đào tạo nghề
a) Cơ sở của giải pháp
Dạy nghề cho lao động nông thôn đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tư phát triển đội ng cán bộ và giáo viên dạy nghề. Giáo viên là nhân tố trực tiếp, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề, việc xây dựng đội ng giáo viên dạy nghề là quá trình liên tục, là nhiệm vụ trọng tâm và phải được tiến hành thường xuyên. Đối với huyện Lộc Bình đội ng giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, chưa huy động được đội ng chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo. Thậm trí đối với Trung tâm dạy nghề huyện chưa được bố trí đủ đội ng giáo viên cơ hữu cho các chuyên môn nghề do vậy đến nay chưa có khả năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nhiều loại hình học nghề đáp ứng theo nhu cầu của người lao động và của doanh nghiệp. Huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này. Vì vậy cần nâng cao cả về chất lượng, số lượng đội ng cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề của huyện.Những nhiệm vụ đó cần được triển khai nghiêm túc ở huyện Lộc Bình.
b) Mục tiêu của giải pháp
- Về phát triển đội ng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
+ Tiến hành điều tra khảo sát, đánh giá đội ng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu ít nhất 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo của huyện.
+ Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, nông dân giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
+ Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề để bổ sung giáo viên cho trung tâm dạy nghề chưa đủ giáo viên cơ hữu.
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn.
+ Tuyển dụng mới đi đôi với tăng cường bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ng giáo viên. Đẩy mạnh việc đào tạo lại, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ng giáo viên, giảng viên theo Kế hoạch đã được xây dựng nhằm đạt chuẩn về chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề và nghiệp vụ sư phạm. Chú trọng đào tạo trình độ sau đại học, phấn đấu đến hết năm 2019 tỷ lệ giáo viên có trình độ sau đại học đạt trên 50%.
+ Có chế độ, chính sách đối với giáo viên dạy nghề. Cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy nghề mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích thu hút những người có tài, có đức làm giáo viên dạy nghề.
+ Bố trí 01 công chức phụ trách lĩnh vực đào tạo nghề tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ng công chức xã về công tác dạy nghề để triển khai kịp thời các chính sách của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở.
- Về phát triển đội ng giáo viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã
+ Xây dựng các tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.
+ Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, cơ sở đạo tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các xã đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.
Để đạt được mục tiêu trên cần thực hiện giải pháp đột phá về chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng…có ý nghĩa hết sức quan trọng. Việc này cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
- Một là, cần tiếp tục ban hành những chính sách, chế độ đối với giáo viên dạy nghề mang tính đồng bộ nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm giáo viên dạy nghề, bao gồm:
+ Cải cách chế độ tiền lương: xem xét, cải cách chế độ tiền lương cho giáo viên dạy nghề theo hướng có tính đặc thù của nghề nghiệp, nhằm thu hút người có tài, có tâm huyết làm giáo viên dạy nghề, cố gắng để giáo viên sống được với nghề. Đồng thời cần đề cập tới cả chế độ ưu đãi đối với giáo viên dạy nghề miền xuôi lên công tác ở huyện Lộc Bình.
+ Có chính sách tuyển dụng đặc thù theo hướng cử tuyển giáo viên dạy nghề ở các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng về vật chất cho giáo viên, cán bộ trẻ để khuyến khích những người có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo nghề nông thôn ở những nơi khó khăn của huyện.
+ Có chính sách khuyến khích và thu hút nghệ nhân, lao động có tay nghề cao, đã từng trực tiếp tham gia lao động, sản xuất có nguyện vọng làm giáo viên dạy nghề để tham gia dạy nghề ở trung tâm dạy nghề của huyện.
- Hai là, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho đội ng giáo viên đương chức. Họ vẫn là lực lượng chủ yếu để đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trong vòng 5 năm tới, vì vậy cần có các giải pháp bồi dưỡng kịp thời để họ đủ sức đáp ứng với nhu cầu về chất lượng ngày càng cao trong những năm tới. Để đạt được mục đích này cần phải thực hiện:
+ Bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hóa, nâng cao cho đội ng giáo viên dạy nghề. + Xây dựng các chương trình bồi dưỡng, cải tiến nội dung, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho các giáo viên dạy nghề.
* Kinh phí thực hiện giải pháp: 750.000.000đ/năm, bao gồm:
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên dạy nghề: 300.000.000 đồng/năm
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức cấp xã: 200.000.000 đồng.
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nghệ nhân, kỹ sư giỏi, nông dân có tay nghề: 150.000.000 đồng.
* Hiệu quả khi thực hiện giải pháp
- Công tác quản lý nhà nước từ huyện đến cơ sởvề đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng được nâng lên.
- Hệ thống giáo viên đáp ứng được các yêu cầu của thị trường lao động, đáp ứng mọi đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tình.
Nâng cao chất lượng, số lượng đội ng giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý công tác đào tạo nghề các cấp, cụ thể :
- Bố trí cán bộ phụ trách công tác đào tạo nghề. Liên kết đào tạo trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp các ngành Luật, Hành chính, Kinh tế Nông nghiệp hệ vừa học vừa làm, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho 1.000 lượt cán bộ, công chức cấp xã, trong đó:
- Đào tạo Đại học: 200 người.
- Đào tạo Cao đẳng, Trung cấp: 200 người.
- Bồi dưỡng cho Đại biểu HĐND cấp xã: 150 người.
- Nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ xã, phường không chuyên trách: 250 người. - Bồi dưỡng Quản lý nhà nước, văn bản chính sách mới: 100 người.
kết luận chương 3
Nội dung Chương 3 của Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Lộc Bình, trong đó có phương hướng, mục tiêu của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm tới đây đánh giá quan điểm những khó khăn, thuận lợi trong công tác ĐTN cho LĐNT.
Đi sâu phân tích những thành tích đã đạt được trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình, những tồn tại hạn chế vào nguyên nhân của các tồn tại hạn chế.
Trên cơ sở các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác giả đề xuất một số giải pháp có tính khả thi, có cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm tăng cường hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình từ nay cho đến năm 2023.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình là vấn đề cấp bách nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm ổn định lâu dài, là điều kiện để thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Từ đó tác giả có kết luận như sau:
- Những nghiên cứu của Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình. - Luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng, vai trò của việc tăng cường công tác đào tạo nghề, đặc biệt là tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Lộc Bình. Đồng thời đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lộc Bình những năm tiếp theo.
- Những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Lộc Bình đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên c ng còn rất nhiều tồn tại, yếu kém cần sớm giải quyết như: trong quá trình triển khai công tác nghề cho LĐNT vẫn còn xảy ra tình trạng nghề đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn chặt với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của DN, chất lượng nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển công nghiệp tính kỷ luật, chuyên nghiệp của người lao động chưa cao. Chính sách của Nhà nước đối LĐNT học nghề còn ít cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng.
4.2. Kiến nghị
* Đối với Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương:
Nhà nước cần quan tâm tăng cường kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất cho các cơ sở dạy nghề, tăng cường quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo, đa dạng hóa hình thức, nội dung đào tạo dài hạn, ngắn hạn, truyền nghề tại gia đình, tại các cơ sở sản
xuất, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, lưu động, chú trọng những ngành nghề m i nhọn của địa phương, ĐTN phục vụ xuất khẩu lao động.
Cần quan tâm, có chính sách khuyến khích kịp thời đối với việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các chính sách thích hợp như cấp đất, miễn giảm thuế để phát triển các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, tư thục và đưa các cơ sở này vào hệ thống đào tạo chuẩn để góp phần tăng nhanh lực lượng lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
* Đối với các cơ sở dạy nghề:
Cần chủ động trong việc xác định đúng mục tiêu đào tạo của mình, thông qua việc tìm hiểu, dự báo thị trường lao động và nhu cầu của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần đầu tư và đẩy mạnh công tác cải tiến, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo và tăng cường trang bị những phương tiện giảng dạy hiện đại, hệ thống phòng thực hành và cơ sở thực tập tăng cường đội ng giáo viên cả về số lượng và chất lượng.
* Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh:
Cần chủ động tiếp cận với các cơ sở đào tạo nghề để kết hợp mở các khóa ĐTN theo nhu cầu của đơn vị. Như vậy sẽ tuyển được lao động một cách thuận lợi c ng như giảm chi phí trong khâu đào tạo lại sau khi tuyển dụng. Đồng thời để giảm bớt gánh nặng chi phí trong công tác đào tạo, Nhà nước cần tạo một môi trường c ng như thói quen và cách suy nghĩ sao cho mỗi lao động, mỗi cơ sở ĐTN phải có nhận thức đúng đắn hơn trong việc học nghề c ng như dạy nghề.
* Đối với lao động học nghề:
Cần nhận thức đúng đắn về học nghề, lựa chọn cho mình những ngành, nghề phù hợp với trình độ và nhận thức phải tìm hiểu nhu cầu đầu ra của ngành học. Bên cạnh đó lao động cần tìm hiểu thêm về thị trường lao động cả trong và ngoài nước để khi học xong có thể tìm được việc làm phù hợp.
Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích người lao động học nghề, ủng hộ những lao động có năng lực mở các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút những lao động đã được qua đào tạo.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đảng cộng sản Việt Nam , “Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI”, năm 2011.
[2] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2009.
[3] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, “Bộ Luật lao động”, năm 2012.
[4] Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lộc Bình thời kỳ 2011 - 2020, Lạng Sơn.
[5] Nguyễn Văn Đại, “Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn vùng Đồng bằng
sông Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Luận án Tiến Sỹ - Trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, năm 2012.
[6] Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Bình, Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Lộc Bình.
[7] Nguyễn Tiệp, “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa
trên địa bàn thành phố Hà Nội”, NXB Lao động xã hội, năm 2005.
[8] Mạc Văn Tiến, Đào tạo nghề với việc đảm bảo an sinh xã hội ở Việt nam, năm
2012.
[9] Nguyễn Đăng, Kinh nghiệm đào tạo nghề các nước, Truy cập tại:
http://www.molisa.gov.vn ngày cập nhật 15/8/2013
[10]. UBND huyện Lộc Bình, “Kết quả thực hiện uyết định số 1956/ Đ-TTg năm 2014 và sơ kết 5 năm 2010 – 2014, dự kiến năm 2015, kế hoạch giai đoạn 2016 – 2020”, năm 2014.
[11] UBND huyện Lộc Bình, “Sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU ngày 20/8/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo việc triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020", năm 2015.
[12]. UBND huyện Lộc Bình, “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020”, năm 2014.
[13]. Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Quyết định số 73/QĐ-UBND ngày 20/01/2011 về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, năm 2011.
[14]. Tổng cục dạy nghề, “định hướng nghề nghiệp và việc làm”, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, năm 2008.
[15]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009, năm 2009.