P N MỞ ĐU
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, cơ quan thuế chưa kiểm soát được mọi nguồn thu nhập của từng cá nhân. Nguồn thu nhập chịu thuế TNCN đa dạng và phức tạp. Đối với những khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công thì cơ quan thuế có thể kiểm soát qua đơn vị trực tiếp chi trả thu nhập nhưng những người có thu nhập tự do ở nhiều nơi, kinh doanh đa vùng miền, bán hàng qua hệ thống mạng internet, đặc biệt là một bộ phận bán hàng online…thì cơ quan thuế chưa kiểm soát được thu nhập, dẫn đến việc khai nộp thuế của một số cá nhân này thực hiện không nghiêm túc.
Nguyên nhân là do hình thức chi trả thu nhập chủ yếu là tiền mặt. Hiện nay ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng hình thức chi trả thu nhập chủ yếu vẫn được thực hiện trực tiếp bằng tiền mặt. Hình thức chi trả thu nhập qua tài khoản ngân hàng mới chỉ tập trung ở các cơ quan hành chính nhà nước và các DN lớn, do vậy với hình thức chi trả thu nhập bằng tiền mặt đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác kiểm tra, kiểm soát thu nhập của NNT.
Mặt khác do ý thức của người dân về thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN chưa cao. iện nay cơ quan thuế đang thực hiện công tác quản lý theo cơ chế NNT tự khai, tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đại bộ phận NNT kể cả cán bộ, đảng viên trong các cơ quan nhà nước ý thức về chấp hành chính sách thuế chưa cao, còn có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác. Ngay cả đối với những người hiểu biết về chính sách thuế TNCN cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Bên cạnh đó các cơ quan chi trả thu nhập, vì lợi ích của các cá nhân tại đơn vị nên cũng không thực hiện trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trước khi chi trả thu nhập cho người lao động.
Thứ hai, việc cập nhật dữ liệu thuế TNCN trên các phần mềm quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn còn tồn tại những mặc hạn chế. Việc kiểm tra và cập nhật thông tin quản lý trên phần mềm quản lý thuế còn chậm, nhất là đối với những hộ kinh doanh cá thể. Nhiều trường hợp NNT đã ngừng kinh doanh hoặc chuyển đi nơi khác nhưng cán bộ thuế không cập nhật trạng thái kịp thời. Hoạt động cấp mã số thuế TNCN và mã số thuế người phụ thuộc thường xảy ra sai sót, trùng lắp thông tin; việc khắc phục thường chậm và phức tạp; hoạt động thanh tra thuế chưa bao quát hết các đối tượng quản lý,... Ứng dụng phân tích rủi ro trong lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một cải tiến lớn của ngành thuế trong việc phân tích, đánh giá tình trạng hoạt động của doanh nghiệp để từ đó đưa ra danh sách
doanh nghiệp có rủi ro cao để tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên, hiện nay trên phần mềm này chưa có các tiêu chí về phân tích rủi ro đối với thuế TNCN nên việc thanh tra, kiểm tra thuế TNCN chủ yếu là kiểm tra sau hoàn thuế, giải thể, phá sản hoặc kết hợp với việc thanh tra, kiểm tra của các sắc thuế khác.
Nguyên nhân là do cơ sở vật chất và dữ liệu: Công tác quản lý thuế TNCN đòi hỏi cơ quan thuế phải xây dựng được một hệ thống xử lý dữ liệu tập trung trong toàn quốc. Mọi thông tin về NNT, gia cảnh của NNT cần phải được lưu giữ tập trung làm cơ sở đối chiếu, kiểm tra việc kê khai giảm trừ gia cảnh, phát hiện các trường hợp khai trùng, khai thiếu hồ sơ... Việc áp dụng CNTT vào công tác quản lý thuế đã được ngành thuế quan tâm thực hiện, song các phần mềm ứng dụng còn thiếu hoặc chưa đồng nhất về các chức năng, mẫu biểu với chính sách thuế, số lần nâng cấp còn quá nhiều; cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế chưa đủ lớn để tiếp nhận thông tin của NNT, để cơ quan thuế khai thác, xử lý thông tin trên mạng nhanh chóng, kịp thời.
