3.1.1 ịnh hư ng đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Nâng cao nhận thức về công tác đào tạo nghề:
Phải thực sự coi ĐTN là một nhiệm vụ trọng tâm trong việc phát triển nguồn nhân lực, yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Mặt khác ĐTN nhằm nâng cao dân trí cho một bộ phận dân cư, ĐTN phải được tăng nhanh cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và tạo ra cơ cấu lao động hợp lý hơn cho thời kỳ CNH - HĐH và phải gắn với chiến lược phát triển của kinh tế - xã hội đất nước trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, địa phương…
* Xã hội hóa đào tạo nghề:
Thực hiện xã hội hóa ĐTN nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài huyện cho các hoạt động đào tạo nghề. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia ĐTN và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Người học nghề và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm “nhân dân và nhà nước cùng làm”.
Bên cạnh việc thực hiện công bằng xã hội trong ĐTN, đáp ứng yêu cầu học nghề của lao động cần đầu tư có trọng điểm để tạo nên một bộ phận ĐTN chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ng công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tham gia cạnh tranh thị trường lao động trong nước.
* Đào tạo gắn với sử dụng:
Các cấp chính quyền huyện Lộc Bình cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển nhiều loại hình doanh nghiệp. Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư và phát triển, đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn, đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại. Đồng thời căn cứ vào nhu cầu về số lượng, cơ cấu nghề, cơ cấu trình độ nhân lực, Ủy ban
nhân dân huyện có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kết hợp tốt giữa đào tạo và sử dụng, giữa lao động và DN, giữa cơ sở đào tạo và các DN tránh tình trạng “chảy máu chất xám”.
* Tăng cường ngân sách cho đào tạo:
Cần đầu tư tăng ngân sách cho ĐTN đồng thời có chính sách, cơ chế hợp lý, đẩy mạnh xã hội hóa để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nguồn ngân sách của huyện tập trung đầu tư cho các cơ sở ĐTN cho lao động ở nông thôn.
3.1.2 Phương hư ng, mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông huyện Lộc Bình
3.1.2.1 Định hướng phát triển kinh tế huyện Lộc Bình
Thúc đẩy phát triển sản xuất của các ngành Nông - lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện. Khai thác mọi tiềm năng sẵn có về đất đai, tài nguyên, lao động và lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý. Đồng thời vận dụng các cơ chế chính sách phù hợp để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân. Tổ chức và thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để tìm thị trường hàng hoá và thị trường vốn cho phát triển sản xuất. Khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất theo hướng tập trung có quy mô lớn, sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao, cụ thể như sau: [12]
* Về sản xuất nông - lâm nghiệp:
Ưu tiên đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, sản xuất hàng hóa và dịch vụ sản xuất nông nghiệp. Duy trì phát triển sản xuất hàng hóa tập trung như vùng na, vùng nguyên liệu thuốc lá, vùng trồng măng, muồng... và tăng cường các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chính sách khuyến nông, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả.
lâm nghiệp, gắn quy hoạch sản xuất với bố trí lại dân cư hợp lý. Chú trọng thực hiện chương trình trồng rừng kinh tế, nâng cao chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, phát triển mạnh việc trồng mới và khai thác bền vững rừng sản xuất. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu bằng việc huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong xây dựng nông thôn mới và ưu tiên phát triển nguồn nhân lực nông thôn phát triển giao thông nông thôn và thủy lợi….
Tiềm năng đất đai của huyện Lộc Bình còn rất lớn. Lộc Bình có diện tích đất lâm nghiệp trên 80 nghìn ha, trong đó đất rừng là 58 nghìn ha chiếm gần 73%, diện tích đất chưa có rừng còn nhiều, khoảng 27% tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện, trong đó: đất chưa có rừng sản xuất là 17.738,23 ha đất chưa có rừng phòng hộ là 3.921,7 ha. Diện tích đất nông nghiệp chưa sử dụng là 2.238,28 ha chiếm 2,27% diện tích đất tuwh nhiên của huyện. Đặc điểm thổ nhưỡng của huyện chủ yếu là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất thung l ng do sản phẩm dốc tụ. Do đặc điểm đất và địa hình có sự phân hóa rõ rệt đã mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, có điều kiện trồng cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.
