Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 45)

huyện Lộc Bình

2.2.1 ường lối, chủ trương, chính sách của ảng và hà nư c về phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Những đường lối và chủ trương, chính sách của Đảng nếu đúng và phù hợp sẽ là điều kiện rất thuận lợi để phát triển công tác đào tạo nghề.

Nghị quyết số 26/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (gọi là Nghị quyết Tam nông) ra đời ngày 5/8/2008, đã xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Theo đó, vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về "Chương trình hành

động của Chính phủ", trong đó có nêu mục tiêu: "Tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở nông thôn, chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, giải quyết việc làm nhằm nâng cao thu nhập một bước cho người nông dân". Bên cạnh đó,

ngày 31/8/2012 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 1201/2012/QĐ-TTg về phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm và Dạy nghề giai đoạn 2012-

2015”. Mục tiêu của Chương trình nêu rõ: “Hỗ trợ phát triển đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng cường xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế nhất là ở khu vực nông thôn giai đoạn 2012-2015”. Có thể nói, đây là những căn cứ pháp lý quan trọng, đẩy mạnh

phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2 Tốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu inh t

Đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, sự phát triển của công tác đào tạo nghề chịu ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, kinh tế càng phát triển càng yêu cầu những con người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Xã hội phát triển cần

con người phải có việc làm và thu nhập ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống. Do vậy, kéo theo sự phát triển của công tác đào tạo nghề, đặc biệt đối với lao động nông thôn.

Kinh tế Lộc Bình năm 2018 vẫn duy trì tăng trưởng, nhưng thấp hơn kế hoạch và mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch về cơ cấu lao động. Số doanh nghiệp thành lập mới luôn có xu hướng tăng nhanh chóng đòi hỏi một lượng lớn lao động phục vụ. Sự chuyển dịch này đòi hỏi phải đào tạo nghề cho người lao động đang hoạt động trong những lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ mới đáp ứng được yêu cầu của công việc. Điều này sẽ thúc đẩy công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phát triển mạnh.

2.2.3 Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề

Thái độ xã hội về nghề và công tác đào tạo nghề có ảnh hưởng rất lớn tới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi lẽ, toàn xã hội phải nhận thức đúng đắn ý nghĩa của công tác đào tạo nghề đối với việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Hơn nữa, bản thân người lao động cần nhận thức tầm quan trọng của đào tạo nghề, vừa là cơ hội, quyền lợi của bản thân và trách nhiệm đối với xã hội, xác định nhu cầu học nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống…Có thể nói, yếu tố này ảnh hưởng lớn tới cả quy mô và chất lượng đào tạo nghề.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban chấp hành Trung ương khóa X của Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp,nông thôn và nông dân (tam nông) là cơ sở để ổn định chính trị đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình hành động cụ thể, được nhiều tầng lớp nhân dân, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón nhận. Nhiều chương trình, đề án, chính sách, nhất là các chương trình, đề án, chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, trong đó có đào tạo nghề cho nông dân sau khi ban hành đã được triển khai và đi vào cuộc sống. Vì vậy, việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn là hết sức cần thiết, cấp bách.

Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong xã hội xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề con người là vấn đề chủ chốt cần được quan tâm hàng đầu. Một trong những công tác cốt yếu để hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa đó chính là đào tạo nghề cho lao động lao động nông thôn.

2.3 Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lộc Bình

2.3.1 Thực trạng công tác hảo sát nhu cầu h c nghề và công tác tuyển sinh

Theo dự báo dân số, cung cầu lao động của huyện thì dân số trên địa bàn huyện Lộc Bình năm 2018 là 87.929 người, mật độ dân số 88 người/km2, năm 2023 dự kiến khoảng 93.702 người, do đó nhu cầu việc làm sẽ tăng lên. Nhìn chung trong giai đoạn đến năm 2023, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khoảng 60%, do vậy đào tạo nghề và tạo việc làm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của huyện trong thời gian tới.

Bảng 2.1 Dự báo dân số, quy mô tạo việc làm, tỷ lệ LĐNT qua đào tạo

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014- 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

1 Dân số trung bình người 87.929 89.028 90.096 91.222 92.317 93.702

2 Tỷ lệ tăng dân số % 1.3 1.25 1.20 1.25 1.20 1.15

3 Số lao động được tạo việc làm người 1.733 1.600 1.700 1.800 1.900 2.000

4

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế

% 40 44 48 52 56 60

Nguồn: Kế hoạch của Ủy ban nhân dân huyện Lộc Bình

Từ Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số đến năm 2023 khoảng 93.702 người. Số lao động thanh niên cần được tạo việc làm đến năm 2023 khoảng 2.000 người. Giảm tỷ lệ tăng dân số xuống 1,15%, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 60%.

