P N MỞ ĐU
1.2.1 Nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân
Theo Điều 3 Luật Quản lý thuế hiện hành của Việt Nam quy định 8 nội dung quản lý thuế gồm: "(i) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; (ii) Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; (iii) Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; (iv) Quản lý thông tin về người nộp thuế; (v) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; (vi) Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; (vii) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; (viii) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế". Và được phân thành 03 nhóm như sau:
Nhóm 1 - Các thủ tục hành chính thuế, đảm bảo các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghiã vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: "Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt".
Nhóm 2 - Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: "Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế".
Nhóm 3 - Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả bao gồm các nội dung: "Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế".
1.2.1.1Quản lý đăng ký thuế thu nhập cá nhân
Có hai hình thức để cá nhân thực hiện đăng ký thuế:
Một là, đăng ký thông qua cơ quan chi trả: cá nhân có trách nhiệm làm tờ khai đăng ký cấp mã số thuế kèm theo chứng minh thư nhân dân (bản sao), cơ quan chi trả tập hợp thông tin và nhập vào phần mềm hỗ trợ đăng ký thuế và nộp cho cơ quan thuế để làm thủ tục cấp mã số thuế.
ai là, đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế: cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp mã số thuế tại cơ quan thuế.
Bộ phận một cửa tại cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế do người nộp thuế nộp bằng các hình thức: nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, hoặc kê khai điện tử và nộp qua mạng internet (hiện nay, phần lớn các tờ khai thuế đều được gửi qua mạng internet). Phòng Kê khai và kế toán thuế kiểm tra các tờ khai nếu tờ khai đã hợp lệ thì nhập toàn bộ thông tin vào phần mềm quản lý của ngành thuế. Ngoài ra, phòng Kê khai và kế toán thuế còn cập nhật thông tin về số thuế truy thu, số tiền phạt người nộp thuế trên các biên bản thanh tra, kiểm tra vào ứng dụng quản lý thuế để phục vụ cho công tác theo dõi, đôn đốc thu nộp của các bộ phận quản lý, thanh tra, kiểm tra.
Bên cạnh việc cập nhật các tờ khai, chứng từ, các quyết định vào ứng dụng quản lý của ngành, hoạt động quản lý kê khai và kế toán thuế còn bao gồm việc theo dõi, đôn đốc việc nộp tờ khai tháng, quý, quyết toán của các cơ quan chi trả hoặc các cá nhân thuộc diện phải nộp tờ khai. Ban hành quyết định vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế về hành vi chậm nộp tờ khai của NNT. Xác nhận nghĩa vụ thuế (số tiền thuế đã nộp NSNN, tình trạng nợ thuế…) khi có yêu cầu từ phía NNT.
Phòng Kê khai và kế toán thuế tiếp nhận các chứng từ nộp thuế của người nộp thuế từ Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng chuyển đến; tiến hành kiểm tra, đối chiếu chứng từ đảm bảo tính hợp lệ và đầy đủ thông tin theo quy định sau đó cập nhật thông tin chứng từ nộp thuế vào ứng dụng quản lý thuế.
Về thời hạn nộp thuế, người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng sau tháng phát sinh số thuế phải nộp (nếu người nộp thuế khai thuế theo tháng) hoặc chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau quý phát sinh số thuế phải nộp (nếu người nộp thuế khai thuế theo quý). Đối với số thuế phát sinh do truy thu và phạt trên các biên bản thanh tra, kiểm tra: đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc người nộp thuế nộp vào NSNN chậm nhất là trong 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử lý vi phạm về thuế. Nếu quá thời hạn quy định trên, người nộp thuế chưa nộp thuế thì khoản thuế trên sẽ được chuyển cho bộ phận quản lý nợ để theo dõi đôn đốc nợ.
Định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý phòng Kê khai và kế toán thuế lập báo cáo số thu NSNN trình lãnh đạo cơ quan thuế và Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo nhằm thực hiện tốt hoạt động quản lý thu nộp thuế.
1.2.1.3Quản lý quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN và quyết toán thuế TNCN thay cho các cá nhân có ủy quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Quản lý quyết toán thuế TNCN sẽ giúp cơ quan thuế kiểm soát được tổng số thuế TNCN mà NNT còn phải nộp hoặc nộp thừa sau khi đã tính toán lại tổng thu nhập chịu thuế của tổ chức chi trả, cá nhân trong vòng 1 năm.