Hơn nữa, điều kiện thổ nhưỡng của Lộc Bình rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng như lúa, ngô, thuốc lá, đậu đỗ, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và các loại cây lâm sản, cây keo làm nguyên liệu sản xuất giấy. Vì vậy, hướng phát triển của ngành nông - lâm nghiệp Lộc Bình là khai thác thế mạnh, tiềm năng về kinh tế đồi rừng, tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh, các cây lâm nghiệp cho nguyên liệu giấy.
*Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng:
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở vùng tập trung đông dân như thị trấn, trung tâm cụm xã, vùng có nguồn nguyên liệu tại chỗ. Khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi, kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư sản xuất, kinh doanh
phát triển các khu vực tập trung sản xuất công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là cụm công nghiệp Na Dương. Khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của vùng để phát triển đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa công nghiệp.
Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cần gắn với phát triển thương mại, dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Đẩy mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư xây dựng cụm Công nghiệp của huyện, hình thành vùng sản xuất công nghiệp tập trung để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Duy trì phát triển sản xuất các mặt hàng truyền thống về sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản mà huyện có lợi thế cạnh tranh. Củng cố và khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp.
Thu hút và quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Thực hiện tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế, giao thông, thủy lợi và các công trình, dự án phúc lợi công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Tổ chức quản lý tốt các dự án đầu tư thuộc chương trình quốc gia, dự án thuộc nguồn vốn tỉnh phân cấp cho huyện và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn tự có tại địa phương, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn vốn đóng góp của dân cư và vốn tài trợ quốc tế. Thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách và Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cao chất lượng các công trình với giá thành hợp lý. Nâng cao trình độ quản lý các dự án đầu tư, trình độ lực lượng cán bộ làm công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, gắn trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước của các phòng ban chuyên môn ở cấp huyện với quy trình đầu tư các dự án, tránh tình trạng chồng chéo. Tổ chức tốt công tác phân cấp đầu tư cho các xã và cơ sở đối với một số dự án có quy mô nhỏ. Đổi mới phương pháp phân bổ, giao chỉ tiêu vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn cấp huyện quản lý, đảm bảo tính công khai, dân chủ. Thực hiện nghiêm túc quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư và phê duyệt quyết toán công trình, quan tâm công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình đã hoàn thành sau đầu tư, tránh lãng phí và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những thế mạnh, tạo nền tảng thúc đẩy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển thành ngành công nghiệp m i nhọn, đó là nguồn than đá lớn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất xi măng, và cung cấp đủ nguồn than cho sản xuất điện của nhà máy nhiệt điện Na Dương. Năm 2018 sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục duy trì phát triển, ước theo giá thực tế được 366.811,5 triệu đồng theo giá cố định được 212.394,75 triệu đồng, tăng 16,8%. Sản lượng một số sản phẩm chủ yếu tăng khá so với cùng kỳ, như: Điện sản xuất tăng 8%, điện thương phẩm tăng 7,5% than sạch tăng 15,6% xi măng tăng 14,2% gạch các loại tăng 13,5%; ván bóc tăng 21,4%... Với tiềm năng hiện có, sản xuất vật liệu xây dựng đang là hướng ưu tiến phát triển của ngành công nghiệp Lộc Bình.
Sản phẩm nông – lâm nghiệp phong phú, đa dạng là cơ sở cho Lộc Bình đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Tiềm năng lớn này đang được gợi mở với nhiều dự án kêu gọi đầu tư. Những dự án này sẽ là điểm đột phá trong phát triển công nghiệp, đồng thời thúc đẩy phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
*Thương mại, dịch vụ và du lịch:
Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành thương mại và dịch vụ trên địa bàn. Tăng nhanh khối lượng hàng hoá bán buôn và bản lẻ phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, tìm thị trường cho nông sản hàng hoá trong nước và nước ngoài để tiêu thụ các sản phẩm như: na, gỗ rừng trồng và các loại sản phẩm khác mà địa phương có thế mạnh. Củng cố và thành lập mới các hợp tác xã hoặc tổ hợp tác thương mại và dịch vụ trên địa bàn để tổ chức lưu thông hàng hoá và thu mua nông sản cho nông dân. Tăng cường đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo nâng cấp hệ thống chợ nông thôn, chợ đầu mối, tạo cơ sở vật chất cho phát triển thương mại. Có chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn và từng bước đổi mới các hoạt động dịch vụ về tín dụng, tiền tệ và bảo hiểm.
giao lưu phát triển kinh tế, thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn huyện.
