P N MỞ ĐU
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập cá nhân
1.2.2.1Chính sách chung của Nhà nước
Thuế TNCN là sắc thuế nhạy cảm và phức tạp trong các sắc thuế ở nước ta. Thuế TNCN trực tiếp tác động đến quyền lợi kinh tế của người dân trong điều kiện mức sống của đa số người dân còn thấp, chưa am hiểu về pháp luật và thủ tục thuế, ý thức trong việc tuân thủ pháp luật về thuế chưa cao.
Việc kiểm soát và chứng minh thu nhập của cá nhân rất hạn chế, đặc biệt đối với khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ. Đối tượng nộp thuế đa dạng, thu nhập tính thuế phức tạp vì vậy đòi hỏi phải rất thận trọng để tránh những sai sót không đáng có trong chính sách và biện pháp, có thể tạo ra những phản ứng xã hội.
Chính sách pháp luật về thuế TNCN là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn và quyết định đến hiệu quả quản lý thuế TNCN tại cơ quan thuế. Đó là cơ sở pháp lý để cơ quan thuế thực hiện các biện pháp nghiệp vụ về quản lý thuế nhằm đạt được mục tiêu thu NSNN. Việc quy định mức thuế suất và cách tính thuế TNCN phải rõ ràng, chi tiết, bao quát toàn bộ các tình huống thực tế và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của người dân. Tùy theo tình hình thực tế, chính sách thuế phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nhằm đảm bảo tính công bằng, hiệu lực, hiệu quả.
1.2.2.2Cơ sở vật chất của ngành thuế
Nhân tố này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hoạt động quản lý thuế TNCN. Cơ quan thuế đã và đang áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý của ngành ngày một nhiều hơn và hiện đại hơn. ầu hết các phần mềm ứng dụng phục vụ cho hoạt động quản lý của ngành vào kết nối thông tin với các cơ quan chức năng có liên quan ( ải quan, Kho bạc, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên môi trường) và hỗ trợ NNT trong đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế ngày càng thuận tiện, nhanh chóng. Có thể đánh giá rằng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế là nhân tố rất hữu ích cho cơ quan thuế trong việc quản lý thuế hiệu quả, chính xác, kịp thời và tiết kiệm chi phí.
1.2.2.3Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo cán bộ thuế
Năng lực chuyên môn của cán bộ thuế đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động quản lý thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Nhân tố này tác động vào tất cả các nội dung của hoạt động quản lý thuế TNCN, từ ban hành chính sách, tổ chức thực hiện chính sách tới thanh tra thuế, tổ chức bộ máy quản lý thuế.
Trong hoạt động quản lý và thực thi Luật thuế TNCN việc xác định được đúng và đầy đủ các nguồn thu nhập chịu thuế đòi hỏi người cán bộ thuế phải được đào tạo cơ bản không những về nghiệp vụ thuế, mà còn phải nắm bắt được chính sách pháp luật về kế
Bên cạnh vấn đề năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế ngày càng được chú trọng đề cao. Với vai trò là người quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật thuế của NNT, trong môi trường làm việc nhạy cảm, thì việc vi phạm che dấu cho NNT vi phạm pháp luật thuế TNCN là điều khó có thể tránh khỏi. Do vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện phẩm chất đạo đức của người cán bộ thuế luôn được ngành thuế quan tâm thực hiện, điều này thể hiện rõ trong tuyên ngôn của ngành: "Minh bạch – Chuyên nghiệp – Liêm chính – Đổi mới".
1.2.2.4Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư
Phương thức thanh toán chủ yếu trong dân cư ảnh hưởng lớn tới khâu quản lý thu thuế và thanh tra thuế. Quản lý thuế TNCN khó khăn và phức tạp chủ yếu ở khâu quản lý thu nhập của các đối tượng. Nếu như các khoản thu nhập được thanh toán qua hệ thống ngân hàng dưới hình thức tài khoản séc cá nhân thì sẽ rất thuận tiện cho cơ quan thuế trong việc giám sát các khoản thu nhập của NNT. Bên cạnh đó, nếu phương thức thanh toán trong dân cư chủ yếu thông qua ngân hàng thì nhà nước có thể áp dụng phương pháp thu thuế Thu nhập cá nhân thông qua hệ thống ngân hàng. Điều này vừa giúp giảm bớt công việc và chi phí cho cơ quan thuế, vừa kiểm soát chặt chẽ hơn thu nhập của đối tượng nộp thuế.