Như vậy trước hết, phải hiểu, xác định nhu cầu đào tạo là quá trình thu thập thông tin và phân tích thông tin, để làm rõ hơn khoảng cách giữa những kiến thức và kỹ năng lao động hiện có so với mục tiêu cần đạt đến. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để đáp ứng được yêu cầu đa dạng của thị

trường c ng như đảm bảo hiệu quả sau đào tạo nghề trong việc giải quyết việc làm và tự tạo việc làm đối với lao động nông thôn, cần thiết phải xác định nhu cầu đào tạo. Để có thể xác định được nhu cầu đào tạo, một biện pháp phổ biến thường được sử dụng đó là điều tra khảo sát trên các đối tượng có liên quan. Mà cụ thể trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ta cần khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, nhu cầu học nghề của người lao động tại địa phương.

Đồng thời, c ng cần quan tâm tới các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, đó là yếu tố:

- Định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Các xu thế phát triển của thị trường lao động địa phương, các ngành nghề đang có tiềm năng phát triển trong tương lai.

- Thế mạnh của địa phương so với các địa phương khác về một ngành nghề, hay một sản phẩm đặc trưng.

- Các ngành nghề truyền thống hiện có tại địa phương.

Nhìn chung lại, xác định nhu cầu đào tạo là một công tác hết sức cần thiết để địa phương, c ng như cơ sở đào tạo nghề định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Đồng thời có những thông tin cần thiết về nhu cầu học nghề của lao động địa phương về ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo,… để lập kế hoạch đào tạo phù hợp.

Thực trạng tình hình lao động trên địa bàn huyện và công tác tuyển sinh: Với một lực lượng lao động khá dồi dào đặc biệt là lao động nông thôn chiếm phần đa, đại đa số là lao động trong nông - lâm nghiệp (thể hiện trong bảng 2.2). Do vậy, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đối với các ngành nghề mới và các dự án chuyển giao công nghệ là một chủ trương lớn. Trong những năm gần đây đã có nhiều chương trình của Đảng và Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho đào tạo nghề đối với lao động khu vực nông thôn, Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. Trên cơ sở đó hàng năm huyện đã phối hợp với các trung

tâm dạy nghề của tỉnh, mở các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với các ngành nghề chính: Chăn nuôi, trồng trọt, cơ khí,... giai đoạn 2014-2018 bình quân mỗi năm mở từ 18-25 lớp nghề ngắn hạn với số lượng lao động tham gia gần 669 người [4], những năm gần đây huyện đã thành lập trung tâm dạy nghề được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo nguồn vốn của tỉnh, đã góp phần vào việc nâng cao trình độ tay nghề cho lao động nông thôn, tạo được cơ hội việc làm cho lao động đã qua đào tạo, tăng thu nhập,... trong năm 2017-2018 tuyển sinh 25 lớp với số lao động tham gia 753 người [6].

Bảng 2.2 Tình hình lao động trên địa bàn huyện Lộc Bình

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số

Lao động trong độ tuổi Lao động theo ngành nghề

Thành thị Nông thôn Lao động NLN Lao động CN-XD Lao động dịch vụ 2014 50.100 22.079 28.021 31.688 9.123 9.289 2015 50.752 22.566 28.186 32.101 9.242 9.409 2016 51.412 22.957 28.455 32.518 9.362 9.532 2017 52.081 23.452 28.629 32.941 9.484 9.656 2018 52.757 23.650 29.107 32.969 9.907 9.881

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2014 đến năm 2018.

Từ Bảng 2.2 cho thấy, tình hình lao động tại nông thôn có xu hướng giảm từ 55,93% năm 2014 xuống 55,17% vào năm 2018. Tỉ lệ lao động theo ngành nghề nông lâm nghiệp vẫn chiếm phần đa và không có sự biến động nhiều ( năm 2014 chiếm 63,25% và năm 2018 là 62,49%).

Trong những năm gần đây, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành thị và nông thôn và tỉ lệ lao động trong các ngành nghề CN-XD và dịch vụ ngày càng tăng. Yêu cầu đào tạo để chuyển đổi ngành nghề của bộ phận lao động trong lĩnh vực nông- lâm nghiệp ngày càng tăng.

