tham gia dạy nghề và dạy văn hóa nên luôn chủ động bố trí được giáo viên giảng dạy, có 09 giáo viên thỉnh giảng được đào tạo chuyên môn một số nghề nhất định nên chỉ đảm nhận tham gia giảng dạy được đối với các nhóm nghề như kỹ thuật ươm, gieo giống cây lâm nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm…mặt khác một số nghề theo nhu cầu người lao động như kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả, kỹ thuật sủa chữa máy nông nghiệp, kỹ thuật Thêu ren, kỹ thuật Mây tre đan, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nông nghiệp (khoai tây, rau sạch…), kỹ thuật nuôi cá nước ngọt… do chưa được bố trí giáo viên đúng chuyên môn nên Trung tâm phải hợp đồng thuê giáo viên ngoài thực hiện giảng dạy là chủ yếu.
2.4 Đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình Lộc Bình
2.4.1 h ng t quả đạt được
Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện sự phối hợp triển khai của các cơ quan chức năng từ huyện đến cơ sỏ, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ đặc biệt là từ khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều nội dung đã được thực hiện tốt, cụ thể:
Trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo: UBND huyện đã ban hành được hệ thống văn bản chỉ đạo, tạo được hành lang pháp lý làm cơ sở cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ đó tạo tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện đào tạo nghề ngày càng được đẩy mạnh. Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của tỉnh, từ năm 2010 Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành và chỉ đạo ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg từ huyện đến cơ sở, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, đồng thời có hướng dẫn, chỉ đạo các
cơ quan, ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn, các Cơ sở đào tạo nghề tổ chức phối hợp triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề như giao cho phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, tham mưu xây dựng Đề án đào tạo nghề, kế hoạch đào tạo nghề hàng năm kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức xã, tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, các cơ sở dạy nghề xây dựng kế hoạch tổ chức tuyển sinh và đào tạo nghề cho lao động nông thôn hàng năm tại các xã, thị trấn… cụ thể: Công văn số 247/BCĐ ngày 25/4/2011 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của huyện về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn cấp xã, thị trấn; Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 21/4/2011 của UBND huyện về đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng theo “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình đến năm 2020” Kế hoạch số 93a/KH-BCĐ ngày 17/8/2012 về việc kiểm tra công tác dạy nghề trên địa bàn huyện; Quyết định số 1514/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND huyên về việc kiện toàn Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 28/12/2012 của UBND huyện về việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn huyện; Các kế hoạch số 93/KH-BCĐ ngày 22/5/2013, kế hoạch số 48/KH-BCĐ ngày 12/3/2014 của BCĐ huyện về kế hoạch đào tạo nghề theo QĐ 1956/QĐ-TTg các năm 2013, 2014 trên địa bàn huyện…
Trong 5 năm (từ năm 2014 đến năm 2018) toàn huyện đã mở được 110 lớp đào tạo nghề cho 3.344 lao động nông thôn, 27 lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn cho 283 người góp phần nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện đến nay đạt 40%.
Công tác tuyên truyền được triển khai từ huyện đến các xã, thị trấn, thôn bản, tổ chức gần 500 buổi, hội nghị với 32.000 lượt người, Đài phát thanh truyền hình đã phát 106 chuyên mục, tin bài, phóng sự. Qua công tác tuyên truyền nhiều người lao động đã có nhận thức đúng hơn về công tác đào tạo nghề, học nghề đã trở thành nhu cầu thiết thực của nhiều người lao động. Số người lao động hàng năm đăng ký nhu cầu học nghề năm sau cao hơn năm trước. Nhiều mô hình hay, cách làm giỏi đã được nhân rộng, từng bước tạo thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
2.4.2 h ng tồn tại
Bên cạnh các kết quả đã đạt được trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, cụ thể là:
- Chính sách của Huyện về công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay. Chưa tìm ra được định hướng kế hoạch dạy nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua. Kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề còn ít, chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về dạy nghề, chưa có kinh phí đối ứng của địa phương.
- Mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Toàn huyện có 01 cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Đội ng giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, chưa huy động được đội ng chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo. Thậm trí đối với Trung tâm dạy nghề huyện chưa được bố trí đủ đội ng giáo viên cơ hữu cho các chuyên môn nghề do vậy đến nay chưa có khả năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nhiều loại hình học nghề đáp ứng theo nhu cầu của người lao động và của doanh nghiệp. Huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề tại p òng Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này.
Ngoài các tồn tại nêu trên còn có một số tồn tại khác: Việc phân luồng lao động theo nhu cầu học nghề, mở rộng hình thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát triển hiện nay của của địa phương. Việc tuyên truyền, nâng cao nhận đến từng người dân về vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với sự phát triển của xã hội chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết lao động tham gia học nghề đều có tâm lý lo ngại sau khi học nghề không tìm được việc làm đã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân và ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người có dự định học nghề. Hơn nữa, tư tưởng ăn xổi làm thuê không cần học nghề đã cản
trở không ít lao động nông thôn không muốn tham gia học nghề vì sợ lãng phí thời gian. Ý thức đối với học nghề của học viên còn chưa cao, tình trạng đi học không đầy đủ vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận thức được lợi ích của học nghề, nên chưa có tinh thần tự giác trong học tập.
2.4.3 guyên nhân gây ra tồn tại
- Nguyên nhân về chính sách:
+ Các cấp uỷ, chính quyền mặc dù quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng chưa thực sự đúng với vai trò quan trọng của công tác này. Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn chưa được thường xuyên.
