Một số tình hình cơ bản của thành phốĐông Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 45 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Một số tình hình cơ bản của thành phốĐông Hà

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên 72,96 km2, nằm ở tọa độ 16º52‟22” vĩ độ bắc, 107º04‟24” kinh độ đông, phía bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, phía nam và phía đông giáp huyện Triệu Phong, phía tây giáp huyện Cam Lộ. Tháng 12 năm 2005, Đông Hà được nâng cấp lên đô thị loại III và ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Đông Hà được lập thành Thành phố - đánh dấu bước trưởng thành và mở ra chặng đường phát triển mới nhanh và bền vững hơn.

Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung ở các vùng ven thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào, như khu công nghiệp Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ…Trong những năm qua, Đông Hà đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân hàng năm: 15 - 16%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015: 55 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2010; Cơ cấu các ngành kinh tế (theo giá trị sản xuất): Dịch vụ - thương mại, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Nông nghiệp đến năm 2015 là: 57- 58% ; 41-42% ; 1- 2%; Giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hàng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

năm: Dịch vụ: 12-14%; Công nghiệp - TTCN, xây dựng: 19-21%; Nông nghiệp: 2- 3%. Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 0,5-1%, 90% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh, mà trực tiếp là đội ngũ doanh nhân.

Tuy nhiên, Đông Hà là đô thị trẻ, mới được nâng cấp, hạ tầng đô thị chưa hoàn thiện, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng chưa cao so với yêu cầu phát triển mới. Thu nhập của dân cư trên địa bàn chưa tương xứng với mức bình quân của một số đô thị phát triển trong khu vực miền Trung và cả nước. Bên cạnh đó, Đông Hà còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, khí hậu biến động mạnh, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định rằng, tình hình kinh - tế xã hội của thành phố Đông Hà đang trên con đường đổi mới. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố đang ra sức phấn đấu để thành phố Đông Hà mãi xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh Quảng Trị.[22]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)