Một số vấn đề về doanh nghiệp NQD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 39 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.9. Một số vấn đề về doanh nghiệp NQD

- Đặc điểm cơ bản của khu vực ngoài quốc doanh là mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tính tư hữu cao và hoạt động theo cơ chế thị trường với mục đích chính là mưu cầu lợi nhuận. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm các doanh nghiệp: Công ty CP, Công ty TNHH, DNTN, HTX

- Sự phát triển của DN ngoài quốc doanh thường mang tính tự phát và có nhiều biến động phụ thuộc vào cung cầu thị trường hàng hoá, vào những chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích hay hạn chế phát triển.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

- Quy mô sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp thường nhỏ, vốn thường tập trung chủ yếu ở một số ngành như xây dựng, thương mại, dịch vụ. Tuy nhiên số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh trong khu vực này rất lớn. Các doanh nghiệp hoạt động thường có tính năng động cao nên dễ dàng chuyển hướng kinh doanh, dễ thích nghi với hoàn cảnh và yêu cầu của nền kinh tế.

- Ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thường không cao, thể hiện qua việc thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ mua bán hàng hoá chưa đầy đủ, không theo đúng quy định của Nhà nước, nếu có chỉ mang tính chất đối phó. Việc giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ chủ yếu bằng tiền mặt, rất ít trường hợp thanh toán qua Ngân hàng.

1.1.9.2. Vai trò của doanh nghiệp NQD

Thực hiện đường lối đổi mới, khu vực DN ngoài quốc doanh đã khẳng định những đóng góp trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bằng những chính sách ưu tiên và động viên hợp lý đối với khu vực DN ngoài quốc doanh, một phần lớn vốn nhàn rỗi trong xã hội đã được đưa vào kinh doanh đúng mục đích và có hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế đất nước, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Với quy mô và hình thức kinh doanh ngày càng phong phú, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và DN NQD đã và đang góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. Đặc biệt là sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh với mọi loại hình, mọi quy mô, mọi loại ngành nghề đã huy động mọi nguồn lực sử dụng cho SXKD tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho NSNN. Với số lượng lớn doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã đem lại một nguồn thu lớn cho NSNN. Đây là tiềm năng to lớn của nền kinh tế. Nếu có cơ chế quản lý tốt thì mức động viên đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh sẽ ổn định và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. [11]

1.1.9.3. Nợthuếđối vớidoanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trong những năm qua, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cả nước nói chung, thành phố Đông Hà nói riêng đã phát triển không ngừng và đã đạt những

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

thành tựu đáng khích lệ, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Thành công này đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Ðảng và Nhà nước.

Sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu lao động, nhất là cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực…

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã khơi dậy, huy động và khai thác một tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong Tỉnh và Thành phố.

Mặt trái của nền kinh tế thị trường là việc chạy theo lợi nhuận, chính vì vậy mà các cơ sở kinh tế ở khu vực ngoài quốc doanh này thường xem nhẹ việc chấp hành pháp luật về thuế. Họ thường tìm cách để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, một số doanh nghiệp thường xuyên chiếm dụng tiền thuế, dây dưa cố tình nợ thuế, lợi dụng kẽ hở của pháp luật thuế trốn thuế, gian lận thuế. Nợ thuế làm cho mục đích thu NSNN từ thuế không đạt được, gây khó khăn cho kế hoạch chi tiêu của nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội.[17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)