Các văn bản, chế độ quy định định mức chi tiêu đối với các BVCL còn nhiều bất cập như: chính sách thu một phần viện phí, các quy định về chi tiêu công tác phí, hội nghị phí... Vấn đề đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống các văn
bản quy định vềtài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung, trong các bệnh viện công lập nói riêng. Cụ thể là xây dựng một “khung định mức chuẩn” (có tính đến yếu tố đặc thù của mỗi ngành) để các bệnh viện căn cứvào đó để xây dựng chếđộ chi tiêu nội bộ phù hợp với mình nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý.
Thực tế cho thấy việc giao quyền tự chủ cho các BVCL là một chủ trương đúng, nó giúp huy động được nguồn lực to lớn của xã hội để nâng cao chất lượng công
tác KCB cho người dân, tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tuy nhiên, để phát huy những ưu điểm, bổ khuyết những nhược điểm của cơ chế tự chủ tài chính khi thực hiện Nghị định 43/NĐ-CP như đã nêu trên, tác giả có một sốđề xuất sau:
- Giao quyền tự chủcho các BVCL nhưng vẫn phải đảm bảo đầu tư thích đáng
từNSNN, đảm bảo chủtrương của Đảng là giảm dần sựđóng góp của dân. Vềcơ bản
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Nhà nước phải đảm bảo vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để các đơn vị có đủ điều kiện chuyên môn thực hiện nhiệm vụ được giao. Tập trung ưu tiên phân bổ từ NSNN cho các đơn vị không có đủ điều kiện và khả năng xã hội hóa như các BV
tuyến huyện...Còn đối với các đơn vị đủ điều kiện xã hội hóa thì NSNN hỗ trợ một phần chi đầu tư, còn lại đểđơn vị tự thực hiện huy động vốn từ các nguồn khác của xã hội.
- Thực hiện tính đúng tính đủ chi phí các dịch vụ. Cần phân biệt rạch ròi giữa “
khám chữa dịch vụ công” và “khám chữa dịch vụ tư”. Tách bạch các bệnh viện công
đâu là thiết bị tài sản công d ng để khám chữa bệnh dịch vụ công, còn khi thực hiện khám chữa bệnh dịch vụ tư thì cần phải tính đúng, tính đủ các khoản chi phí nộp sử
dụng tài sản đó vào ngân quỹnhà nước. Tránh tình trạng dùng tài sản công để sử dụng cho khám chữa bệnh dịch vụtư để thu tiền phục vụ lợi ích của một nhóm người.
- Cần xem xét điều chỉnh các định mức tiêu chuẩn chi tiêu đã lạc hậu để đảm bảo kinh phí cho các đơn vị hoạt động, bên cạnh đó đảm bảo thu nhập cho cán bộ y tế.
Để phù hợp với tình hình hiện nay thì cần có quy định, hướng dẫn cụ thể các chỉ tiêu
định lượng để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao kết hợp với đánh giá
hiệu quả sử dụng kinh phí hàng năm đểcó cơ sở xem xét giao dự toán thu chi NSNN
cho các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng bổ sung hướng dẫn cụ thể
về phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, biên chế
theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP cho các đơn vị để có thể tự chủ trong việc quyết
định biên chế hàng năm sát với thực tế, điều kiện đặc thù của từng ngành nghề. Nghị định số43/2006/NĐ-CP cũng khuyến khích các đơn vị SN chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công, hoặc thực hiện nhiệm vụ do Nhà
nước giao, đặt hàng, trên cơ sở này các cấp có thẩm quyền có thể chuyển đổi phương
thức từ việc giao dự toán hàng năm sang phương thức Nhà nước đặt hàng mua hàng, giao kế hoạch tài chính, tự quyết định sốngười làm việc và trảlương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và hiệu quả, chất lượng công việc nhằm nâng cao tính cạnh tranh.
Để việc thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập đạt hiệu quả cao, trong thời gian tới Nhà nước cần sớm sửa đổi, bổ sung, ban hành các chế độ chính sách hướng dẫn về việc giao quyền tự chủ để tạo điều kiện cho các
đơn vị sự nghiệp thực hiện đồng bộ, đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
chính; đồng thời có các quy định cụ thể hơn về thực hiện quyền tự chủ trong từng nội dung, từng lĩnh vực để việc thực hiện thuận lợi và hiệu quả.