Kinh nghiệm quản lý nợthuế và bài học đối với Chicục Thuếthành phốĐông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.2. Kinh nghiệm quản lý nợthuế và bài học đối với Chicục Thuếthành phốĐông

Đông Hà

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phƣơng

Cục Thuế thành phố Hải Phòng

Xác định nhiệm vụ thu nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu để đánh giá chất lượng công tác quản lý thuế, lãnh đạo Cục thuế Hải Phòng đã chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các biện pháp từ việc rà soát, phân loại nợ, đôn đốc thu nộp và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định định tại Thông tư của Bộ Tài chính; Tăng cường nguồn nhân lực cho Bộ phận thu nợ thuế các cấp, phối hợp với Trung tâm viễn thông Hải Phòng nhắn tin nợ thuế hàng tháng đối với chủ doanh nghiệp có số nợ thuế lớn. Tham mưu với các cấp chính quyền chỉ đạo UBND các quận,

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

huyện thành lập các đoàn kiểm tra đôn đốc thu nợ thuế, tập trung kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp nợ thuế lớn, để đôn đốc thu hồi nợ thuế. Công bố công khai một số doanh nghiệp có số nợ thuế lớn trên trang web của Cục thuế Thành phố Hải Phòng.

Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, Cục thuế Thừa Thiên Huế đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn đã thu được những kết quả hết sức tích cực.

Thứ nhất, thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người nộp thuế nắm bắt đầy đủ chính sách. Cục Thuế Tỉnh định kỳ tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị chi trả thu nhập khi có thay đổi về chính sách thuế, giúp các đơn vị nắm bắt kịp thời văn bản chính sách. Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với Hội đồng giáo dục pháp luật của Tỉnh, huyện, thị xã và thành phố trong việc lồng ghép tuyên truyền các chính sách pháp luật thuế đến từng tổ chức cá nhân nộp thuế.

Thứ hai, tổ chức tốt phong trào thi đua: Phát động thi đua theo từng tháng, quý và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại cán bộ công chức tích cực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ để bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khenthưởng thích đáng khơi dậy ý thức phấn đấu.

Thứ ba, xây dựng các sáng kiến, cải tiến phù hợp và triển khai có hiệu quả góp phần tăng thu bù đắp các khoản hụt do chính sách giảm thu.

- Thống kê số thuế đã nộp của năm trước liền kề: Hằng năm trên cơ sở số thực thu, tiến hành lựa chọn các đơn vị, các cá nhân có số thực nộp ngân sách lớn, trong số gần 90.000 đối tượng nộp thuế và 3.800 đơn vị chi trả, Cục đã chọn các cá nhân người nộp thuế có mức nộp từ 200 triệu đồng trở lên, và cơ quan chi trả nộp từ 500 triệu đồng trở lên/năm để lập danh sách theo dõi việc kê khai thu nộp năm tới. Với cách làm này, cơ quan Thuế chỉ lọc ra danh sách khoảng 500 trên tổng số gần 93.800 đơn vị chi trả và cá nhân, giao cho mỗi công chức theo dõi từ 70 - 80 đơn vị chi trả và cá nhân để thường xuyên nắm chắc, phân tích phục vụ cho nhiệm vụ thu.

Chi cục thuế TP. Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Chi cục Thuế TP. Bắc Giang nhận định quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

khâu quan trọng trong công tác quản lý thuế của ngành thuế tỉnh Bắc Giang. Vì vậy, Chi cục Thuế TP. Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo các bộ phận tham gia quản lý nợ thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ thuế.

Chi cục Thuế TP. Bắc Giang rất chú trọng đến việc bố trí nhân sự cho bộ phận quản lý thu nợ thuế. Chi cục lựa chọn những công chức có đủ năng lực trình độ, kiện toàn Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế để tham mưu với lãnh đạo Chi cục thuế chỉ đạo toàn diện nhiệm vụ quản lý nợ thuế của đơn vị.

Chi cục Thuế TP Bắc Giang đã ghép Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế vào Đội kiểm tra thuế để thực hiện chức năng quản lý, cưỡng chế nợ, đồng thời đôn đốc số phát sinh nợ thuế kết hợp với kiểm tra và cưỡng chế nợ thuế.