Thứ ba, sự phối hợp trong hoạt động quản lý giữa các bộ phận trong Cục Thuế và các đơn vị bên ngoài chưa hiệu quả. Công tác phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa cao, gây nên tình trạng hạn chế của bộ phận này đã ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng quản lý của bộ phận khác hoặc đùn đẩy trách nhiệm khi có sai sót xảy ra. Công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan chức năng liên quan chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý thuế: chưa thường xuyên phối hợp với cơ quan công an trong xác nhận thông tin cư trú, tạm trú đối với người nước ngoài; chưa phối hợp với cơ quan hải quan để kiểm soát nghĩa vụ về thuế TNCN của người nước ngoài khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam. Chưa khai thác hiệu quả nguồn thông tin về lao động, tiền lương trên ứng dụng trao đổi thông tin với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Hạn chế này là do sự hạn chế về hệ thống văn bản pháp luật: Hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi, bổ sung với khối lượng văn bản hướng dẫn nhiều và một số quy định trong văn bản luật còn chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế và cả NNT.
hỏi các cơ chế chính sách có liên quan như: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý hộ khẩu hộ tịch, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong xác nhận người phụ thuộc, hình thức chi trả thu nhập... cần phải được hoàn thiện để phù hợp với các quy định trong quản lý thuế.
Thứ tư, Trình độ của một số cán bộ thuế ở một số bộ phận quản lý còn hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm quản lý mới để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế, sẽ dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân, đồng thời dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế... Với thủ đoạn trốn thuế ngày càng tinh vi, phức tạp, để phát hiện ra những sai phạm của NNT bắt buộc cán bộ thuế phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng phân tích, nhận biết các vấn đề phát sinh đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nguyên nhân một phần do Hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên thay đổi, bổ sung với khối lượng văn bản hướng dẫn nhiều và một số quy định trong văn bản luật còn chưa rõ ràng đã gây khó khăn cho cơ quan quản lý thuế và cả NNT.
Cơ chế, luật pháp chưa đồng bộ, bên cạnh các căn cứ pháp lý được quy định tại Luật thuế TNCN, Luật quản lý thuế, để công tác quản lý thuế TNCN đạt yêu cầu đặt ra đòi hỏi các cơ chế chính sách có liên quan như: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý hộ khẩu hộ tịch, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong xác nhận người phụ thuộc, hình thức chi trả thu nhập... cần phải được hoàn thiện để phù hợp với các quy định trong quản lý thuế.
Tóm lại chính sách thuế TNCN được ban hành, đi vào thực hiện đã từng bước đảm bảo mục tiêu khơi tăng nguồn thu cho NSNN và thực hiện vai trò quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Tuy nhiên, trước những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý thuế TNCN từ TL,TC và ĐTV, để chính sách thuế này thực hiện đúng vai trò, chức năng của nó, yêu cầu cấp thiết phải có các giải pháp, đề xuất nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế TNCN.
Kết luận chương 2
Chương này đã giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn, kết quả hoạt động thu NSNN giai đoạn 2014-2018. Trên cơ sở phân tích các số liệu từ các báo cáo tổng kết công tác
thuế hàng năm giai đoạn 2014-2018, số liệu từ các phần mềm quản lý thuế của ngành, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh kết quả hoạt động qua các năm. Tác giả cũng đã tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn. Qua đó, tác giả đã đưa ra nhận định về những mặt đạt được, những hạn chế tồn tại trong hoạt động quản lý thuế tại Cục Thuế như: quản lý đăng ký thuế chưa chặt chẽ, việc kiểm tra, rà soát thu nhập từ nhiều nơi của cá nhân còn hạn chế, sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế chưa đồng bộ, số liệu cập nhật vào các chương trình quản lý chưa kịp thời. Tác giả cũng đã nêu và phân tích nguyên nhân của những tồn tại này làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn trong chương tiếp theo.
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ TNCN TẠI CỤC THUẾ TỈNH LẠNG SƠN
3.1Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025
3.1.1Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 bảo đảm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
Phát huy nội lực kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, dịch vụ, phát triển mạnh những ngành sản xuất và dịch vụ có lợi thế, gắn với phát triển những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao;gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phấn đấu từng bước trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế này.
Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, trước hết là tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Đồng Đăng để tạo ra sự đột phá về tăng trưởng trong khu vực, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng khác và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.
Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Giữ vững chủ quyền
biên giới quốc gia.
3.1.2Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025
3.1.2.1Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2025, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
3.1.2.2Mục tiêu cụ thể
a.Về kinh tế
- Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 43 - 44 nghìn tỷ đồng.
- Đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 28% - 44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 64 - 66 nghìn tỷ đồng.
b.Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 0,72%; mức giảm sinh hàng năm khoảng 0,2‰; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 3%.
- Đến năm 2020: oàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 - 42%; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy
được cả 4 mùa đạt 95%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,6%.
- Đến năm 2025: Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 10%; tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 98%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,9%.
c.Về bảo vệ môi trường
- Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 54 - 55%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 90%; 100% chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến và tuyến huyện được thu gom, xử lý;
- Đến năm 2025: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 60%; 99,9% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 100%; không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tỉnh; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.