Tình hình thực hiện công tácquản lý nợthuế tại Chicục Thuếthành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2 Tình hình thực hiện công tácquản lý nợthuế tại Chicục Thuếthành phố

Đông Hà

2.3.2.1 Công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ

Trong những năm gần đây, nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý nợ thuế cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ trong hiệu quả công tác quản lý nợ, Chi cục Thuế thành phố Đông Hà đã nghiêm túc thực hiện việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó.

- Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (trừ các khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại).

- Thu trên 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 năm trước.

- Tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng thời hạn quy định đạt tối thiểu 90%.

Sau khi kết thúc năm ngân sách, Chi cục thuế đã quán triệt chốt số nợ đến 31/12 năm trước căn cứ tiền thuế nợ năm trước và tiền thuế nợ tại thời điểm lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện. Sau đó, căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện đã được xác định và chỉ tiêu thu tiền thuế được Cục thuế hướng dẫn hàng năm để đề xuất chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã xác định đồng thời báo cáo lên Tổng cục thuế.

Có thể nói, công tác xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác quản lý nợ tại CCT thành phố Đông Hà. Không chỉ là căn cứ để đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ hàng năm mà còn là một căn cứ quan trọng để giám sát, theo dõi công tác quản lý nợ hàng năm.

Tuy nhiên, hiện nay việc xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ còn chưa phát huy được tối đa hiệu quả của nó vì việc chốt số nợ tại thời điểm 31/12 hàng năm còn mang tính chất tương đối. Việc lấy số nợ tại một thời điểm để làm căn cứ xác định chỉ tiêu thu nợ cả năm đôi khi không phản ánh đúng được bản chất của việc lập chỉ tiêu thu tiền thuế nợ, chưa tính đến được những biến động về kinh tế - xã hội của năm thực hiện.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.8. Chỉ tiêu thu nợ đọng thuế DN NQD trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 +- % +- % Nợ có khả năng thu (năm trước chuyển sang)

7,581 6,122 8,031 -1,459 -19.25 1,909 31.18

Thu các khoản tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 (năm trước chuyển sang) 9,250 10,620 9,270 1,370 14.81 -1,350 -12.71 Giảm 100% nợ chờ xử lý (năm trước chuyển sang) 7,117 9,162 361 2,045 28.73 -8,801 -96.06 Giảm 100% nợ chờ điều chỉnh (năm trước chuyển sang)

- 166 3,074 166 - 2,908 1,751.81

Thực hiện dự toán 237,931 315,000 339,368 77,069 32.39 24,368 7.74 Số tiền nợ đọng

theo chỉ tiêu < 5% 6,122 8,031 9,014 1,909 31.18 983 12.24

(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Đông Hà)

2.3.2.2. Công tác phân công thu nợ thuế

Phân công nợ thuế là việc phân công người nợ thuế cho từng công chức quản lý nợ cụ thể để đôn đốc, theo dõi tình hình nợ thuế của đơn vị.

Phân công nợ thuế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý nợ thuế. Phân công hợp lý là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý; công tác quản lý nợ thuế không chỉ là công việc của bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế mà còn liên quan đến rất nhiều Đội chức năng: kiểm tra thuế, kê khai và kế toán thuế, … Do đó, việc phân công hợp lý có ý nghĩa quan trọng trongviệc phối hợp quản lý, đôn đốc, điều chỉnh và thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Công tác quản lý nợ thuế được phân công theo ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của đơn vị. Theo đó, mỗi cán bộ quản lý nợ được phân công quản lý các đơn vị thuộc một số lĩnh vực. Tuy nhiên, do có những lĩnh vực có nhiều đơn vị nên sẽ có một số cán bộ được phân công quản lý tương ứng. Việc phân công quản lý nợ theo ngành nghề đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Một cán bộ được phân công quản lý những DN thuộc một hoặc một số ngành nghề kinh doanh giúp cho việc nắm bắt tình hình dễ dàng hơn, việc nắm bắt chính sách để phổ biến, hỗ trợ DN cũng thuận lợi nhiều hơn. Những DN thuộc cùng một ngành nghề thường có rất nhiều điểm chung. Hơn nữa Nhà nước cũng thường có chính sách ưu đãi, khuyến khích, miễn, giảm … theo ngành nghề. Do đó cán bộ phân công quản lý theo ngành nghề là rất hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế. Cơ cấu nợ thuế không đồng đều, số nợ thuế NQD luôn chiếm tỷ lệ lớn trên 90% trong tổng nợ thuế của toàn Chi cục thuế, do vậy việc quản lý nợ đối với lĩnh vực này có tính chất quyết định đối với công tác quản lý nợ của Chi cục.Năm 2015 tiền nợ thuế 18.629 triệu đồng chiếm 92.52%; Năm 2016 tiền nợ thuế 24.884 triệu đồng bằng 90,25%; Năm 2017 tiền nợ thuế 28.382 triệu đồng bằng 92.50%;