Thông qua ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS, Chi cục Thuế TP Bắc Giang đã tập trung rà soát số liệu nợ thuế, đối chiếu số liệu với NNT đang quản lý để xác định chính xác số liệu nợ đọng, xử lý các khoản nợ ảo. Từ đó tiến hành điều chỉnh kịp thời các khoản chênh lệch, xác định đúng thực tế nghĩa vụ thu, nộp của người nộp thuế.

Qua phối hợp với các cơ quan có liên quan, trên cơ sở quy chế phối hợp đã được ký kết và căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chi cục thuế chủ động đề xuất phối hợp với các ban ngành có liên quan thực hiện công tác đôn đốc và thu nợ đọng thuế, nhất là công tác cưỡng chế nợ thuế.[22]

1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nợ thuế đối với Chi cục Thuế thành phố Đông Hà

Một là, chú trọng công tác cán bộ, phân công cán bộ có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm cao đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế.

Hai là, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật thuế và hỗ trợ NNT thông qua đa dạng các hình thức.

Ba là, thực hiện tốt các nội dung quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được Tổng cục thuế ban hành, từ việc xác định, theo dõi, phân tích đối chiếu phân loại nợ chính xác, đến việc áp dụng các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế.

Bốn là, chỉ đạo các bộ phận nghiệp vụ, thanh tra phối hợp chặt chẽ với bộ phận quản lý nợ thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế. Quản lý nợ là khâu công

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

việc của công tác QLT, do vậy bộ phận quản lý nợ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ với các bộ phận khác mới đảm bảo có hiệu quả cao.

Năm là, thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, quan tâm tháo gỡ khó khăn khách quan cho các DN, động viên tạo điều kiện mọi mặt để DN từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và hoàn thành tốt nghĩa vụ với NSNN.

Sáu là, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền, chủ động phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng, Kho bạc, Hải quan, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch đầu tư, Công an, Thanh tra, Kiểm sát, Toà án,.. trong công tác đôn đốc xử lý và áp dụng các biện pháp cần thiết, nhằm cưỡng chế thu hồi nợ thuế đạt hiệu quả cao.

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ ĐỐI VỚI DN NQD TẠI CHI CỤC THUẾTHÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ

2.1. Chi cục Thuế thành phố Đông Hà

2.1.1. Một số tình hình cơ bản của thành phố Đông Hà

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích tự nhiên 72,96 km2, nằm ở tọa độ 16º52‟22” vĩ độ bắc, 107º04‟24” kinh độ đông, phía bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh, phía nam và phía đông giáp huyện Triệu Phong, phía tây giáp huyện Cam Lộ. Tháng 12 năm 2005, Đông Hà được nâng cấp lên đô thị loại III và ngày 11 tháng 8 năm 2009 theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ, Đông Hà được lập thành Thành phố - đánh dấu bước trưởng thành và mở ra chặng đường phát triển mới nhanh và bền vững hơn.

Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan, Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung ở các vùng ven thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào, như khu công nghiệp Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ…Trong những năm qua, Đông Hà đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu đáng kể, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân hàng năm: 15 - 16%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015: 55 triệu đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2010; Cơ cấu các ngành kinh tế (theo giá trị sản xuất): Dịch vụ - thương mại, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Nông nghiệp đến năm 2015 là: 57- 58% ; 41-42% ; 1- 2%; Giá trị sản xuất các ngành tăng bình quân hàng

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

năm: Dịch vụ: 12-14%; Công nghiệp - TTCN, xây dựng: 19-21%; Nông nghiệp: 2- 3%. Văn hóa - Xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, tỉ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giảm từ 0,5-1%, 90% hộ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Thành quả đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng kinh tế ngoài quốc doanh, mà trực tiếp là đội ngũ doanh nhân.

