường Sơn thấp dần ra biển, độ cao địa hình từ 10 - 400m với 3 tiểu vùng rõ rệt:
+ Vùng núi thấp ở phía Tây - Tây Bắc gồm các xã Cam Thành, Cam Tuyền có địa hình nghiêng về phía Đông, độ dốc lớn, thuận lợi cho trồng cây lâm nghiệp.
+ Vùng gò đồi gồm các xã Cam Chính, Cam Nghĩa mang sắc thái tiểu vùng cao nguyên, đây là vùng đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công nghiệp dài ngày.
+ Vùng đồng bằng dọc theo hai bờ sông Cam Lộ (sông Hiếu) thuộc các xã Cam An, Cam Thanh, Cam Thủy, Cam Hiếu và thị trấn Cam Lộ, thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày và cây lương thực, do đó kinh tế của huyện hiện tại và tương lai sẽ có nhiều lợi thế tăng trưởng nhanh hơn, phát triển đô thị hóa nông thôn.
2.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Khí hậu Cam Lộ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Do đặc điểm địa lý, mùa mưa bị dịch chuyển sang hẳn mùa đông đối lập với tính chất chung của khí hậu gió mùa. Mùa hè có gió Tây Nam khô nóng, mùa đông có gió Đông Bắc ẩm ướt. Phần lớn lãnh thổ có mưa từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa chiếm 65% - 70% tổng lượng mưa của năm.
Cam Lộ là địa bàn khô hạn trong tỉnh, thời gian khô hạn trong năm thường kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7, dao động từ 32 - 35°c, có khi lên đến 40 - 42°c. Ngoài ra, gió Tây Nam khô nóng thổi nhiều và mạnh làm cho thời kỳ khô hạn tại đây càng thêm khắc nghiệt.
Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm khoảng 65 - 70% tổng lượng mưa hàng năm. Từ tháng 3 đến tháng 8 là thời kỳ ít mưa, tổng lượng mưa chiếm 30 - 35% tổng lượng mưa hàng năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.325 mm.