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.9. Tình hình nợ thuế trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +- % +- %

Tổng cộng 21.639 100 28.238 100 30,847 100 7,436 30,50 2.609 9,24 DNNN Trung ương 238 1.10 369 1.31 119 0,39 131 55.04 -250 -67.75 DNNN Địa phương 586 2.71 297 1.05 33 0,11 -289 -49.32 -264 -88.89 DN vốn đầu tư NN 0.40 0.002 0.45 0.002 11 0,04 0.05 12.50 11 2,344.44 DN Ngoài QD 20.134 93.04 27.57 97,63 30.682 99,46 7.436 36,93 3.112 11.29 Hộ cá thể 681 3.15 2,020 0,01 2,138 0,01 -678,98 -99,70 0,12 5.84

(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Đông Hà)

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

2.3.2.3. Công tác phân loại nợ thuế, đôn đốc thu nộp

a. Công tác phân loại nợ thuế

Như chúng ta đã biết, hiệu quả của công tác QLT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một phần không nhỏ là từ hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế giúp CQT xác định được nguyên nhân nợ, tình trang, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế, qua đó có thể áp dụng các biện pháp quản lý thu nợ thuế có hiệu quả.

Có thể nói bản chất của phân loại nợ thuế chính là việc công chức QLT nắm được bản chất của từng khoản nợ: nợ sai hay nợ đúng, nợ có khả năng thu hay nợ khó thu để từ đó áp dụng các biện pháp thu nợ đúng đắn.

Trong những năm gần đây, Chi cục Thuế thành phố Đông Hà rất quan tâm đến công tác phân loại nợ thuế. Việc phân loại nợ thuế được thực hiện đều đặn hàng tháng trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Hàng tháng, đã thực hiện rà soát trước khi ban hành thông báo nợ và phạt chậm nộp. Các khoản thuế bị nộp nhầm mục lục ngân sách, sai tài khoản, sai mã số thuế, sai kho bạc … cũng như việc nhiều DN được gia hạn nộp thuế nhưng không làm đầy đủ thủ tục theo quy định, những đơn vị có số nộp ngoại thành phố nhưng chứng từ luân chuyển chậm… đã được phát hiện và điều chỉnh kịp thời, làm giảm đáng kể số thuế nợ.

Bảng số liệu 2.10 cho thấy, trừ năm 2015 thì số tiền nợ thuế chờ xử lý và chờ điều chỉnh chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số thuế nợ qua các năm.