Về thói quen tiêu dùng của người Việt Nam nói chung và người Lạng Sơn nói riêng, với nền kinh tế tiền mặt duy trì và tồn tại trong nhiều năm, phần lớn các giao dịch kinh doanh và tiêu dùng cá nhân đều được thực hiện bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, thói quen mua hàng hoá, dịch vụ không cần sử dụng hoá đơn vẫn tồn tại phổ biến trong dân chúng. Điều này gây cho cơ quan quản lý nhà nước rất nhiều khó khăn trong việc quản lý dòng tiền chi phí thu nhập của doanh nghiệp và người dân và từ đó dẫn đến rất khó kiểm soát các giao dịch thuộc diện chịu thuế để đánh thuế.
1.2.2.5Tình hình kinh tế, mức sống của người dân và trình độ dân trí của đối tượng nộp
thuế
Hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNCN phụ thuộc không nhỏ vào mức độ phát triển kinh tế và đời sống của dân cư. Cùng một đơn vị thu thuế trên một khu vực, số đối tượng nộp thuế thu nhập nhiều sẽ giảm bớt chi phí trên một đồng thuế thu được, ngược lại có ít đối tượng nộp thuế và số thuế thu được ít thì chi phí cho một đồng thuế
thu được sẽ cao. Sự phát triển kinh tế sẽ đồng hành với sự phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng, khi cơ sở hạ tầng tốt thì khả năng quản lý thuế cũng sẽ được đơn giản và hiệu quả hơn.
Thuế là một biện pháp tài chính bắt buộc của nhà nước, buộc các tổ chức, cá nhân phải thực hiện. Chính vì vậy nó là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền lợi kinh tế của người dân. ơn thế nữa, các hoạt động kinh tế lại vô cùng phức tạp và đa dạng, khó quản lý. Do vậy việc tuân thủ các quy định của luật thuế phụ thuộc khá nhiều vào trình độ nhận thức của NNT. Đó vừa là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác kiểm soát thuế, vừa là mục tiêu cần đạt được của các cuộc kiểm soát.
Trình độ của người dân tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành Luật thuế TNCN; dân trí cao hiểu được nghĩa vụ thuế với nhà nước, trách nhiệm với cộng đồng càng sâu sắc nên có ý thức tuân thủ càng tốt. Nếu nhận thức đúng đắn về nghĩa vụ thuế và quyền thủ hưởng ích lợi từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp; hiểu rõ về nội dung chính sách và nghiệp vụ thuế, kê khai và nộp thuế; nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ kê khai thuế của mình thì người nộp thuế sẽ tự nguyện trong việc khai và nộp thuế... Hành vi trốn thuế sẽ ít xảy ra, hoạt động quản lý thuế và kiểm soát thuế sẽ gặp nhiều thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Trình độ dân trí cao của dân cư là một nhân tố tích cực tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước đối với thuế TNCN.
1.2.2.6Sự phối hợp và trao đổi thông tin của các cơ quan chức năng có liên quan
Thông qua sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan khác có liên quan thì quá trình xử lý nghiệp vụ sẽ tiếp nhận được nhiều thông tin đầy đủ hơn, toàn diện hơn, từ đó ra quyết định quản lý chính xác hơn. Hoạt động của các cơ quan pháp luật (Công an, Hải quan, Bảo hiểm xã hội...) có tác dụng tạo điều kiện cho tính tuân thủ của NNT được nâng lên. Các cơ quan đó sẽ đề ra các biện pháp hữu hiệu để phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm về thuế và xử lý đúng các trường hợp không tuân thủ pháp luật. Các cơ quan chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý những vấn đề thường gặp, giúp nhau các phương tiện hỗ trợ công việc, làm giảm chi phí trong hoạt động nghiệp vụ. Trong quá trình cải cách quản lý thuế và hội nhập kinh tế quốc tế về thuế ở Việt
rõ ràng, đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội. Để làm được điều này, ngoài việc ban hành hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý, đúng đắn, tổ chức thực hiện pháp luật thuế khoa học thì rất cần phải quan tâm đến việc phối hợp với các cơ quan trong hoạt động thu thập, trao đổi thông tin nhằm quản lý chặt chẽ và đúng thực trạng hoạt động, nâng cao tính tuân thủ, tự nguyện của NNT, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện những chỉ tiêu mới đảm bảo tính tiên tiến, có khả năng đánh giá một cách toàn diện hệ thống quản lý thuế.