Tuy nhiên, Đông Hà là đô thị trẻ, mới được nâng cấp, hạ tầng đô thị chưa hoàn thiện, tiềm lực kinh tế còn hạn chế, tốc độ tăng trưởng chưa cao so với yêu cầu phát triển mới. Thu nhập của dân cư trên địa bàn chưa tương xứng với mức bình quân của một số đô thị phát triển trong khu vực miền Trung và cả nước. Bên cạnh đó, Đông Hà còn nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão, lũ lụt, khí hậu biến động mạnh, gây thiệt hại về cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Có thể khẳng định rằng, tình hình kinh - tế xã hội của thành phố Đông Hà đang trên con đường đổi mới. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân thành phố đang ra sức phấn đấu để thành phố Đông Hà mãi xứng đáng là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội và kinh tế của tỉnh Quảng Trị.[22]

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Đông Hà

2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Chi cục Thuế thành phố Đông Hà là cơ quan hành chính nhà nước thuộc hệ thống ngành thuế Việt Nam, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị và chỉ đạo song trùng của Ủy ban nhân dân thành phố Đông Hà. Chi cục Thuế thành phố Đông Hà được thành lập theo Quyết định số 315/TC-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Khi mới thành lập, Chi cục Thuế thành phố Đông Hà gặp rất nhiều khó khăn cả về nhân lực, vật lực và cơ sở vật chất. Chi cục lúc đó chỉ có 73 cán bộ trong đó Đại học 12 người, Trung cấp 22 người số còn lại sơ cấp và chưa qua đào tạo được chuyển từ các đơn vị khác đến hoặc bộ đội chuyển ngành được bố trí về công tác tại Chi cục.

Trải qua 28 năm kể từ khi thành lập, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo, giúp đỡ về mọi mặt của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành cùng với sự quyết tâm, phấn đấu nỗ lực của cán bộ công chức trong cơ quan, Chi cục Thuế thành phố Đông Hà đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, từng bước trưởng thành, lớn mạnh về mọi mặt luôn

TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước do HĐND tỉnh và thành phố Đông Hà giao, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội hàng năm của địa phương. Trong những năm gần đây, Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, chủ động đề ra nhiều biện pháp đồng bộ và triển khai có hiệu quả chương trình cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế trên địa bàn.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy

Chi cục Thuế thành phố Đông Hà từ khi thành lập cho đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt nam, sắp xếp tổ chức mới; Bộ máy của Chi cục Thuế cũng được thay đổi theo hướng giảm số đội thuế xã phường, tăng số đội thuế ở văn phòng phù hợp với tình hình thực tiễn gắn liền với nhiệm vụ thu NSNN và công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật thuế, xây dựng mô hình tổ chức QLT theo chức năng.

Hiện nay Chi cục gồm Ban lãnh đạo và 6 Đội thuế chức năng cùng 3 Đội thuế xã phường trực thuộc Chi cục thuế:

Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy Chi cục Thuế thành phố Đông Hà

TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ CHI CỤC THUẾ Đội Tuyên truyền và hỗ trợ NNT Đội Kiểm tra thuế số 2 - KTNB,- QLN& CCNT Đội Kiểm tra thuếsố 1 và QLT TNCN Đội Trước bạ - Thu khác Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ 03 Đội thuế liên phƣờng Đội TH – NVDT & KKK KT- TH TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế

Chức năng nhiệm vụ của các đội thuế như sau:

- Lãnh đạo Chi cục: Chi cục trưởng có nhiệm vụ quản lý chung chịu trách nhiệm toàn bộ mọi hoạt động quản lý của Chi cục. Các phó Chi cục trưởng giúp việc Chi cục trưởng theo sự phân công.

- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ- Ấn chỉ: Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế.

- Đội Tổng hợp – Nghiệp vụ Dự toán & Kê khai Kế toán thuế - Tin học: Hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN được giao của Chi cục Thuế;

Thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

- Đội Kiểm tra thuế số 1- QLT TNCN: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế của 500 DN, Quản lý thuế TNCN của tổ chức chi trả tiền lương, tiền công; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu Ngân sách hằng năm các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế;

- Kiểm tra thuế số 2 - Kiểm tra nội bộ - Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế của 500 DN; phúc tra tình hình hộ nghỉ kinh doanh, hộ miễn giảm, phát sinh hằng tháng. Thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của CQT, công chức thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của CQT, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

- Đội Trước bạ và thu khác: Quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế chuyển quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế thành phố đông hà min (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)