- Nợ thuế chờ xử lý năm 2015 là 9,165 triệu đồng, chiếm 45,1% giảm dần qua các năm đến năm 2017 chỉ có 287 triệu đồng chiếm 0,97% trên tổng số nợ thuế. Số nợ chờ điều chỉnh có xu hướng tăng cao trong năm 2016, và 2017 từ 0,82% trong năm 2015 tăng lê trên 10% trong các năm 2016, 2017.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Bảng 2.10. Tình hình nợ thuế DN NQD trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +- % +- %

Tổng cộng 20,134 100 27,570 100 30,682 100 7,436 36.93 3,112 11.28

Nợ khó thu 4,682 23.25 16,104 58.41 17,174 55,97 11,422 243.96 1,070 6.64

Nợ chờ xử lý 9,163 45.51 361 1.31 287 0,94 -8,802 -96.06 -74 -20.50

Nợ chờ điều chỉnh 166 0.82 3,074 11.15 3,207 10,45 2,908 1,751.81 133 4.33

Nợ có khả năng thu 6,123 30.41 8,031 29.13 10,014 32,64 1,908 31.16 1,983 12.01

(Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Đông Hà)

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Toàn bộ số nợ chờ xử lý, nợ chờ điều chỉnh và do người nợ thuế hoặc CQT có sai sót khi kê khai thuế, tính thuế.

Đây chính là số tiền nợ thuế ảo, cần bóc tách ra khỏi tổng số thuế nợ. Khoản nợ thuế được phân loại vào nợ chờ xử lý và chờ điều chỉnh cao cũng đã thể hiện phần nào hiệu quả của công tác phân loại nợ thuế, sự sát sao của công chức quản lý nợ thuế trong việc nắm bắt bản chất của từng khoản nợ để phân loại chính xác và có biện pháp phù hợp.

- Nợ khó thu ở đây bao gồm chủ yếu là tiền thuế nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản không đủ khả năng nộp thuế, NNT đã chấm dứt hoạt động kinh doanh.

Số liệu cụ thể tại Bảng 2.11, tại thời điểm cuối năm 2015 nợ khó thu chiếm tỷ lệ 23.25% trong tổng số nợ đọng toàn chi cục, khoản nợ này tăng lên cao vào thời điểm cuối năm 2016 là 58,41% và 2017 là 57,86%. Số nợ khó thu năm 2016 năm 2017 tăng cao đột biến so với năm 2015 do trong năm 2016 bỏ chính sách ưu đãi thuế tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và chính sách đóng cửa rừng của Lào đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố có quan hệ xuất nhập khẩu với Lào và Khu Thương mại Lao Bảo, sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn, khiến một số các DN không “đủ sức” tồn tại phải giải thể, phá sản, bỏ trốn … từ đó làm tăng số thuế nợ khó thu.

- Nợ có khả năng thu luôn chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong tổng số nợ toàn Chi cục thuế và có số nợ tuyệt đối tăng qua các năm. Cụ thể tại thời điểm cuối năm 2015 chiếm tỷ lệ 30,41% trong tổng số nợ đọng , khoản nợ này vào thời điểm cuối năm 2016 là 29,13%; năm 2017 tăng lên là 32,63%. Nợ có khả năng thu tăng. Nguyên nhân có cả khách quan và chủ quan. Chủ quan là do một số các DN cố tình nợ thuế, chiếm dụng tiền thuế để phục vụ cho nhu cầu vốn kinh doanh.

Khách quan năm 2015, năm 2016 kinh tế thế giới và trong nước chưa thoát khỏi khó khăn và suy giảm, thị trường vốn bất động sản đình trệ, sức mua giảm, hàng hóa SX ra không bán được, tồn kho lớn. Chính phủ thắt chặt đầu tư công dẫn tới các DN gặp khó khăn trong SXKD đọng vốn, nợ ngân hàng tăng không có khả năng thanh toán dẫn tới nợ đọng NSNN.

Trong số các đơn vị thuộc nhóm nợ có khả năng thu, số nợ thuế cao nhưng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thực tế rất khó khăn, hoạt động cầm chừng, phần lớn các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB bị ảnh hưởng rất lớn do Nhà nước chậm thanh toán khối lượng công việc hoàn thành, DN không thuộc đối tượng được gia hạn nộp thuế.

Tuy nhiên, qua phân tích đánh giá xác định các khoản nợ thuế là nợ thông thường là chủ yếu.Chi cục thuế sẽ có phương hướng và biện pháp đôn đốc nợ thuế cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế.