+ Việc triển khai Đề án 1956 phải được lồng ghép, gắn kết chặt chẽ với các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ dạy nghề phải căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch lao động của địa phương theo ngành, lĩnh vực và cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là chính sách giải quyết việc làm, đất đai, tín dụng, phát triển thị trường hàng hóa…
+ Ảnh hưởng của tập quán sản xuất nhỏ lẻ, canh tác theo kinh nghiệm lâu đời tâm lý ít muốn thay đổi, ngại tiếp thu kiến thức mới, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa quan tâm đến lợi ích lâu dài ý thức tổ chức, tính kỷ luật còn thấp.
+ Công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề, hướng nghiệp phải đi trước một bước, cán bộ tuyên truyền phải am hiểu chính sách, nắm được thông tin về đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau học nghề để thông tin đầy đủ, kịp thời cho người lao động để người dân hiểu rõ, nhận thức đúng về dạy nghề trong việc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bản thân và gia đình thì họ mới tích cực tham gia học nghề.
- Nguyên nhân về cơ sở vật chất:
+ Số lượng cơ sở dạy nghề ít, chưa được tăng cường về chất lượng và đủ về số lượng. Ngoài ra việc huy động tất cả các loại hình cơ sở đào tạo tham gia dạy nghề cho lao
động nông thôn huy động những người sản xuất giỏi, thợ lành nghề, nghệ nhân tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn chưa được quan tâm.
+ Cơ sở vật chất của các trung tâm dạy nghề còn quá nghèo nàn biểu hiện ở cả 2 phương diện là cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giảng dạy. Hệ thống trường lớp thiếu thốn, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành thiếu nhiều, không đồng bộ, hiện đại, chưa cập được với công nghệ của DN.
- Nguyên nhân về chất lượng, số lượng đội ng cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề: + Đội ng giáo viên còn thiếu nghiêm trọng, nhiều giáo viên mới ra trường, thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đang trong thời kỳ học tập để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. Giáo viên chưa thật giỏi về lý thuyết, chưa thực sự tinh thông về thực hành. Cơ cấu chưa đồng đều các bộ môn, những nghề mang tính chất m i nhọn hầu như thiếu giáo viên cơ hữu chủ yếu là hợp đồng, đội ng giáo viên dạy thực hành của các trung tâm là hợp đồng, thuê, mượn. Vì thế, các trung tâm phải thay đổi đội ng này thường xuyên dẫn đến trách nhiệm của giáo viên chưa thật sự cao, gây tâm lý chán nản cho học sinh, gây khó khăn, bị động cho công tác điều hành và quản lý, cản trở việc thực hiện nền nếp và rèn luyện tính quy phạm của học sinh.
- Đào tạo nghề cần có qui mô về số lượng nhưng c ng phải chú trọng và đảm bảo được chất lượng đào tạo. Do vậy, kế hoạch dạy nghề phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (từ cấp xã) và nhu cầu cần lao động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Để dạy nghề có hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, của các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Các nguyên nhân khác:
+ Số đăng ký học nghề nhiều nhưng chưa tập trung vào nhóm nghề cơ bản, một số người đăng ký nghề học chưa phù hợp, chưa thiết thực với lao động nông thôn như các nghề: May và thiết kế thời trang, Chế biến Mây tre đan, Kỹ thuật đan nón lá xây dựng dân dụng… chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của thị trường lao đông và của doanh nghiệp.
+ Người lao động chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, nên chưa mặn mà và dành sự tập trung cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đa số người lao động chưa vượt qua những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề như: điều kiện giao thông khó khăn, thu nhập thấp…để tham gia học nghề.
+ Công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động dạy nghề chưa được thực hiện thường xuyên từ huyện đến xã, thị trấn.
Kết luận chương 2
Công tác đào tạo nghề những năm qua trên địa bàn huyện Lộc Bình đã được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Các cấp chính quyền đã được quan tâm, trú trọng, tạo mọi điều kiện cho lao động nông thôn được học nghề. Công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở đạt hiệu quả, tuyên truyền đến đông đảo người lao động nông thôn về các chính sách cho người học nghề. Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người dân được quan tâm. Công tác kiểm tra, giám sát được trú trọng.
Các lớp đào tạo nghề theo mô hình đã tạo sự chuyển biến mạnh trong nhận thức của lao động nông thôn đối với hoạt động dạy nghề, các lớp học được các giáo viên đầu ngành về chăn nuôi, trồng trọt, có kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và đáp ứng được toàn bộ những vướng mắc của học viên. Đồng thời việc dạy nghề theo mô hình đã kết hợp tốt giữa việc học lý thuyết và thực hành tay nghề tại chỗ, đặc biệt vật tư thực hành được đầu tư, trang bị đầy đủ, đảm bảo việc thực hành thành thạo các kỹ năng cho từng học viên của lớp học, qua đó tạo sự hấp dẫn thu hút các học viên tham gia lớp học. Để công tác đào nghề cho LĐNT được nâng cao, hoàn thiện, huyện Lộc Bình cần tiếp tục quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động, huy động sự tham gia, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đoàn thể đẩy mạnh phát triển đội ng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm nghề và Kỹ năng nghề cho đội ng giáo viên các cơ sở dạy nghề và bộ quản lý dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
CHƯƠNG 3 ĐỀ XU T MỘT S GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐÀO T O NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN T ÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH L NG SƠN
3.1 Định hướng phát triển của huyện Lộc Bình đến năm 2020
3.1.1 ịnh hư ng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề:
Phải thực sự coi ĐTN là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực, yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác ĐTN nhằm nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, ĐTN phải được tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý hơn cho thời kỳ CNH - HĐH và phải gắn với chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, địa phương…
* Xã hội hóa đào tạo nghề:
Thực hiện xã hội hóa ĐTN nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài huyện cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia ĐTN và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Người học nghề và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm “nhân dân và nhà nước cùng làm”.
Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong ĐTN, đáp ứng yêu cầu học nghề của