Các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn hoạt động tốt, đảm bảo cung ứng đủ hàng hoá cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của nhân dân. Các mặt hàng thuộc nhóm nhà nước trợ giá, trợ cước được cung ứng kịp thời và đúng đối tượng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ được 3.556 tỷ đồng, đạt 127%KH. Các hoạt động dịch vụ ăn - nghỉ, du lịch, lễ hội, tâm linh tiếp tục phát triển tích cực thu hút được một lượng khá lớn du khách tới thăm quan, hành hương.
Lộc Bình có nhiều tiềm năng du lịch, dãy núi Mẫu Sơn với độ cao 1.530m có cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ rất phù hợp cho việc phát triển ngành du lịch sinh thái, nghỉ mát. Khu du lịch Mẫu Sơn nằm trên một đỉnh núi thuộc dãy núi Mẫu Sơn: đỉnh Pá Sắn cao 1.172m, cách đường Quốc lộ 4B 14 km (thời Pháp gọi là đồn 14), cách thành phố Lạng Sơn 28 km, cách thị trấn Lộc Bình 22 km. Người Pháp phát hiện và xây dựng khu này thành nơi nghỉ mát từ năm 1925, sau này nơi này được ví như “Sa Pa thứ hai của Việt Nam”. Khu du lịch Mẫu Sơn đã được tỉnh đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2000. Gần Khu du lịch, trên đỉnh cao 1.190m có một khu đền cổ mới phát hiện khảo sát từ năm 2003 có thể khai thác thành một điểm du lịch văn hoá. Ngoài ra còn nhiều thác, suối, hồ đập đẹp có thể đầu tư xây dựng thành một quần thể du lịch.
3.1.2.2 Phương hướng, mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình
Trong những năm đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH, nhu cầu đào tạo cho lao động nông thôn không chỉ tăng về số lượng, mà còn yêu cầu cao về chất lượng. Căn cứ vào thực trạng của nguồn lao động nông thôn của tỉnh, ĐTN cho LĐNT huyện Lộc Bình cần tập trung theo các phương hướng sau:
- Tập trung đào tạo cho lao động trẻ, lao động ở các địa bàn có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cao.
- Phát huy vai trò của các cơ sở đào tạo nghề (các Trung tâm dạy nghề…). Từng bước nâng cao hiệu quả đào tạo nghề của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh,
các hộ làm nghề truyền thống…
- Đổi mới nội dung đào tạo nghề cho phù hợp với đối tượng, phương thức đào tạo đáp ứng được yêu cầu chất lượng nguồn lao động cho quá trình CNH - HĐH của tỉnh. Đồng thời nội dung đào tạo phải đa dạng, phù hợp với đặc điểm ngành nghề của địa phương. Nội dung đào tạo cần hài hòa giữa lý thuyết và thực hành đảm bảo học viên khi ra trường có đủ kiến thức, kỹ năng nghề bắt nhịp với cuộc sống và không bị đào thải.
- Chú trọng bồi dưỡng đội ng giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở đào tạo nghề. Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở vật chất nhằm đáp ứng yêu cầu dạy nghề trong tình hình mới. [11]
3.1.2.3 Mục tiêu đào tạo nghề cho lao động nông thôn
* Mục tiêu tổng quát:
- ĐTN cho LĐNT nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người lao động giúp họ có khả năng tự tạo và ổn định việc làm, tăng thu nhập góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn gắn với việc xây dựng nông thôn mới.
- Đa dạng hoá ngành nghề, trường lớp đào tạo, đảm bảo nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến năm 2018 đạt 44% và đến năm 2023 đạt trên 50%.
- Đưa nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về