- Về nợ có khả năng thu: Qua số liệu tại Bảng 2.12 ta thấy số thuế nợ có khả năng thu tăng qua các năm; số thuế có số ngày nợ quá hạn dưới 90 ngày có xu hướng giảm dần, trong khi số nợ trên 121 ngày tăng nhanh cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng. Điều này một lần nữa chứng minh các giải pháp đôn đốc thu nợ mới phát sinh thông qua các biện pháp như thông báo nhắc nhở, tuyên truyền vận động ngày càng hiệu quả. Tuy nhiên các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ dài ngày, dây dưa kéo dài chưa đem lại hiệu quả dẫn đến số nợ ngày càng tăng.

- Về cơ cấu nợ thuế theo sắc thuế : Qua số liệu tại bảng số 2.13 cho thấy: Cơ cấu nợ thuế trên địa bàn thành phố Đông Hà không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các loại nợ thuế. Nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể tiền nợ, tiền phạt chậm nộp, trong khi đó nợ thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế ( lệ phí) môn bài và thuế TNCN là rất ít. Năm 2015 nợ thuế GTGT là 12.293 triệu đồng chiếm 61,6 %; năm 2016 là 16.487 triệu đồng bằng 59,8%; năm 2017 là 18.001 triệu đồng chiếm 58,66%. So sánh với năm 2015 thì tiền nợ thuế GTGT năm 2017 tăng gần1,5 lần. Như chúng ta biết, thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nghĩa là tiền thuế đã được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng.Về lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ đọng không lớn vì khi thanh tiền hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT đó vào NSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng sau đối với trường hợp kê khai theo tháng hoặc chậm nhất ngày thứ 30 của quý tiếp theo đối với trường hợp kê khai theo quý. Song trên thực tế lại khác, người bán hàng hoá, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT đó bằng cách chưa nộp ngay số tiền thuế GTGT đó vào NSNN làm số nợ đọng thuế GTGT tăng. Những năm gần đây thì nợ đọng về thuế GTGT càng chiếm tỷ trọng lớn trong các loại thuế NQD.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Như vậy ta thấy, tỷ lệ nợ đọng về thuế GTGT giảm dần qua các năm và tăng số tuyệt đối nhanh, trong khi số nợ tiền phạt, tiền chậm nộp có tốc độ tăng cao hơn tăng nợ thuế. Đó là vấn đề không bình thường và đặt ra vấn đề quản lý nợ thuế đối với các khoản nợ lâu ngày, dây dưa kéo dài như thế nào để tạo điều kiện thuận lợi cho DN, nhưng vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN.

Tiền phạt tăng nhanh qua các năm. Năm 2015 là 3.248 triệu đồng chiếm 16,13 %; năm 2016 là 6.009 triệu đồng, chiếm 21,8%; năm 2017 là 7.728 triệu đồng, chiếm 26,04%. Như vậy, số nợ tiền phạt, tiền chậm nộp tuyệt đối năm 2017 tăng hơn 2 lần so với năm 2015, trong khi tổng nợ của thời kỳ tăng 1,5%, điều này cho thấy tình trạng nợ dây dưa, kéo dài, tuổi nợ cao chưa được xử lý phù hợp.

Bảng 2.11. Tình hình nợ thuế khó thu DN NQD trên địa bàn thành phố Đông Hà giai đoạn 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng TT Tổng số 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 2017/2016 +- % +- % Tổng cộng 4,682 16,104 17,174 11,422.00 243.96 1,070 6.64 1

Tiền thuế của NNT đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự 484 -484 -100 - - 2

Tiền thuế của NNT có liên quan đến trách nhiệm hình sự

- - - -

3

Tiền thuế của NNT đã bỏ địa chỉ kinh doanh

3,291 5,474 14,236 2,183 66.33 8,762 160.07

4

Tiền thuế của NNT chờ giải thể

907 980 1,081 73 8.05 101 10.31

5

Tiền thuế của NNT mất khả năng thanh toán

9,650 1,857 9,650 - -7,793 -80.76

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)