2.3.2 Thực trạng công tác xây dựng hoạch đào tạo

Lập kế hoạch là quá trình xác lập mục tiêu, thời gian, biện pháp, dự báo trước và quyết định phương thức để thực hiện mục tiêu đó. Nói cách khác lập kế hoạch là xác định trước xem phải làm gì, làm như thế nào, khi nào làm và ai làm. Căn cứ thực trạng ban đầu và căn cứ vào mục tiêu cần phải hướng tới để cụ thể hoá bằng những nhiệm vụ cử

tổ chức trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Từ đó tìm ra con đường, biện pháp đạt được mục tiêu.

Bảng 2.3 Dự báo về nhu cầu đào tạo nghề và tạo việc làm cho LĐNT trên địa bàn huyện TT Năm Giải quyết việc làm, tạo việc làm mới Đào tạo nghề cho LĐNT Số LĐ tại các DN trong nước (người) Số tham gia XKLĐ (người) Tỷ lệ LĐ qua đào tạo (%) Ghi chú Số lớp người Số 2 2014 2.064 23 733 5.300 114 31 3 2015 1.650 18 450 1.585 65 33,2 4 2016 1.600 22 680 1.020 57 35 5 2017 1.500 22 728 1.250 132 38 6 2018 1.550 25 753 1.250 130 40 7 KH 2019 -2023 1.900 25 750 1.250 130 60

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Lộc Bình

Vậy có thể hiểu, xây dựng kế hoạch đào tạo là xác định các mục tiêu, thời gian, biện pháp, cách thức thực hiện và nhân sự thực hiện công tác đào tạo nghề để đạt được mục tiêu đã đề ra. Dựa trên nhu cầu đào tạo nghề, cần xác định mục tiêu đào tạo nghề và các yếu tố cần thiết để đảm bảo người lao động sau khi được đào tạo sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Những yếu tố đảm bảo được vấn đề trên chính là số lượng đào tạo, ngành nghề đào tạo, đối tượng đào tạo, thời gian đào tạo và trình độ đào tạo của người lao động.

Xây dựng kế hoạch đào tạo có nhiều loại, nhưng ta có thể chia ra làm 2 loại chính: - Kế hoạch vĩ mô, là loại kế hoạch mang tính định hướng, tổng quát, loại kế hoạch này thường do cơ quan quản lý nhà nước tiến hành xây dựng.

- Kế hoạch vi mô, là loại kế hoạch mang tính cụ thể, chi tiết, loại kế hoạch này thường do các cơ sở lên kế hoạch để thực hiện.

Các cơ quan quản lý của Nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo dựa vào các yếu tố về mặt mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, khả năng đầu tư của ngân sách trong từng kì thực hiện. Từ đó sẽ có thể đưa ra những chỉ đạo phù hợp cho các cơ sở đào tạo lập kế hoạch đào tạo cụ thể.

Các cơ sở đào tạo dựa trên các yếu tố về nhu cầu đào tạo đã khảo sát được, cùng với các điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, đội ng giảng viên giáo

viên sẽ lập kế hoạch chi tiết về tính khả thi của từng lớp học. Bước này cần có sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, c ng như sự chuẩn bị kĩ lưỡng cả cơ sở đào tạo nghề.

2.3.3 Thực trạng công tác xây dựng chương trình đào tạo nghề

Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô hay vi mô thì đều có 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học: mục tiêu dạy học của chương trình, nội dung dạy học, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học quy trình kế hoạch triển khai đánh giá kết quả.

Tùy vào tình hình thực tế, nhu cầu đào tạo nghề, xác định mục tiêu cụ thể của từng chương trình dạy nghề.

Để xác định nội dung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các cấp chính quyền địa phương phải lập được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, trên cơ sở đó sẽ xác định được nội dung đào tạo. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm đào tạo theo kế hoạch của địa phương, khi đó có thể đảm bảo được quá trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với mục tiêu sử dụng. Nguyên tắc cơ bản cho việc xác định nội dung đào tạo: Tại mỗi vùng, cơ cấu ngành nghề và trình độ dân trí khác nhau nên cần xác định cụ thể nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn tại từng vùng. Trong mỗi chương trình nên chia ra nhiều học phần khác nhau, lao động nông thôn có thể lựa chọn theo học toàn chương trình hoặc học từng phần riêng biệt, khi học xong cần cấp chứng chỉ về nghề nghiệp cho lao động nông thôn.

Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)