Hoạt động giải quyết hoàn thuế TNCN được thực hiện theo quy trình chung của ngành Thuế, cụ thể:
Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế từ NNT, sau khi kiểm tra thể thức hồ sơ đúng quy định sẽ tiến hành nhập thông tin vào chương trình quản lý thuế và chuyển về phòng quản thuế TNCN ngay trong ngày hoặc chậm nhất vào ngày làm việc tiếp theo.
Phòng quản lý thuế TNCN căn cứ các hồ sơ khai thuế đang quản lý như: quyết toán thuế TNCN của cơ quan chi trả thu nhập, đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh…để giải quyết. Nếu hồ sơ đề nghị đảm bảo đầy đủ các thông tin để giải quyết thì ban hành quyết định hoàn thuế đúng theo quy trình đã quy định. Nếu hồ sơ chưa đủ căn cứ để giải quyết, phải yêu cầu NNT cung cấp thông tin, tài liệu hoặc phải thực hiện kiểm tra trước rồi mới ban hành quyết định hoàn thuế.
1.2.1.4Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế thu nhập cá nhân
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời số tiền thuế cho NSNN; quan trọng hơn, mục đích của hoạt động này là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế.
Thực hiện chức năng quản lý này, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế có trách nhiệm phân công cán bộ theo dõi, đôn đốc nợ; phân loại tính chất nợ; lập kế hoạch thu nợ, đôn đốc NNT thực hiện nộp các khoản thuế nợ. Tùy theo tính chất của khoản nợ mà cán bộ thuế sẽ thực hiện các biện pháp đôn đốc phù hợp theo quy trình quản lý nợ hiện hành (Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015):
- Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế: công chức quản lý nợ thực hiện đôn đốc bằng điện thoại.
- Đối với khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ lập thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN và gửi thông báo này cho NNT.
- Đối với khoản tiền thuế nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế, thời gian không tính tiền chậm nộp: công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thực hiện xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật.
- Đối với khoản tiền thuế nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn không tính tiền chậm nộp; NNT có hành vi bỏ địa chỉ kinh doanh, tẩu tán tài sản; NNT không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế: bộ phận quản lý nợ trình thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp cưỡng chế phù hợp.
1.2.1.5Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế thu nhập cá nhân
Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của NNT. Thanh tra, kiểm tra thuế TNCN là nhiệm vụ xuyên suốt các khâu của quá trình quản lý thuế, hoạt động này nhằm quản lý đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế.
sở phân tích các thông tin về thuế của NNT. Phân tích các thông tin có liên quan đến NNT trong kế hoạch để xác định những rủi ro về thuế khi tập trung những khâu nào của quy trình và ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra.
Xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố biên bản thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế phải ban hành quyết định xử lý gửi NNT. Đoàn thanh tra, kiểm tra có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc NNT thực hiện trách nhiệm xử lý vi phạm về thuế theo quyết định xử phạt của cơ quan thuế và lưu hồ sơ thanh tra, kiểm tra theo quy trình.
1.2.1.6Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế
Tuyên truyền và hỗ trợ NNT là việc cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách thuế cho cá nhân và cơ quan chi trả thu nhập. Đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho NNT, nắm bắt nhu cầu và tổ chức các hoạt động quản lý, tập hợp, giải đáp các vướng mắc cho NNT nhằm hỗ trợ tối đa để NNT hiểu và thực hiện chính sách thuế TNCN đúng quy định.
Việc tuyên truyền, hỗ trợ NNT có tác dụng không chỉ đối với NNT mà còn thuận lợi ngay cả cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ NNT sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế và NNT. Giúp NNT nhanh chóng nắm bắt được các quy định của luật thuế và những thay đổi, bổ sung của chính sách thuế TNCN, tiết kiệm thời gian và tiền của cho quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với NSNN, đồng thời nắm bắt được các quy định về quyền của NNT trong chính sách miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế để lập hồ sơ gửi cơ quan thuế nếu NNT thuộc đối tượng được miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế.