Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 75)

a. Cơ sở của giải pháp

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng và Nhà nước, của các cấp ngành và toàn thể xã hội, nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng yêu

cầu CNH, HĐH nông thôn. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua do công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được đánh giá là thiếu hiệu quả vì vậy chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác này sẽ thay đổi trong thời gian tới đây.

Chủ trương, quan điểm c ng như yêu cầu của Chính phủ là không tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT khi chưa dự báo được nơi làm việc và mức thu nhập của việc làm sau học nghề. Do đó, các cơ quan chịu trách nhiệm cần phải tập trung đánh giá đầy đủ công tác đào tạo nghề cho LĐNT trong thời gian qua, xem những gì là thế mạnh, thành công còn đâu là hạn chế để từ đó có những đề xuất nhằm cải tiến hoạt động đào tạo nghề trong giai đoạn tới.

Đối với huyện Lộc Bình, về chính sách của Huyện về công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu và tình hình thực tế hiện nay. Huyện chưa tìm ra được định hướng kế hoạch dạy nghề phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua. Kinh phí dành cho công tác đào tạo nghề còn ít, chủ yếu vẫn là nguồn kinh phí từ Chương t nh mục tiêu Quốc gia về dạy nghề, chưa có kinh phí đối ứng của địa phương. Vì vậy cần có ngay giải pháp về chính sách mới có thể giải quyết được các tồn tại, hạn chế trong thời gian vừa qua.

b)Mục tiêu của giải pháp

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về kiến thức và kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động, của Doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH của huyện Lộc Bình.

Góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề mới ở nông thôn. Cần đưa giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những chủ trương lớn của Đảng bộ và chính quyền nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp kinh tế của huyện. Mục tiêu phấn đấu mỗi năm đào tạo nghề cho trên 1.000 lao động với tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo nghề đạt trên 80%.

Đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài việc nâng cao chất lượng tay nghề, chuyên môn cho người lao động, đào tạo nghề còn góp phần nâng cao ý thức, tăng tính tổ chức kỷ luật. Đây là một điều kiện thuận lợi cho bộ phận nhân lực đã qua đào tạo khi ra nước ngoài lao động. Vì vậy, phát triển dạy nghề gắn với nhu cầu thị trường lao động, hòa nhập thị trường lao động quốc tế là góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước đưa kinh tế nước nhà lên một tầm cao mới. Xuất khẩu lao động phấn đầu mỗi năm đưa trên 150 lao động đi tham gia xuất khẩu.

Góp phần tăng sức cạnh tranh cho khu vực kinh tế nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đối với những lao động nông thôn được đào tạo, chắc chắn họ sẽ thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề nghề nghiệp, lao động. Từ đó có những bước cải tiến công việc c ng như quá trình sản xuất kinh doanh hiện tại. Nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn do các lao động có kiến thức và kỹ năng làm chủ đương nhiên sẽ có nhiều khả năng cạnh tranh hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế mạnh mẽ.

Đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông thôn còn góp phần vào việc đảm bảo an sinh xã hội. Trình độ dân trí thấp, cùng với việc sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ sẽ dẫn đến một bộ phận lao động nông thôn dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội : ma túy, cờ bạc, rượu chè... ảnh hưởng đến xã hội nói chung và gia đình, bản thân họ nói riêng. Vì vậy, nếu lao động nông thôn được qua đào tạo nghề một cách bài bản và khoa học sẽ giúp họ nâng cao tầm nhận thức của mình và mở ra cho họ cơ hội tìm kiếm việc làm mới nhằm nâng cao thu nhập, từ đó giúp cho đời sống kinh tế của họ được ổn định và phát triển hơn.

c)Nội dung của giải pháp

Các cấp Uỷ đảng cần cụ thể hoá các nội dung, quán triệt sâu rộng tới các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ đảng viên, đội ng giáo viên dạy nghề và các tầng lớp nhân dân ở địa phương về công tác đào tạo nghề để tổ chức thực hiện. Thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của cấp uỷ về công tác đào tạo nghề. Đưa nhiệm vụ ĐTN là nhiệm vụ quan trọng vào chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tập chung sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự chỉ đạo điều hành của HĐND, UBND các cấp, trong đó UBND các cấp có trách nhiệm triển khai thành các kế hoạch cụ thể, thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các ngành chức năng thực hiện các mục tiêu kế hoạch theo tiến độ và thời gian cụ thể. Đặc biệt quan tâm phát triển các cơ sở dạy nghề, bố trí đất đai, nguồn nhân lực cho xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề. Hoàn thiện các văn bản quản lý nhà nước về ĐTN trên địa bàn huyện thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề đúng quy định, quản lý việc cấp văn bằng chứng chỉ nghề nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghề phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác dạy nghề.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ĐTN, đặc biệt là công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch. Kiện toàn bộ máy quản lý công tác ĐTN cấp huyện và cấp xã, thị trấn, quan tâm bố trí cán bộ chuyên trách quản lý ĐTN cấp huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động ĐTN của các cơ sở dạy nghề, công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành một cách toàn diện từ khâu đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đến khâu tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, cấp phát bằng, chứng chỉ.

Cần tiếp tục duy trì các hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm từ Ngân hàng chính sách xã hội để hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động. Chính phủ bổ sung tăng lượng vốn vay ưu đãi qua Ngân hành chính sách xã hội dành cho LĐNT sau học nghề.

Tổ chức xây dựng và triển khai quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề huyện Lộc Bình thời kỳ 2019 - 2023 khuyến khích các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện thành lập các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện. Công tác quy hoạch phải đảm bảo hợp lý về số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô tuyển sinh và ngành nghề đào tạo của các cơ sở dạy nghề. Đảm bảo việc phân bổ hợp lý giữa khu vực trong huyện.

Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề cả về quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở hiện có. Bên cạnh đó khuyến khích các cơ sở đào tạo khác như Trung tâm khuyến công, khuyến nông,… trên địa bàn có đủ điều kiện tham gia dạy nghề.

d) Dự kiến kinh phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp * Dự kiến kinh phí:

Tổng kinh phí dự kiến cho giải pháp là 2 tỷ đồng/năm, trong đó: - Nguồn ngân sách Trung ương : 1.500.000.000 đồng.

- Ngân sách địa phương: 500.000.000 đồng. Cụ thể:

- Kinh phí cho hoạt động điều tra khảo sát: 150.000.000đồng - Kinh phí tuyên truyền: 200.000.000 đồng

- Kinh phí tổ chức các lớp dạy nghề hàng năm: 1.650.000.000 đồng * Hiệu quả khi thực hiện giải pháp:

Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Phấn đấu đến năm 2023 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm khoảng 95,6% và tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với nghề đào tạo đạt trên 80%. Quy hoạch và nâng cao chất lượng hệ thống dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề, trường cao đẳng nghề đủ năng lực đáp ứng mọi yêu cầu đào tạo của thị trường lao động.

ĐTN cho LĐNT nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động giúp họ có khả năng tự tạo và ổn định việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới.

Đa dạng hoá ngành nghề, trường lớp đào tạo, đảm bảo nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2018 đạt 44% và đến năm 2023 đạt trên 50%.

3.3.2 Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất, bổ sung trang thi t bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, h c tập

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các đơn vị là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học tại các đơn vị dạy nghề công lập. Chất lượng của cơ sở vật chất gắn chặt với chất lượng đào tạo, vì thế việc đầu tư, hiện đại hóa cơ sở vật chất là đòi hỏi cần thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của thực tế trong tình hình mới. Nếu cơ sở dạy nghề có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện, máy móc, hệ thống giáo trình… phục vụ cho hoạt động đào tạo nghề thì chất lượng lao động được đào tạo tại cơ sở đó sẽ được đảm bảo và nâng cao.

Các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện Lộc Bình đã được đầu tư cơ sở vật chất theo Quyết định 1956/QĐ-TTg. Tuy nhiên với mạng lưới các cơ sở đào tạo, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân bổ chưa hợp lí, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Toàn huyện chỉ có 01 cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế hiện nay. Việc ký kết các hợp đồng đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Với định hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, huyện cần tập chung đào tạo các nghề chiến lược là cơ khí, điện, điện tử, hàn, trồng rừng, trồng nấm…, trang thiết bị, phương tiện máy móc cần tập đầu tư mới, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.

b) Mục tiêu của giải pháp

Xây dựng và hoàn chỉnh các hạng mục các công trình của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn huyện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để đáp ứng cho hoạt động dạy nghề.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và của người lao động.

Tăng cường máy móc, trang thiết bị phục vụ cho các nghề chiến lược của huyện trong những năm tới đây. Đảm bảo có đủ trang thiết bị giảng dạy cho tất cả các nghề được đào tạo.

Huyện cần có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, tăng cường đầu tư kinh phí, đảm bảo các điều kiện vật chất theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ. …đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khai thác mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế cùng tham gia đào tạo nghề tiếp tục đầu tư các trường dạy nghề trọng điểm để đào tạo nguồn lao động có trình độ tay nghề cao, đáp ứng nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế m i nhọn, công nghệ cao khuyến khích các cơ sở dạy nghề có đủ điều kiện nâng cấp lên trường đào tạo có trình độ cao hơn thu hút các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia đào tạo nghề. Có chính sách khuyến khích thích hợp và ưu đãi hơn đối với đào tạo nghề cho nông dân như cấp đất làm trường, miễn giảm thuế cùng với nhiều ưu đãi khác về phát triển cơ sở đào tạo nghề ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị, đảm bảo lợi ích cho họ khi đầu tư ở khu vực nông thôn. Phấn đấu năm 2019 có từ 75-80% học viên được hỗ trợ từ các chính sách ưu đãi sau đào tạo.

Tranh thủ sự đầu tư của Trung ương trên cơ sở dự án “Tăng cường năng lực đào tạo nghề” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia Giáo dục và đào tạo. Đồng thời hàng năm dành một phần kinh phí của tỉnh để hỗ trợ cơ sở dạy nghề công lập đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.

d) Dự kiến kinh phí và hiệu quả khi thực hiện giải pháp * Dự kiến kinh phí:

- Kinh phí xây dựng nhà, xưởng thực hành, lớp học 8 tỷ đồng.

- Kinh phí bổ sung trang thiết bị theo lộ trình mỗi năm 700.000.000 đồng.

- Kinh phí trang bị các phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập cho lao động nông thôn: 300.000.000 đồng

* Hiệu quả thực hiện:

- Trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo đào tạo được tất cả các ngành nghề đào tạo đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài tỉnh.

- Trang thiết bị đủ khả năng liên kết đào tạo các ngành, nghề có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đặc biệt là các khu công nghiệp ở các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh.

3.3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng, số lượng đội ng cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề đào tạo nghề

a) Cơ sở của giải pháp

Dạy nghề cho lao động nông thôn đã đề xuất những nhiệm vụ khá cụ thể cho đầu tư phát triển đội ng cán bộ và giáo viên dạy nghề. Giáo viên là nhân tố trực tiếp, quyết định đến chất lượng đào tạo nghề, việc xây dựng đội ng giáo viên dạy nghề là quá trình liên tục, là nhiệm vụ trọng tâm và phải được tiến hành thường xuyên. Đối với huyện Lộc Bình đội ng giáo viên ký kết các hợp đồng giảng dạy vừa thiếu, vừa yếu, chưa huy động được đội ng chuyên gia nông nghiệp, nghệ nhân và các hội nghề nghiệp tham gia quá trình đào tạo. Thậm trí đối với Trung tâm dạy nghề huyện chưa được bố trí đủ đội ng giáo viên cơ hữu cho các chuyên môn nghề do vậy đến nay chưa có khả năng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ dạy nhiều loại hình học nghề đáp ứng theo nhu cầu của người lao động và của doanh nghiệp. Huyện chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi về dạy nghề tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay chỉ có 01 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này. Vì vậy cần nâng cao cả về chất lượng, số lượng đội ng cán bộ quản lý, giáo viên đào tạo nghề của huyện.Những nhiệm vụ đó cần được triển khai nghiêm túc ở huyện Lộc Bình.

b) Mục tiêu của giải pháp

- Về phát triển đội ng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)