Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.7. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư xây dựng

Tổ chức, QL VĐT xây dựng là một lĩnh vực rất rộng bao gồm nhiều nội dung, nhằm khuyến khích các thành phần KT đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược PT KT xã hội trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. Sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn VĐT do Nhà nước QL, chống thất thoát, lãng phí; đảm bảo dự án xây dựng đúng quy hoạch mỹ quan, bền vững; đảm bảo môi trường sinh thái; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đầu tư xây dựng; áp dụng công nghệ tiên tiến với chi phí hợp lý.

Tổ chức QL đòi hỏi phải chặt chẽ theo đúng trình tự XDCB đối với các dự án thuộc nguồn vốn NSNN. Vì vậy, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan QL Nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng, nhằm sử dụng có hiệu quả VĐT. Để nâng cao chất lượng của công tác QL đầu tư xây dựng sẽ tạo điều kiện tiết kiệm VĐT cũng như tạo điều kiện cho các kết quả đầu tư tăng về mặt khối lượng và mang lại nhiều lợi ích KT xã hội khi khai thác, sử dụng các kết quả đầu tư này. Do những thiếu sót chủ quan lẫn khách quan trong công tác QL đầu tư xây dựng đã làm cho VĐT bị thất thoát, lãng phí mà một số đối tượng đầu tư đã đem mang lại hiệu quả sử dụng không như mong muốn về lợi ích

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ HU Ế

Tóm lại, VĐT XDCB hay đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn từ NSNN là tiền đề để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, CSHT, thu hút các nguồn VĐT như: vốn nước ngoài, vốn của các DN và của các tầng lớp dân cư…đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nó là động lực phát triểnquan trọngcủa mọi nền sản xuất xã hội.

Trong quá trình phát triển của đất nước không thể không cần tới VĐT. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng có của ngành XDCB và VĐT XDCB từ NSNN như: quy mô lớn, thời gian xây dựng kéo dài, nhiều rủi ro; việc QL liên quan đến nhiều ngành và nhiều cấp… đồng thời do nguồn lực khan hiếm, nhu cầu đầu tư luôn luôn cao hơn khả năng của nền KT, nên đòi hỏi VĐT phải được sử dụng có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn tại huyện cam lộ, tỉnh quảng trị (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)