Đánh giá tuyển dụng nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển đông thịnh phát (Trang 32 - 34)

1.2 Nội dung công tác tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.5 Đánh giá tuyển dụng nhân lực

Đánh giá tuyển dụng nhân lực được hiểu là quá trình thu thập và xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả tuyển dụng theo các mục tiêu tuyển dụng nhân lực đã đề ra của doanh nghiệp, từ đó có các hành động điều chỉnh thích hợp.

Để đánh giá tuyển dụng nhân lực, cần thu thập thông tin phản hồi của đối tượng qua các câu hỏi riêng hoặc thảo luận nhóm. Mọi bước trong quá trính tuyển chọn đều quan trọng, nhưng bước quan trọng nhất vẫn là ra quyết định tuyển chọn hoặc loại bỏ ứng viên. Để nâng cao mức độ chính xác của các quyết định tuyển chọn, cần xem xét một cách hệ thống các thông tin về ứng viên, phát triển bản tóm tắt ứng viên.

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng cần thu thập các thông tin sau:

- Số lượng cà chất lượng các hồ sơ xin tuyển.

- Chi phí cho các hoạt động tuyển dụng và chi phí cho một lần tuyển. Chi phí này bao gồm tất cả các khoản liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuê dịch vụ tuyển, quảng cáo.

- Kết quả thực hiện công việc của các nhân viên mới tuyển.

- Số lượng nhân viên mới bỏ việc.

Đánh giá tuyển dụng nhân lực thường ba giai đoạn chính: đầu tiên là xác định các chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng tức là xác định các mục tiêu cần đạt và mức độ cần đạt, thứ hai là đo lường kết quả tuyển dụng để từ đó so sánh kết quả đo lường được với các chỉ tiêu đã xác định, phát hiện các sai lệch và cuối cùng là thực hiện các hoạt động điều chỉnh để đảm bảo cho kết quả đạt được như mục tiêu tuyển dụng đã xác định hoặc rút kinh nghiệm cho các lần tuyển dụng kế tiếp. Để đo lường hiệu quả của hoạt động và ngân sách tuyển dụng, các doanh nghiệp thường áp dụng các chỉ tiêu đánh giá kết quả tuyển dụng như sau:

- Tỷ lệ tuyển dụng thành công trên số hồ sơ ứng viên: chỉ số này đo lường chất lượng của các hồ sơ, được tính bằng tỷ lệ giữa số người tuyển dụng được trên tổng số hồ sơ ứng viên. Hiện nay, số hồ sơ không phù hợp về nội dung cũng như thời hạn rất

nhiều. Điều này làm cho các doanh nghiệp mất nhiều thời gian để sàng lọc, hẹn gặp mà tỷ lệ tuyển dụng thành công rất thấp.

- Thời gian tuyển dụng bình quân: Chỉ số này đo lường lượng thời gian kéo dài để tuyển dụng thành công một nhân viên, được tính bằng số ngày tính từ lúc nhu cầu tuyển dụng được duyệt đến khi bổ nhiệm nhân viên mới. Thời gian một vài tháng may ra mới tuyển được người là điều hết sức bình thường ở các doanh nghiệp hiện nay dù phải trả nhiều tiền cho tin tuyển dụng và hơn nữa là thời gian và nỗ lực làm việc miệt mài của các chuyên viên tuyển dụng. Cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ, kế hoạch nhân sự bị đổ bể là điều khó tránh khỏi.

- Chi phí cho mỗi hồ sơ ứng viên: chỉ số này đo lường giá phải trả cho mỗi cơ hội tuyển dụng, được tính bằng tổng chi phí quảng cáo, tìm kiếm, đăng tin tuyển dụng chia cho số hồ sơ ứng viên phù hợp và có chất lượng để sẵn sàng tuyển dụng.

- Chi phí tuyển dụng bình quân nhân viên mới: Chỉ số này đo lường chi phí bình quân phải trả cho việc tuyển dụng mỗi nhân viên mới, được tính bằng ngân sách tuyển dụng (bao gồm cả tiền lương cho nhân viên nhân sự) chi cho số nhân viên mới vào làm việc trong cùng kỳ. Chỉ số này cũng được phân bổ ngân sách và tính toán chi tiết cho từng kênh tuyển dụng để đánh giá hiệu quả của từng kênh. Thời gian tuyển dụng kéo dài, chi phí đăng tuyển và dịch vụ Head hunting tốn kém tất yếu sẽ làm tổng chi phí tuyển dụng mỗi nhân viên, dù là công việc phổ biến cũng sẽ trở nên tốn kém và đắt đỏ vô cùng. Trong xu hướng hiện nay, để tiết kiệm chi phí, nhiều nhà tuyển dụng đã đành phải tự mò mẫm tìm kiếm trên internet và qua các mối quan hệ. Việc này mất rất nhiều thời gian mà cũng không khả quan hơn.

- Chi phí tuyển dụng bình quân nhân viên: Chỉ số này đo lường chi phí bằng tiền bình quân trên mỗi nhân viên trong toàn công ty, được tính bằng ngân sách tuyển dụng (bao gồm cả tiền lương cho nhân viên nhân sự) chia cho tổng số nhân viên toàn công ty. Chỉ số này cũng được phân bổ ngân sách và tính toán chi tiết cho chi nhánh, đơn vị hoặc nhóm công việc.

Đánh giá tuyển dụng nhân lực là cần thiết và hữu ích bởi chính nhờ đánh giá tuyển dụng mà doanh nghiệp xác định tính hiệu quả của tuyển dụng nhân lực, mức độ đóng

góp của tuyển dụng nhân lực đối với việc đạt được các mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển đông thịnh phát (Trang 32 - 34)